Bài 2:

Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT: Con dao hai lưỡi?

VOV.VN - Nhiều quan điểm cho rằng, bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ có nhiều bất hợp lý nếu không có lộ trình rõ ràng và nghiêm túc.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT ở các địa phương gần như bằng nhau ở con số rất cao (98-100%). Điều này dẫn đến sự hoài nghi trong dư luận xã hội về tính trung thực của một kỳ thi mang tính quốc gia và sự nghiêm túc trong giảng dạy-học tập.

Nhiều người cho rằng, trên thực tế, chất lượng giảng dạy và học tập ở những vùng kinh tế khó khăn không thể bằng với những trường ở các tỉnh, thành phố lớn. Thế nhưng, kết quả đỗ tốt nghiệp lại tương đương nhau thì chắc chắn là hệ quả của “bệnh thành tích” trong ngành giáo dục ở các địa phương. Chính vì những lý do trên, nhiều nhà quản lý giáo dục, giáo viên đã từng góp ý là nên bỏ kỷ thi tốt nghiệp THPT.

Học sinh làm bài trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

 Tại Hội nghị tròn “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam hiện nay” do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức mới đây, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan lo ngại rằng, với kết quả thi như hiện nay, kỳ thi này không có hiệu quả.

Phó Chủ tịch nước cho rằng, việc học sinh học trong suốt quá trình 12 năm nhưng khi thi chỉ thi 5-6 môn là đánh giá học lực tốt hay không tốt đồng nghĩa với việc chúng ta đang bốc thăm may rủi  và đánh giá dựa vào mấy môn đó. “Hiện nay, chúng ta đào tạo cho thị trường, đẩy ra xã hội một loạt “sản phẩm” không đạt chất lượng. Chính việc buông lỏng ở khâu quản lý, ở khâu thi cử, kể cả buông lỏng chất lượng người thầy đã gây ra hệ lụy đó”.

 “Tôi mạnh dạn đề nghị Bộ GD-ĐT nên xem xét bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nếu chúng ta cứ làm như hiện nay thì có nhiều trường đỗ đến 95-96% thậm chí là 100%. Chỉ có duy nhất 1 năm, khi chúng ta thắt chặt trong thi cử thì có trường chỉ đỗ 14%, có trường 20%, có lớp đỗ 0%. Thắt chặt thì sẽ có kết quả như thế. Nếu thặt chặt mãi thì có thặt chặt được không?”- Phó Chủ tịch nước băn khoăn.


GS Nguyễn Lân Dũng

Bày tỏ quan điểm về kỳ thi tốt nghiệp THPT, GS Nguyễn Lân Dũng chia sẻ, việc con em chúng ta phải trải qua 2 kỳ thi là tốt nghiệp THPT và Đại học chỉ cách nhau hơn 1 tháng là hết sức vất vả. “Việc chọn môn thi tốt nghiệp THPT trong thời gian rất ngắn và thí sinh phải “chúi mũi” vào để ôn những môn đó. Thi xong chỉ trong một thời gian ngắn, thí sinh lại phải lao vào ôn thi mấy môn thi Đại học, cho nên việc học tập hết sức vất vả. Cha mẹ học sinh cũng vất vả. Vì thế trong một thời gian ngắn như thế, không nên tổ chức liên tiếp hai kỳ thi mà nên bỏ bớt 1 kỳ. Nhưng không thể bỏ được kỳ thi Đại học, bởi đây là kỳ thi cạnh tranh, mỗi trường Đại học có một yêu cầu riêng. Do vậy nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT”.

Bỏ thi tốt nghiệp THPT để chữa bệnh “thành tích”

Cô giáo Ngô Thị Lan Anh

Cô Ngô Thị Lan Anh, giáo viên dạy Văn học, trường THPT Trần Phú, Hà Nội từng nhiều năm ôn luyện môn Ngữ văn cho học sinh thi tốt nghiệp THPT nhận thấy, môn học này bắt buộc học sinh phải học tập vì năm nào cũng thi.

Tuy nhiên, không phải em nào cũng yêu thích vì môn Ngữ văn học đòi hỏi học sinh không chỉ có năng khiếu mà còn phải chăm chỉ nghiên cứu. 

Mặc dù kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức hàng năm nhưng cô Lan Anh hoài nghi về sự trung thực và tính nghiêm túc của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Bởi vì điều kiện giảng dạy và học tập ở một tỉnh khó khăn như Lai Châu, Hà Giang không thể bằng so với Hà Nội, TP HCM. Nếu một kỳ thi quốc gia mà tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao như nhau, không có em nào trượt là không phản ánh đúng thực chất giáo dục.

Theo cô giáo Ngô Thị Lan Anh, việc bỏ kỳ thi tốt nghiệp là cần thiết. Thay vì phải thi tốt nghiệp THPT, ngành giáo dục có thể giao quyền và trách nhiệm quản lý việc học tập của học sinh cho nhà trường.

Theo đó, trong quá trình học, học sinh phải thực hiện đúng quy định giờ lên lớp, đảm bảo học tập tốt tất cả các môn với số điểm tổng kết theo quy chuẩn đặt ra thì mới có thể được nhà trường cấp chứng chỉ tốt nghiệp THPT. Còn học sinh nào không đảm bảo các yêu cầu đặt ra thì phải học lại đến khi nào đủ điều kiện thì mới được nhà trường cấp chứng chỉ.

Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ giảm lãng phí ngân sách Nhà nước mỗi khi tổ chức thi. Thay vì tiếp tục tổ chức thi, các trường nên chỉ cấp chứng chỉ tốt nghiệp THPT cho học sinh, để các em có thể tiếp tục thi ĐH, CĐ hoặc chuyển sang học nghề.

Tuy nhiên, để thực hiện tốt được phương án này thì cần có sự giám sát chặt chẽ của ngành Giáo dục các tỉnh, thành và cơ quan chức năng khác.

Cô giáo Lại Kim Anh

Cùng quan điểm là nên bỏ thi tốt nghiệp THPT, cô Lại Kim Anh, giáo viên dạy Địa lý, trường THPT Việt Đức, Hà Nội cho rằng, kiến thức về Địa lý luôn đề cập đến trong những vấn đề kinh tế-xã hội và đời sống hàng ngày nên không thi tốt nghiệp thì nhà trường vẫn có thể đảm bảo giảng dạy các kiến thức về môn học này cho học sinh.

Cô Lại Kim Anh cũng không đồng ý với việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT chỉ xoay quanh có 6 môn như hiện nay. Lý do là chưa phản ánh đúng và toàn diện quá trình học tập của học sinh.

Cô Kim Anh phản biện rằng, nếu Sở GD-ĐT các địa phương tổ chức thi tốt nghiệp thì nên làm theo hình thức các em học môn nào thì phải thi hết môn đó. Còn không làm được như vậy thì nên bỏ kỳ thi này, mà thay vào đó là thực hiện việc giám sát chất lượng học tập 3 năm THPT của học sinh thông qua những đợt đánh giá.

Một vài năm trước, cùng với Tuyên Quang, Bắc Kạn, Yên Bái, Điện Biên, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở Sơn La có sự biến động mạnh mẽ. Ví dụ như lần 1 năm 2007, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp tại tỉnh này là 24,33% thì đến năm 2008 bật tăng mạnh lên 54,64% (tăng 30,31%).

Không chỉ riêng Sơn La, một số đơn vị có tỷ lệ tốt nghiệp thấp nhất cả nước năm 2007, thì năm 2008 có tỷ lệ tốt nghiệp tăng khá nhiều: Tuyên Quang tăng 45,6% (lần 1 năm 2007 là 14,28%, năm 2008 đạt 59,88%); Sơn La tăng 30,31% (lần 1 năm 2007 là 24,33%, năm 2008 đạt 54,64%), Điện Biên tăng 28,86% (lần 1 năm 2007 là 45,94%, năm 2008 đạt 74,8%).

Trong khi đó, Sơn La là địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đông con em là người dân tộc thiểu số. So với những vùng có điều kiện kinh tế và sự đầu tư cho giáo dục tốt hơn thì tỉnh Sơn La không thể bằng. Nhiều người cho rằng, kết quả trên không thực chất. Vì vậy, ngành giáo dục nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Bỏ thi, liệu có kéo theo tiêu cực?

Việc bỏ thi tốt nghiệp THPT đã nhận được khá nhiều ý kiến đồng tình. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, ngành giáo dục không nên bỏ kỳ thi này. Bởi vì bỏ kỳ thi này sẽ dẫn đến những hệ lụy như: bệnh chạy điểm, phụ huynh “nhờ vả”, “chạy chọt” để được nhà trường, thầy cô giáo chấm điểm cao, được nhận xét học tập tốt cho con họ hoàn thành môn học để có tấm bằng tốt nghiệp.

Tình trạng trên khiến ông Phạm Đức Doanh, Hiệu trưởng trường THPT Trần Phú, Hà Nội ví von, nếu bỏ thi tốt nghiệp THPT có thể tái diễn tình trạng đau lòng như có thời kỳ, Bộ GD-ĐT đưa quy chế ưu tiên học sinh giỏi được tuyển thẳng vào ĐH, CĐ. Tuy nhiên, con em cán bộ ở nhiều địa phương đã lợi dụng quy chế này để “chạy” điểm, “xin” điểm của thầy cô giáo và nhà trường. Điều này rất nguy hiểm, nhiều học sinh học lực trung bình nhưng vẫn được vào thẳng ĐH, CĐ nhưng khi tốt nghiệp thì trình độ và năng lực yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Ông Phạm Đức Doanh

Chính vì những lý do trên, ông Phạm Đức Doanh cho rằng, hiện tại vẫn nên duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, cách thức tổ chức và chấm thi phải thay đổi một cách khoa học, chính xác, không để xảy ra tiêu cực, gian lận. Nếu bỏ thi thì cần phải có lộ trình và bước đi cụ thể, tránh hô hào và làm không nghiêm túc.

Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức, Hà Nội cho rằng, việc bỏ thi tốt nghiệp THPT đã thực hiện ở nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Đức, Australia... Các nước này thực hiện được là vì người dân luôn có ý thức rất cao trong học tập, họ quan niệm học để lấy kiến thức thực sự, chứ không phải để tiến thân, lên chức, nắm quyền.

Hệ thống giáo dục THPT ở nhiều nước rất phát triển nhưng các trường dạy nghề cũng không hề thua kém. Người dân học nghề xong là có việc làm và thu nhập cao. Vì vậy, họ không hề coi trọng bằng cấp từ trong nhận thức.

Tuy nhiên, ở Việt Nam thì lại khác. Quan niệm học là phải thi, mà thi thì phải có bằng cấp đã “ăn sâu bám rễ” vào tiềm thức của người dân từ bao đời nay. Vì thế, hiện nay, nước ta chưa thể bỏ ngay được kỳ thi tốt nghiệp THP. Nếu bỏ thi ngay, chắc chắn chất lượng giáo dục sẽ giảm. Chuyện chạy điểm, xin điểm, “hối lộ” thầy cô giáo chắc chắn sẽ xảy ra.

Theo ông Nguyễn Quốc Bình, với nền kinh tế-xã hội của nước ta hiện nay thì chưa nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Điều quan trọng là việc giữ kỳ thi này thì phải sắp xếp lại khâu tổ chức thi sao cho nghiêm túc, khách quan và cơ chế đánh giá cả quá trình học tập của học sinh trong suốt 3 năm học THPT một cách thực chất.

Còn nếu bỏ kỳ thi này, quá trình chuẩn bị phải rất kỹ lưỡng, có lộ trình cụ thể, tránh sự manh mún, chắp vá.

Học sinh sẽ học lệch, học tủ và không toàn diện

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, các em học sinh chỉ học những môn đi thi ĐH, CĐ mà không học những môn học khác nên không có được những kiến thức toàn diện về đời sống xã hội.

Tuy nhiên, thầy Cao Danh Hiếu, giáo viên dạy Toán, trường THPT Trần Phú, Hà Nội cho rằng, trên thực tế từ nhiều năm nay, ngành giáo dục không bỏ thi tốt nghiệp THPT thì vẫn có học sinh học lệch, học tủ. Vì thế, việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn không thể khắc phục được tình trạng này.

Thầy giáo Cao Danh Hiếu

 Thầy giáo Cao Danh Hiếu cho rằng, học sinh học đến bậc THPT đã bao hàm những kiến thức cơ bản nên không tổ chức thi cũng sẽ không ảnh hưởng đến nhiều đến học sinh. Tuy nhiên, các trường học phải có cách đánh giá trung thực, khách quan và phải có sự kiểm soát chặt chẽ của ngành Giáo dục.

“Có học thì phải có thi. Nếu không thi, chúng ta sẽ khó đánh giá quá trình học tập của học sinh. Bỏ thi tốt nghiệp có thể khiến các em học sinh thấy không có động lực để học tập”. Đó là ý kiến của cô Bùi Thị Phượng, giáo viên dạy Sử, trường THPT Việt Đức, Hà Nội.

Theo cô Phượng, từ nhiều năm nay, sau khi Bộ GD-ĐT công bố các môn thi tốt nghiệp, nhiều học sinh đã chểnh mảng, thậm chí là bỏ học các môn không thi. Chẳng hạn như môn Lịch sử, có năm thi tốt nghiệp thì học sinh chăm học hơn. Năm nào không thi, các em bỏ bẵng môn học này.

Từ nhiều năm nay, điểm thi tốt nghiệp THPT và ĐH, CĐ môn Lịch sử rất thấp. Nhiều em học sinh không thích học môn Lịch sử vì cho đó là môn học phụ. Nếu bây giờ, không thi tốt nghiệp THPT nữa thì học sinh sẽ “quay lưng” hẳn với môn học này. Đây là vấn đề báo động, là “thảm họa” nếu các em không biết gì hoặc “mù mờ” về lịch sử dân tộc, truyền thống chống giặc ngoại xâm, giữ nước và dựng nước của cha ông.

Cô Bùi Thị Phượng băn khoăn rằng, nếu bỏ thi tốt nghiệp THPT thì thời lượng, số tiết giảng dạy các môn học sẽ ra sao? Làm thế nào để giáo dục toàn diện kiến thức, lối sống cho học sinh?

Khó đánh giá học sinh giáo dục thường xuyên

Hiện nay, học sinh ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) được học cả kiến thức văn hóa lẫn học nghề. Nhiều TTGDTX tuyển cả học sinh bị khiếm thị, khuyết tật, người dân bỏ học giữa chừng rồi quay lại học tiếp hoặc người đã đi làm nhưng nay có điều kiện thì mới xin xét tuyển học tiếp...

 
 Bà Lê Ngọc Lan

Tuy nhiên, phải khẳng định là “đầu vào” của học sinh ở TTGDTX thấp hơn so với các trường THPT. Nhiều em không thi được vào các trường THPT thì mới đăng ký xét tuyển vào TTGDTX.

Ở nhiều TTGDTX, học sinh khiếm thị, khuyết tật chỉ phải học có 2 buổi/tuần. Những ngày khác, các em có thể học tập và ôn luyện theo hình thức giáo dục từ xa.

Nhiều TTGDTX lo ngại, nếu bỏ thi tốt nghiệp THPT thì không biết sẽ đánh giá học sinh theo hình thức nào, phân bổ môn học sẽ rất khó. Đặc biệt là đánh giá học sinh vừa học vừa làm hay học hết THPT xong lại có nhu cầu tiếp tục thi vào ĐH, CĐ cũng sẽ rất khó khăn.

Bà Lê Ngọc Lan, Giám đốc TTGDTX quận Ba Đình, Hà Nội cho rằng, học sinh đã đi học thì phải có kiểm tra, đánh giá thì mới biết học sinh học đến đâu, giáo viên dạy như thế nào, nhà trường đào tạo có đảm bảo chất lượng không.

Theo bà Lê Ngọc Lan, ngành giáo dục không nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Quan trọng nhất của việc giữ kỳ thi này là phải tổ chức kỳ thi sao cho tiết kiệm, không xảy ra tiêu cực, gian lận.

Việc bỏ thi tốt nghiệp THPT hay không đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận. Cho dù có thực hiện theo phương án nào, điều quan trọng là phải đảm bảo có một chất lượng giáo dục toàn diện và nghiêm túc, thực chất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Năm 2014 vẫn tiếp tục tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT
Năm 2014 vẫn tiếp tục tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT

VOV.VN - “Bộ GD-ĐT đã và đang tổ chức nghiên cứu và đưa định hướng đổi mới các kì thi - công nhận tốt nghiệp THPT”.

Năm 2014 vẫn tiếp tục tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT

Năm 2014 vẫn tiếp tục tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT

VOV.VN - “Bộ GD-ĐT đã và đang tổ chức nghiên cứu và đưa định hướng đổi mới các kì thi - công nhận tốt nghiệp THPT”.

Độc giả bàn luận về việc bỏ hay không thi tốt nghiệp THPT
Độc giả bàn luận về việc bỏ hay không thi tốt nghiệp THPT

VOV.VN -Việc thi tốt nghiệp THPT đang có nhiều ý kiến trái chiều, nhiều người bày tỏ nghi ngại về tỷ lệ đỗ cao như hiện nay…

Độc giả bàn luận về việc bỏ hay không thi tốt nghiệp THPT

Độc giả bàn luận về việc bỏ hay không thi tốt nghiệp THPT

VOV.VN -Việc thi tốt nghiệp THPT đang có nhiều ý kiến trái chiều, nhiều người bày tỏ nghi ngại về tỷ lệ đỗ cao như hiện nay…

Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Phụ huynh, học sinh bất đồng ý kiến
Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Phụ huynh, học sinh bất đồng ý kiến

VOV.VN - Nên hay không bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT? Hiện bài toán này vẫn khó có câu trả lời thỏa mãn cho tất cả mọi yêu cầu.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Phụ huynh, học sinh bất đồng ý kiến

Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Phụ huynh, học sinh bất đồng ý kiến

VOV.VN - Nên hay không bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT? Hiện bài toán này vẫn khó có câu trả lời thỏa mãn cho tất cả mọi yêu cầu.

Sau 2015, học sinh THPT sẽ học theo chương trình SGK mới
Sau 2015, học sinh THPT sẽ học theo chương trình SGK mới

(VOV) -Chương trình SGK sẽ được cải tiến, thay đổi theo như Đề án đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục.

Sau 2015, học sinh THPT sẽ học theo chương trình SGK mới

Sau 2015, học sinh THPT sẽ học theo chương trình SGK mới

(VOV) -Chương trình SGK sẽ được cải tiến, thay đổi theo như Đề án đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục.

Vì sao các trường THPT dân lập ở Hà Nội khó tuyển sinh?
Vì sao các trường THPT dân lập ở Hà Nội khó tuyển sinh?

VOV.VN -Nguyên nhân sâu xa là mức học phí của các trường ngoài công lập cao, trong khi chất lượng đào tạo chưa tương xứng.

Vì sao các trường THPT dân lập ở Hà Nội khó tuyển sinh?

Vì sao các trường THPT dân lập ở Hà Nội khó tuyển sinh?

VOV.VN -Nguyên nhân sâu xa là mức học phí của các trường ngoài công lập cao, trong khi chất lượng đào tạo chưa tương xứng.

Từ 1/9, học sinh THPT vùng khó khăn được hỗ trợ ăn, ở
Từ 1/9, học sinh THPT vùng khó khăn được hỗ trợ ăn, ở

Học sinh đủ điều kiện được hỗ trợ tối đa 9 tháng/năm học, mức hỗ trợ tiền ăn/tháng bằng 40% mức lương tối thiểu chung.

Từ 1/9, học sinh THPT vùng khó khăn được hỗ trợ ăn, ở

Từ 1/9, học sinh THPT vùng khó khăn được hỗ trợ ăn, ở

Học sinh đủ điều kiện được hỗ trợ tối đa 9 tháng/năm học, mức hỗ trợ tiền ăn/tháng bằng 40% mức lương tối thiểu chung.

Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT: Nên hay đừng?
Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT: Nên hay đừng?

VOV.VN -Đằng sau từ “bỏ” thì ngành giáo dục-đào tạo còn phải gồng gánh rất nhiều vấn đề tồn tại của ngành trong nhiều năm qua.

Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT: Nên hay đừng?

Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT: Nên hay đừng?

VOV.VN -Đằng sau từ “bỏ” thì ngành giáo dục-đào tạo còn phải gồng gánh rất nhiều vấn đề tồn tại của ngành trong nhiều năm qua.