Giải thể trường ĐH, CĐ ngoài công lập không đủ chất lượng?

VOV.VN-Việc tăng quá nhanh các trường ĐH, CĐ nhưng chất lượng không đảm bảo đang khiến các trường ngoài công lập đứng trước nguy cơ giải thể.

Phát biểu tại một Hội nghị có sự tham dự của hàng trăm lãnh đạo các trường ĐH, CĐ vừa tổ chức tại Hà Nội mới đây, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận phải thừa nhận, hệ thống giáo dục các trường từ Trung cấp lên ĐH ở nước ta hiện nay hoạt động không ổn định.

Các trường đua nhau nâng cấp hệ đào tạo

Các trường Trung cấp hoạt động được 3-5 năm là muốn xin lên thành CĐ. Các trường CĐ cũng tương tự sau một thời gian hoạt động là muốn “nhảy” lên ĐH. Còn các trường ĐH thì “nhấp nhổm” muốn xin đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.

Thực tế trên đã dẫn đến tình trạng mất cân đối trong đào tạo nguồn nhân lực, ngành nghề cho xã hội khiến ngành GD khó kiểm soát chất lượng hoạt động của các trường và hệ thống đào tạo ĐH, CĐ.

Nhiều sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ không xin được việc làm vì không đáp ứng được thị trường lao động (Ảnh chỉ minh họa cho bài)

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ không nhận hồ sơ xin nâng cấp hệ đào tạo của các trường. Theo đó, trường Trung cấp sẽ đào tạo theo cách thức của trường Trung cấp. Các trường ĐH, CĐ sẽ đào tạo theo hình thức của trường ĐH, CĐ. Việc thành lập trường ĐH không thể bắt nguồn từ một trường dạy nghề hoặc trung cấp.  Song song với việc từ chối không nhận hồ sơ xin nâng cấp hệ đào tạo của trường, Bộ GD-ĐT cũng sẽ quản lý chặt những trường ĐH mới thành lập.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng khẳng định, các trường Trung cấp, CĐ, ĐH có nhiệm vụ, sứ mệnh, vinh quang và thách thức khác nhau. Vì vậy, việc Bộ GD-ĐT sẽ không nhận hồ sơ xin nâng cấp hệ đào tạo của các trường là để các trường phát huy đúng mục đích hoạt động, khả năng đào tạo của mình.

Chỉ đạo của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận được đưa ra trong bối cảnh giáo dục ĐH, CĐ được nhiều nhà quản lý đánh giá là đang trong tình trạng “thả nổi”.

Trước năm 2010, hệ thống giáo ĐH đứng trước rất nhiều thách thức, trong đó khó khăn lớn nhất là cơ chế tài chính. Để tháo gỡ khó khăn trên, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 35 về đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục ĐH. Trong đó có lộ trình trình tăng dần học phí để đảm bảo điều kiện giảng dạy và học tập; đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục ĐH, phát triển giáo dục ĐH gắn với nhu cầu của xã hội.

Ngoài ra, trong năm 2010, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Chỉ thị 296/CT-TTg về đổi mới quản lý giáo dục

Sau một thời gian đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa giáo dục, số lượng các trường ĐH, CĐ trên cả nước đã tăng lên nhanh chóng với hơn 400 trường. Nhiều ngành nghề đã được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học và nhu cầu xã hội.

Tuy nhiên, thời gian qua, số lượng các trường ĐH tăng quá nhanh nhưng chất lượng không đồng bộ. Nhiều trường được mở ra nhưng đã không đáp ứng được chất lượng đào tạo. Hàng năm, có hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp nhưng không xin được việc làm vì thiếu các kỹ năng và kiến thức cơ bản, không đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động.

Công tác quản lý bị thả nổi?

Sự yếu kém trong hệ thống các trường ĐH, CĐ trước hết bắt nguồn từ cơ chế “xin-cho” và buông lỏng quản lý. Có một thời gian dài, ngành GD đã quá “dễ dãi” khi đồng ý cho các trường ĐH ngoài công lập thành lập, nâng cấp trường Trung cấp lên CĐ, ĐH.

Thế nhưng, Bộ lại buông lỏng quản lý dẫn đến hệ quả là nhiều trường ĐH , CĐ, Trung cấp sau một thời gian hoạt động, xin nâng cấp hệ đào tạo đều bị xã hội “quay lưng” vì chất lượng không đảm bảo. Điều này dẫn đến hệ lụy là hiện nay, nhiều trường không tuyển đủ được thí sinh vào học và đang đứng trước nguy cơ bị đình chỉ, giải thể.

Sự yếu kém đã chỉ rõ và đã được người đứng đầu ngành GD nhận sai sót cũng như đưa ra hướng khắc phục.

Nhiều nhà quản lý giáo dục cho rằng, đến lúc phải siết chặt lại giáo dục ĐH, CĐ và chỉ tập trung đầu tư cho các trường công lập. Còn các trường ĐH, CĐ ngoài công lập không còn cách nào khác là phải tự đổi mới để thu hút người học hoặc phải chấp nhận sự thật nghiệt ngã là giải thể.

Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm là hiện đang có nhiều luồng ý kiến về việc hệ thống giáo dục ĐH chỉ nên tồn tại trường công lập và ưu tiên đầu tư, kêu gọi xã hội hóa giáo dục cho những trường này. Còn không nền tồn tại trường ĐH, CĐ ngoài công lập.

GS.TSKH Đào Trọng Thi

GS.TSKH Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Thanh niên-Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, chủ trương xã hội hóa giáo dục của chúng ta không phải là sinh ra nhiều trường ĐH, CĐ để đáp ứng nhu cầu của người học. Xã hội hóa giáo dục ở đây là sự kêu gọi tầng lớp nhân dân, tổ chức, cá nhân đầu tư cho giáo dục một cách nghiêm túc, có chất lượng. Khi các trường ĐH, CĐ đào tạo tốt thì sẽ cung cấp cho xã hội một nguồn nhân lực có chất lượng để phát triển kinh tế-xã hội.

Nếu trường ĐH, CĐ nào không vượt qua được yêu cầu khắt khe của việc nâng cao chất lượng đào tạo thì dù có bị giải thể, bị phá sản cũng là hoàn toàn xứng đáng. Chúng ta không thể bắt buộc người học gánh chịu những rủi ro mà các trường ĐH, CĐ đào tạo kém chất lượng mang lại. Vì thế, việc mở rộng các trường ĐH, CĐ phải đi theo đúng chiều hướng là nâng cao chất lượng đào tạo để đảm bảo quyền lợi của người học, của nhân dân, chứ không phải là bảo vệ sự tồn tại của các trường bằng mọi giá.

Giải thể hay tạo cơ hội cho trường ĐH, CĐ ngoài công lập?

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, trong khi các trường ĐH, CĐ công lập được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phân bổ giáo viên giảng dạy thì các trường ngoài công lập ra đời trong bối cảnh rất khó khăn là phải tự lo liệu thuê địa điểm, thuê giáo viên giảng dạy. Thế nhưng, khi các trường hoạt động được vài ba năm, chưa đảm bảo chất lượng thì nay có nhiều ý kiến đình chỉ hoạt động của những trường này là điều cần phải xem xét kỹ lưỡng.

Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, thay vì yêu cầu các trường ĐH, CĐ ngoài công lập giải thể thì Bộ GD-ĐT và các ngành liên quan hãy tạo cơ hội cho các trường hoạt động như có cơ chế thông thoáng hơn để các trường có thể mua đất để xây dựng cơ sở vật chất. Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cũng phải được đối xử và nhận được sự quan tâm như các trường công lập.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ

Ông Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng cho rằng, từ nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT luôn khẳng định, mức điểm sàn do Bộ quy định là hợp lý, đủ nguồn tuyển cho cả trường ĐH, CĐ công lập và ngoài công lập. Thế nhưng khi hết thời hạn nhận hồ sơ, các trường ĐH, CĐ công lập và ngoài công lập vẫn không tuyển đủ số lượng sinh viên. Đặc biệt, trong khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều trường ngoài công lập chỉ tuyển được 10-20%, thậm chí là chỉ vài chục sinh viên.

Nguyên nhân không phải vì trường ĐH, CĐ ngoài công lập nào chất lượng cũng yếu kém. Nhiều trường có đẩy đủ cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên chẳng thua kém các trường công lập nhưng vẫn không tuyển được người học.

Lý giải nguyên nhân không thể tuyển đủ chỉ tiêu, ông Trần Hữu Nghị cho rằng, trong thời gian nhận hồ sơ của thí sinh, các trường công lập có quyền hạ điểm chuẩn xuống thấp, có trường chỉ lấy bằng điểm sàn nên thí sinh sẽ nộp hồ sơ vào, với tâm lý đó là trường uy tín, cơ sở vật chất tốt hơn. Vì vậy, các trường ngoài công lập lại càng không có cách gì để kéo thí sinh vào trường mình.

Theo ông Trần Hữu Nghị, việc cấp cho thí sinh hai giấy chứng nhận kết quả thi, các em được quyền photo gửi nguyện vọng ở nhiều trường cũng khiến trường ĐH, CĐ ngoài công lập mất ổn định. Thời gian tuyển sinh kéo dài nên một số em có thể đến nhập học ở trường dân lập, nhưng khi trường công lập gọi trúng tuyển, các em lại bỏ trường tư chạy theo trường công. Điều này khiến các trường ĐH, CĐ ngoài công lập luôn trong trạng thái nơm nớp lo mất sinh viên.

Hiệu trưởng Trần Hữu Nghị kiến nghị, nếu có quy định điểm sàn cho thí sinh được quy định rõ như thí sinh trên 20 điểm được vào học ĐH công lập, dưới 20 điểm học ngoài công lập thì sẽ công bằng và sẽ góp phần gỡ khó hơn cho trường ĐH, CĐ ngoài công lập. Còn hơn là cứ để cho các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong mở trường, mở ngành và rồi phải giải thể.

Hệ thống giáo dục ĐH muốn phát triển thì phải để cho trường công và trường tư cùng cạnh tranh song hành, chứ không thể bên trọng, bên xem nhẹ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giáo dục Đại học: Không nên phân biệt trường ngoài công lập!
Giáo dục Đại học: Không nên phân biệt trường ngoài công lập!

VOV.VN-Theo nhiều chuyên gia, công lập và ngoài công lập như đôi cánh của con chim, phải phát triển cân đối thì mới cất cánh được...

Giáo dục Đại học: Không nên phân biệt trường ngoài công lập!

Giáo dục Đại học: Không nên phân biệt trường ngoài công lập!

VOV.VN-Theo nhiều chuyên gia, công lập và ngoài công lập như đôi cánh của con chim, phải phát triển cân đối thì mới cất cánh được...

Tạm dừng mở, tuyển sinh một số ngành đại học
Tạm dừng mở, tuyển sinh một số ngành đại học

(VOV) - Những ngành có thể phải tạm dừng tuyển sinh là những ngành đang thừa "đầu ra" như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán.

Tạm dừng mở, tuyển sinh một số ngành đại học

Tạm dừng mở, tuyển sinh một số ngành đại học

(VOV) - Những ngành có thể phải tạm dừng tuyển sinh là những ngành đang thừa "đầu ra" như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán.

Đào tạo liên thông không phải là đường tắt để lên đại học
Đào tạo liên thông không phải là đường tắt để lên đại học

(VOV) -Ngày 7/3 tới, quy định mới về đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Đào tạo liên thông không phải là đường tắt để lên đại học

Đào tạo liên thông không phải là đường tắt để lên đại học

(VOV) -Ngày 7/3 tới, quy định mới về đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Bí quyết học giỏi của các thủ khoa đại học năm 2013
Bí quyết học giỏi của các thủ khoa đại học năm 2013

VOV.VN - Mẫu số chung của các thủ khoa đều là học một cách chủ động, không nhồi nhét kiến thức mà phải thật sự có đam mê.

Bí quyết học giỏi của các thủ khoa đại học năm 2013

Bí quyết học giỏi của các thủ khoa đại học năm 2013

VOV.VN - Mẫu số chung của các thủ khoa đều là học một cách chủ động, không nhồi nhét kiến thức mà phải thật sự có đam mê.

Bộ GD-ĐT công bố đáp án các môn thi Đại học
Bộ GD-ĐT công bố đáp án các môn thi Đại học

(VOV) -Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức công bố đề thi, đáp án đại học đợt I khối A, A1 và V. 

Bộ GD-ĐT công bố đáp án các môn thi Đại học

Bộ GD-ĐT công bố đáp án các môn thi Đại học

(VOV) -Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức công bố đề thi, đáp án đại học đợt I khối A, A1 và V. 

GS Ngô Bảo Châu: Phải đổi mới ngay giảng dạy đại học !
GS Ngô Bảo Châu: Phải đổi mới ngay giảng dạy đại học !

VOV.VN-Nếu chúng ta không có đội ngũ giáo viên giỏi thì chẳng thể đào tạo và thu hút được nguồn nhân lực tốt phục vụ cho phát triển đất nước.

GS Ngô Bảo Châu: Phải đổi mới ngay giảng dạy đại học !

GS Ngô Bảo Châu: Phải đổi mới ngay giảng dạy đại học !

VOV.VN-Nếu chúng ta không có đội ngũ giáo viên giỏi thì chẳng thể đào tạo và thu hút được nguồn nhân lực tốt phục vụ cho phát triển đất nước.