Hà Nội sẽ còn nhà sập nếu không điều chỉnh cách quản lý

VOV.VN - Sự cố sập nhà nghiêm trọng tại 43 phố Cửa Bắc khiến TP Hà Nội cần phải có những quy chế cụ thể trong việc sửa chữa cải tạo nhà cửa trong thời gian tới.

Sự cố sập nhà nghiêm trọng xảy ra tại ngôi nhà số 43 phố Cửa Bắc, Ba Đình, TP Hà Nội vào rạng sáng 4/8 một lần nữa cho thấy những bất cập trong việc quản lý, cấp phép và giám sát công trình xây dựng thời gian qua tại các tuyến phố cổ ở Hà Nội - nơi có rất nhiều ngôi nhà với tuổi đời lên tới vài chục thậm chí hàng trăm năm.

Xung quanh câu chuyện này, phóng viên VOV có cuộc trao đổi với KTS Doãn Minh Khôi (ảnh nhỏ) - Viện trưởng Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị.

PV: Thưa ông, qua sự việc trên nhiều người dân sống ở các khu phố cổ Hà Nội cảm thấy rất lo lắng. Ông đánh giá thế nào về thực trạng của những căn nhà cũ trong các khu phố ở nội thành Hà Nội?

KTS Doãn Minh Khôi: Hiện giờ ở Hà Nội có tình trạng một số nhà xây dựng mới bên cạnh những nhà cũ có tuổi đời lâu rồi. Những ngôi nhà này được xây dựng ở những thời kỳ trước đây nên móng không được tốt. Thế nên, khi xây dựng những ngôi nhà mới hoặc cải tạo sẽ làm ảnh hưởng đến các ngôi nhà cũ. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng có một số nhà nghiêng, đổ, nứt, tệ hại hơn là đổ sập như trường hợp vừa qua ở Cửa Bắc. Đấy là vấn đề ở những đô thị cũ thường gặp phải khi xây dựng mới do không tuân thủ nguyên tắc và kỹ thuật.

PV: Ở nước ngoài, cơ quan quản lý đều có dữ liệu về lai lịch, thiết kế của từng ngôi nhà, tuyến phố. Còn ở ta, nhà đổ sập rồi mới đi tìm hiểu. Vì sao có tình trạng ngược đời này, thưa ông?

KTS Doãn Minh Khôi: Đúng là ở nước ngoài có nhiều tòa nhà có lý lịch. Nhưng đó cũng chỉ là những ngôi nhà có giá trị lịch sử, văn hóa mới có hồ sơ được lưu giữ. Còn ở ta thường là nhà người dân, được xây dựng nhiều khi rất tùy tiện. Những ngôi nhà bị sập có 2 trường hợp: Thứ nhất là do người dân xây không có nguyên tắc nào cả, không có hồ sơ lưu; Thứ hai là mặc dù có hồ sơ đầy đủ, nhưng trong quá trình sử dụng thì có quá nhiều hộ cùng ở dẫn tới quá tải nên xảy ra sụp đổ.

Nhiều ngôi nhà trong phố cổ Hà Nội có tuổi đời lên đến hàng trăm năm

PV: Vậy còn những ngôi nhà cổ mà người dân đang sinh sống liệu có nằm trong hồ sơ lưu nào không, thưa ông?

KTS Doãn Minh Khôi: Hiện nay, có những ngôi nhà có giá trị và xếp loại thì được khảo sát và có hồ sơ. Còn về cơ bản chúng ta chưa có sự xem xét hay có đầu tư về việc lưu trữ những tòa nhà này. Hiện Viện có làm một khảo sát điều tra về một số biệt thự thời Pháp cho thành phố và có những đánh giá, rà soát, phân loại, xếp hạng. Nhưng cũng không phải tất cả đều có hồ sơ vì nếu làm đầy đủ thì rất tốn kém về kinh phí. Ngoài ra, để làm được việc đó phải có sự hợp tác từ phía đơn vị sử dụng, nên không phải đơn giản để có được bộ hồ sơ đầy đủ.

PV: Thưa ông, làm thế nào để giải quyết bài toán nhu cầu cuộc sống của người dân khi ở Hà Nội, cụ thể là trong các khu phố cổ có rất nhiều công trình hàng trăm tuổi như thế?

KTS Doãn Minh Khôi: Chúng ta không thể ở mãi trong những ngôi nhà sập sệ và người dân cũng có cách để cải thiện cuộc sống của mình. Tôi nghĩ đó là điều đương nhiên. Tuy nhiên khi xây dựng mới cần phải bài bản. Bài bản ở đây là người dân phải làm đúng bản thiết kế và bộ phận quản lý cần có giám sát chặt chẽ. Giám sát rất quan trọng, không thể làm tranh thủ mà không giám sát. Vì thế cần phải có những quy chế cụ thể trong việc sửa chữa cải tạo nhà cửa trong thời gian tới.

PV: Khi cấp phép xây dựng đối với những công trình liền kề trong các khu phố cũ bắt buộc phải có đánh giá tác động môi trường của nhà đó xem có ảnh hưởng đến nhà bên cạnh không. Phải kiểm tra biện pháp thi công nữa. Nhưng dường như quy trình này đang bị lờ đi. Ông nghĩ sao?

KTS Doãn Minh Khôi: Thực ra đã có quy định đến cấp độ nào thì phải có phép của Bộ Xây dựng, cấp độ nào phải có phép của quận. Nhưng thực tế người dân không phải ai cũng tuân thủ quy định, nhiều khi họ cố tình làm sai lệch hồ sơ cấp phép. Thiết kế thì đúng còn thi công lại sai. Đơn vị quản lý thì làm khá bài bản nhưng việc giám sát chưa tốt. Đó là những nguyên nhân chính. Theo tôi, quá trình cấp phép ít khi sai, thường khi thực hiện mới sai.

PV: Mặc dù đã có 3 ngôi nhà cũ bị sập, nhưng nhiều người dân sống trong các khu phố cổ lo sợ rằng vụ sập nhà ở Cửa Bắc vừa qua chưa phải là trường hợp cuối cùng. Ông có suy nghĩ gì về điều này?

KTS Doãn Minh Khôi: Tôi cũng có chung lo lắng như thế. Nhân đây tôi cũng đưa ra 3 trường hợp mà tôi biết: Ở phố Hàng Phèn có một ngôi nhà trước đây xây dựng áp vào một nhà khác. Sau vài năm họ tự ý xây từ 1 tầng lên 2-3 tầng, năm nữa thì lên 4 tầng. Vì vậy, nếu nhà sau xây dựng là nhà này sập ngay. Trường hợp thứ hai là ngôi nhà chỉ xây dựng cho 1 hộ ở nhưng giờ có đến 9 hộ ở, rồi họ tự ý cơi nới, sửa chữa theo ý muốn nên việc nó bị sập là chuyện có thể xảy ra. Trường hợp thứ 3 là nhà cũ đã yếu rồi, giờ nhà mới xây dựng móng sâu hơn, xây cao hơn nếu không biết xử lý sẽ gây sập nhà cũ.

Tôi cho rằng, nếu đội ngũ quản lý không nắm bắt được nghiệp vụ thì chắc chắn sẽ còn những ngôi nhà bị sập như vừa qua.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Trước nguy cơ mất an toàn tại các chung cư, nhà ở cũ trên địa bàn, đặc biệt là sau sự cố sập nhà tại số 43 phố Cửa Bắc, quận Ba Đình hôm 4/8, UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định kiểm tra, rà soát, đánh giá an toàn chịu lực nhà ở và công trình công cộng cũ, nguy hiểm.

Theo đó, Hà Nội sẽ tổ chức kiểm tra hiện trạng, thống kê đánh giá về mức độ an toàn chịu lực đối với các công trình trên địa bàn bao gồm: Nhà chung cư xây dựng trước năm 1994 (trừ các chung cư tái định cư do Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý); nhà biệt thự; trụ sở làm việc, công trình có tuổi thọ trên 60 năm và các công trình khác có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn trên địa bàn thành phố.

Công tác kiểm tra đánh giá mức độ an toàn chịu lực công trình bằng phương pháp đo đạc, đánh giá trực quan của người quản lý sử dụng công trình. Lập danh mục báo cáo sơ bộ tình trạng hư hỏng đối với các công trình được xác định là nguy hiểm, mất an toàn cho người sử dụng. Kiểm tra xác minh đối chiếu và tổng hợp, đánh giá, phân loại. Trên cơ sở đó, ngành chức năng thành phố sẽ tính toán, đánh giá mức độ an toàn của kết cấu nhà và công trình, đề xuất phương án xử lý tiếp theo.

Huy Nam

         

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ sập nhà 4 tầng ở Cửa Bắc, Hà Nội: Do nhà bên cạnh đào móng?
Vụ sập nhà 4 tầng ở Cửa Bắc, Hà Nội: Do nhà bên cạnh đào móng?

VOV.VN - Ngôi nhà 43 Cửa Bắc được xây dựng từ lâu, móng hầu như không có. Căn nhà này bị đổ sập trong lúc nhà bên cạnh đang được đào móng để xây dựng mới.

Vụ sập nhà 4 tầng ở Cửa Bắc, Hà Nội: Do nhà bên cạnh đào móng?

Vụ sập nhà 4 tầng ở Cửa Bắc, Hà Nội: Do nhà bên cạnh đào móng?

VOV.VN - Ngôi nhà 43 Cửa Bắc được xây dựng từ lâu, móng hầu như không có. Căn nhà này bị đổ sập trong lúc nhà bên cạnh đang được đào móng để xây dựng mới.

Cận cảnh những vụ sập nhà kinh hoàng ở Hà Nội
Cận cảnh những vụ sập nhà kinh hoàng ở Hà Nội

Nguyên nhân các vụ sập nhà ở Hà Nội phần lớn là do nhà cũ nát hoặc thi công, sửa chữa không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Cận cảnh những vụ sập nhà kinh hoàng ở Hà Nội

Cận cảnh những vụ sập nhà kinh hoàng ở Hà Nội

Nguyên nhân các vụ sập nhà ở Hà Nội phần lớn là do nhà cũ nát hoặc thi công, sửa chữa không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Thông tin mới nhất về vụ sập nhà 43 Cửa Bắc, Hà Nội
Thông tin mới nhất về vụ sập nhà 43 Cửa Bắc, Hà Nội

VOV.VN - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu các lực lượng chức năng điều tra, làm rõ chính xác nguyên nhân sập nhà 43 Cửa Bắc.

Thông tin mới nhất về vụ sập nhà 43 Cửa Bắc, Hà Nội

Thông tin mới nhất về vụ sập nhà 43 Cửa Bắc, Hà Nội

VOV.VN - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu các lực lượng chức năng điều tra, làm rõ chính xác nguyên nhân sập nhà 43 Cửa Bắc.

Từ vụ sập nhà Cửa Bắc: Người dân hoang mang lo sợ
Từ vụ sập nhà Cửa Bắc: Người dân hoang mang lo sợ

VOV.VN - Sau sự cố sập nhà số 43 Cửa Bắc, Hoàn Kiếm, Hà Nội, nhiều người dân hoang mang khi sống trong những ngôi nhà cổ xuống cấp.

Từ vụ sập nhà Cửa Bắc: Người dân hoang mang lo sợ

Từ vụ sập nhà Cửa Bắc: Người dân hoang mang lo sợ

VOV.VN - Sau sự cố sập nhà số 43 Cửa Bắc, Hoàn Kiếm, Hà Nội, nhiều người dân hoang mang khi sống trong những ngôi nhà cổ xuống cấp.

Sập nhà 43 Cửa Bắc: Mối nguy thật từ nhà cũ nát
Sập nhà 43 Cửa Bắc: Mối nguy thật từ nhà cũ nát

VOV.VN - Qua vụ sập nhà 43 phố Cửa Bắc và ý kiến của người dân cho thấy, mất an toàn tại các chung cư, các điểm chung cư rời lẻ, các biệt thự, nhà cũ nát…

Sập nhà 43 Cửa Bắc: Mối nguy thật từ nhà cũ nát

Sập nhà 43 Cửa Bắc: Mối nguy thật từ nhà cũ nát

VOV.VN - Qua vụ sập nhà 43 phố Cửa Bắc và ý kiến của người dân cho thấy, mất an toàn tại các chung cư, các điểm chung cư rời lẻ, các biệt thự, nhà cũ nát…