Học thuộc Văn mẫu là đánh mất tư duy sáng tạo

(VOV) -Sách tham khảo, giải trí Văn học tác động rất lớn tới suy nghĩ, hành vi của học sinh nên cần có sự kiểm soát chặt chẽ.

Để đổi mới cách thức dạy và học môn Văn ở các trường phổ thông, trong những năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các trường học phải thay đổi cách thức giảng dạy, ra đề thi theo hướng “mở”, để học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, chứng kiến và cảm nhận về một bài văn, vấn đề nào đó trong cuộc sống. Bên cạnh những yếu tố tích cực thì cách thức đổi mới này đã cho thấy, có nhiều bài văn “lạ”, ngô nghê của học sinh với những quan điểm, nhìn nhận cuộc sống một cách thiên lệch.

Để giúp độc giả hiểu hơn vì sao lại có những hiện tượng trên, phóng viên VOV online có cuộc phỏng vấn Nhà văn Hoàng Thúy Toàn, Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ quảng bá văn học Việt Nam-Nga, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam- dịch giả của nhiều bài thơ, tác phẩm văn học nổi tiếng.

Những cuốn Bài làm văn mẫu được bày bán rộng rãi tại các cửa hàng sách (Ảnh: Thanh niên)

Dạy và học Văn theo khuôn mẫu

PV: Thưa nhà văn Thúy Toàn, ông đánh giá như thế nào về việc dạy và học Văn ở các trường học hiện nay?

Nhà văn Hoàng Thúy Toàn: Hiện nay, việc dạy và học văn ở các trường phổ thông vẫn còn nặng theo kiểu “máy móc”, khuôn sáo, bắt chước bài văn mẫu. Giáo viên giảng dạy và ra đề thi theo những cách bài văn có sẵn, học trò phải học thuộc lòng. Nếu học sinh nào không làm bài theo những quy định về mẫu câu, nội dung của bài văn mẫu thì sẽ không đạt được điểm cao.

Việc giảng dạy và học tập theo bài văn mẫu đã trở thành giai thoại khi có học sinh nhờ bác của mình là một nhà văn hướng dẫn làm một bài văn. Kết quả bài văn mà học sinh làm theo cách dạy của bác mình đã bị điểm kém vì cô giáo phê là học sinh làm không đúng theo mẫu quy định.

Trong lĩnh vực văn học đòi hỏi sự tưởng tượng, sáng tạo, bày tỏ tình cảm của con người nên cách thức giảng dạy theo bài văn mẫu chỉ khiến cho học sinh thụ động trong suy nghĩ, giáo viên lười biếng, không chịu đổi mới tư duy giảng dạy

Nếu theo thực tế cuộc sống, sự phát triển của đất nước thì cách thức học tập-giảng dạy như vậy sẽ không còn phù hợp.

Suy nghĩ của học sinh bị tác động bởi sách tham khảo Văn học, giải trí

PV: Để đổi mới phương thức dạy và học văn, trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ những năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã ra những đề thi Văn yêu cầu sự tư duy, sáng tạo và bày tỏ ý kiến, quan điểm của học sinh về một vấn đề nào đó. Như vậy, không thể nói là cách dạy Văn ở bậc phổ thông không có sự thay đổi. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Nhà văn Hoàng Thúy Toàn: Cách thức ra đề thi môn Văn học trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ những năm gần đây của Bộ GD-ĐT đã có sự cải tiến và hoàn toàn hợp lý. Cách thức này sẽ khắc phục tình trạng dạy văn theo lối đọc-chép, theo khuôn hình của bài văn mẫu và góp phần cải tiến chất lượng dạy và học văn ở trường phổ thông. Thế nhưng, việc thay đổi đó chưa toàn diện, bài bản.

Với cách thức ra đề theo hướng “mở”, yêu cầu học sinh bày tỏ ý kiến, sáng tạo trong cách làm một bài văn. Tuy nhiên, khi giáo viên chấm bài đã phát hiện ra những bài văn gây “sốc” của học sinh với những suy nghĩ, lời văn ngô nghê, không thể hiểu nổi.

Tôi cho rằng, hiện nay, kinh tế-xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân một càng sung túc hơn nên thế hệ trẻ được học tập một cách thuận tiện, dễ dàng thông qua nhiều phương tiện thông tin như: sách báo, phim ảnh, truyền hình, internet... Tuy nhiên, có những sách báo, phim ảnh lại mang tính chất bạo lực, lời lẽ thô thiển, tục tĩu. Nhiều loại sách tham khảo văn học và giải trí có những nội dung, hình ảnh gây sự tò mò, kích động bạo lực.

Những yếu tố trên đã tác động rất lớn tới sự hình thành tính cách, tư duy suy nghĩ, ngôn ngữ, lối sống của giới trẻ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến lối hành văn của học sinh và vì vậy, mới có những bài văn gây “sốc”, ngô nghê, khó hiểu.

Còn đối với việc giảng dạy hay mở rộng đề thi môn Văn học theo hướng “mở” với yêu cầu học sinh bày tỏ quan điểm, sáng kiến về một bài văn, vấn đề nào đó trong cuộc sống thực tế là một sự đổi mới rất hay. Tuy nhiên, học sinh tiếp cận và viết văn theo cách thức đổi mới đó phải theo định hướng phù hợp, đúng đắn nhưng vẫn khách quan, trung thực, chứ không phải là viết lung tung, suy nghĩ bừa bãi, tiêu cực...

Nhà văn Hoàng Thúy Toàn

PV: Theo như ông đề cập thì hiện nay, sách tham khảo văn học hay những loại sách giải trí đã tác động lớn đến tính cách, tư duy, ngôn ngữ của học sinh trong cách học và làm văn. Vậy chúng ta cần phải làm gì để kiểm soát những loại sách mang nội dung khó hiểu, tác động đến hành vi, suy nghĩ của con người?

Nhà văn Hoàng Thúy Toàn: Sách tham khảo văn học và giải trí bây giờ quá nhiều. Trong số những loại sách này, nhiều quyển có nội dung, hình ảnh minh họa rất tốt nhưng có những quyển nội dung chưa được hoặc kém chất lượng, tác động tiêu cực đến suy nghĩ, hành vi của con người.

Để kiểm soát những loại sách trên, hàng năm, Bộ GD-ĐT cần kết hợp với Hội đồng kiểm định gồm những học giả, nhà văn, nhà giáo, nghiên cứu có những đợt thanh tra, sàng lọc chất lượng sách. Nếu loại sách nào đảm bảo chất lượng thì cho in ấn, còn loại sách nào không đảm bảo nội dung tuyên truyền, hình ảnh minh họa thì phải cấm xuất bản. Nếu phát hiện những loại sách đó bày bán trên thị trường thì phải đình bản và thu hồi ngay.

PV: Trong những năm gần đây, để đổi mới và cải tiến chất lượng học tập-giảng dạy Văn học, Nhà xuất bản Giáo dục thường có những chỉnh sửa, biên soạn sách giáo khoa Văn học. Theo ông, việc biên soạn, chỉnh sửa đó đã phù hợp chưa?

Nhà văn Hoàng Thúy Toàn: Đúng là trong những năm gần đây, việc thay đổi, chỉnh sửa, cải biên sách giáo khoa môn Văn học đã được thực hiện thường xuyên hơn. Điều đó đã được chứng minh là có những bài văn, bài thơ đã bị bỏ đi và thay vào đó là những tác phẩm khác.

Tuy nhiên, theo tôi, việc thay đổi, chỉnh sửa sách giáo khoa Văn học phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Theo đó, những tác phẩm thơ, áng văn bất hủ của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng ở trong nước và thế giới thì không thể không có trong sách giáo khoa. Còn việc bổ sung thêm những bài văn, bài thơ khác để học sinh biết thì nên đưa vào sách tham khảo văn học.

Giáo viên dạy Văn phải là người giỏi và tâm huyết

PV: Nhà văn vừa đề cập đến những yếu tố tác động đến việc giảng dạy và học tập môn Văn học. Vậy theo ông, chúng ta cần phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học Văn?

Nhà văn Hoàng Thúy Toàn: Trước kia, trong khi đời sống kinh tế còn nghèo nàn, cuộc sống của nhân dân hết sức vất vả, khó khăn, ở những miền quê nghèo vẫn sản sinh ra những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, lão làng. Họ chính là những người giảng dạy cho các thế hệ học trò trở thành những thầy cô giáo có trình độ, tài năng, uy tín, tâm huyết với nghề dạy học.

Tuy nhiên, ngày nay, các thầy cô giáo dạy văn phải giảng dạy quá nặng với thời lượng tiết dạy ở trường tương đối dày đặc nên không có thời gian học tập, nghiên cứu và nâng cao kiến thức. Vì vậy, chất lượng dạy văn không được cải tiến là bao.

Tôi nghĩ rằng, để nâng cao chất lượng giảng dạy văn ở các trường phổ thông thì ngành GD cần quan tâm hơn tới đời sống và mức lương của nhà giáo. Ngoài ra, chúng ta cần có quy định và cơ chế thu hút học sinh giỏi thi vào khoa Văn của các trường Sư phạm. Còn các trường học nên tạo điều kiện tốt nhất để thu hút sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, có năng khiếu, yêu Văn học giảng dạy ở các trường phổ thông.

Theo tôi, giáo viên là nguồn lực chủ yếu để đào tạo thế hệ trẻ và nhân tài của đất nước thì phải là những thầy cô giáo giỏi. Đối với môn Văn học nói riêng cũng thế, chúng ta phải có được thầy cô giáo có trình độ và tâm huyết với nghề thì mới có thể đào tạo ra thế hệ học trò yêu thích Văn học được.

PV: Xin cảm ơn nhà văn Thúy Toàn!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những người bắc cầu nối văn học Việt - Nga
Những người bắc cầu nối văn học Việt - Nga

(VOV) - Khi xa quê hương, họ đã tìm đến văn chương và song song với quá trình sáng tác ấy, văn học Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến.

Những người bắc cầu nối văn học Việt - Nga

Những người bắc cầu nối văn học Việt - Nga

(VOV) - Khi xa quê hương, họ đã tìm đến văn chương và song song với quá trình sáng tác ấy, văn học Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến.

Dịch tác phẩm văn học: Hướng nguồn hay hướng đích?
Dịch tác phẩm văn học: Hướng nguồn hay hướng đích?

(VOV) - Đại diện của 3 thế hệ dịch giả: Lê Hồng Sâm, Trịnh Lữ, Lương Việt Dũng… bày tỏ quan điểm về vấn đề dịch thuật tác phẩm văn học.

Dịch tác phẩm văn học: Hướng nguồn hay hướng đích?

Dịch tác phẩm văn học: Hướng nguồn hay hướng đích?

(VOV) - Đại diện của 3 thế hệ dịch giả: Lê Hồng Sâm, Trịnh Lữ, Lương Việt Dũng… bày tỏ quan điểm về vấn đề dịch thuật tác phẩm văn học.

Giải thưởng văn học làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Giải thưởng văn học làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Giải thưởng xét tặng cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí được xuất bản, trình diễn từ tháng 5/2011 đến cuối tháng 3/2015.

Giải thưởng văn học làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Giải thưởng văn học làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Giải thưởng xét tặng cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí được xuất bản, trình diễn từ tháng 5/2011 đến cuối tháng 3/2015.

Văn học Việt Nam chưa gắn chặt với ý thức nữ quyền
Văn học Việt Nam chưa gắn chặt với ý thức nữ quyền

(VOV) - Hình ảnh người phụ nữ trong văn học xưa nay không hiếm, nhưng về vấn đề quyền của người phụ nữ chưa được quan tâm.

Văn học Việt Nam chưa gắn chặt với ý thức nữ quyền

Văn học Việt Nam chưa gắn chặt với ý thức nữ quyền

(VOV) - Hình ảnh người phụ nữ trong văn học xưa nay không hiếm, nhưng về vấn đề quyền của người phụ nữ chưa được quan tâm.

Giải thưởng văn học châu Á 2012 thuộc về Malaysia
Giải thưởng văn học châu Á 2012 thuộc về Malaysia

Tác giả Tan Twan Eng đã giành được Giải thưởng văn học châu Á 2012 có trị giá 30.000 USD và là người Malaysia đầu tiên nhận giải này.

Giải thưởng văn học châu Á 2012 thuộc về Malaysia

Giải thưởng văn học châu Á 2012 thuộc về Malaysia

Tác giả Tan Twan Eng đã giành được Giải thưởng văn học châu Á 2012 có trị giá 30.000 USD và là người Malaysia đầu tiên nhận giải này.

Nhà văn Võ Thị Hảo tham gia "bàn tròn" về văn học giả tưởng
Nhà văn Võ Thị Hảo tham gia "bàn tròn" về văn học giả tưởng

(VOV) - Cùng với nhà văn Hà Thủy Nguyên và các nhà văn Châu Âu, nhà văn Võ Thị Hảo đã có buổi tranh luận và chia sẻ về thể loại văn học này.

Nhà văn Võ Thị Hảo tham gia "bàn tròn" về văn học giả tưởng

Nhà văn Võ Thị Hảo tham gia "bàn tròn" về văn học giả tưởng

(VOV) - Cùng với nhà văn Hà Thủy Nguyên và các nhà văn Châu Âu, nhà văn Võ Thị Hảo đã có buổi tranh luận và chia sẻ về thể loại văn học này.

Khởi động Cuộc thi văn học tuổi 20 lần thứ V
Khởi động Cuộc thi văn học tuổi 20 lần thứ V

(VOV) - Chủ đề của cuộc thi lần này hướng tới con người, cuộc sống, khát vọng tuổi 20 với nhiều ước mơ và thử thách.

Khởi động Cuộc thi văn học tuổi 20 lần thứ V

Khởi động Cuộc thi văn học tuổi 20 lần thứ V

(VOV) - Chủ đề của cuộc thi lần này hướng tới con người, cuộc sống, khát vọng tuổi 20 với nhiều ước mơ và thử thách.

Văn học Việt Nam đang chờ một đòn bẩy
Văn học Việt Nam đang chờ một đòn bẩy

(VOV) - Dù nhìn nhận ở khía cạnh nào, đều nhận thấy văn học Việt Nam trong năm 2012 khá trầm lắng với 3 mảng: sáng tác, phê bình, dịch thuật.

Văn học Việt Nam đang chờ một đòn bẩy

Văn học Việt Nam đang chờ một đòn bẩy

(VOV) - Dù nhìn nhận ở khía cạnh nào, đều nhận thấy văn học Việt Nam trong năm 2012 khá trầm lắng với 3 mảng: sáng tác, phê bình, dịch thuật.