Không nóng vội để quy hoạch cho có

VOV.VN - Một siêu đô thị như TP.HCM đang loay hoay giải quyết bài toán về tắc đường, kẹt xe chưa có lối ra như hiện nay.

Việc đề xuất làm đường sắt xuyên tâm qua các khu vực sầm uất từ ga Bình Triệu - ga Sài Gòn nối Tân Kiên, huyện Bình Chánh của đơn vị tư vấn là một đề xuất táo bạo.

Nếu đề xuất này được đưa vào quy hoạch và triển khai trên thực tế sẽ góp phần làm cho hệ thống giao thông của thành phố đông dân nhất cả nước có nhiều loại hình; nhất là hệ thống đường sắt nội đô được xem là có sức chuyên chở hành khách và hàng hóa lớn, chi phí rẻ và tiện lợi.

Thực tế, TP.HCM cũng đã phê duyệt và đang xem xét đưa vào quy hoạch hệ thống giao thông kết nối liên hoàn từ đường sắt đến đường hàng không; đường trên cao, đường mặt đất đến đường dưới không gian ngầm.

Nếu có đủ nguồn lực triển khai, đường sá đa loại hình, kết nối, sẽ khuyến khích người dân hạn chế sử dụng xe cá nhân chuyển qua đi lại bằng phương tiện công cộng như xe buýt, Metro và cả đường sắt; khi đó bài toán tắc đường, kẹt xe mới hy vọng có lời giải.

Cứ hình dung, thành phố vài chục năm nữa mỗi điểm nhà ga metro, nhà ga đường sắt chính là một đô thị hiện đại sầm uất; giao thông thuận lợi kết nối với bến xe, bến tàu, sân bay; khi đó người dân sẽ cảm thấy việc duy trì xe cá nhân trong nội đô là bất tiện, lãng phí và thiếu tầm nhìn.

Vấn nạn tắc đường, kẹt xe chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều. Nói điều này để thấy, việc kiến nghị xây dựng tuyến đường sắt đi qua nhiều khu vực trung tâm của thành phố cũng thể hiện phần nào tầm nhìn lâu dài và chiến lược.

Tuy nhiên để đưa vào quy hoạch rồi đến khi triển khai trên thực tế là một quá trình dài, nhiều khâu; nhất là tránh tình trạng quy hoạch’ treo” hoặc làm theo kiểu” đầu voi đuôi chuột”. Đây là tình trạng chung mà nhiều dự án giao thông ở thành phố đang đối mặt.

Hiện nay, đề xuất làm đường sắt nội đô trên cao ở TP.HCM đang được lấy ý kiến và chờ các cấp có thẩm quyền xem xét.

Vấn đề lúc  này là đơn vị tư vấn và ngay cả các ngành chức năng của thành phố cũng cần làm rõ nguồn vốn ở đâu để làm; các tác động ảnh hưởng của tuyến đường sắt này đối với đời sống hiện hữu của người dân về tiếng ồn; an toàn và nhất là việc di dời, bố trí tái định cư cho người dân khi tuyến đường sắt được dự báo sẽ đi qua những khu vực dân dư đông đúc nhất nhì thành phố.

Ngoài ra còn là sự kết nối, liên thông với các loại hình vận tải khác có đúng như dự kiến hay chỉ có trên lý thuyết. Đó là chưa kể, các dự án như cầu đường trên mặt đất dự mở; đường trên cao dù đã có quy hoạch nhưng gần như dậm chân tại chỗ, không có đủ nguồn vốn để đầu tư hoặc tái khởi động.

TP.HCM mới đây đã có được cơ chế đặc thù để phát triển bằng Nghị quyết 98 với nhiều ưu tiên, ưu đãi mang tính vượt trội; mở đường cho thành phố bứt phá. Đây là tiền đề để thành phố thay đổi căn bản bộ mặt cơ sở hạ tầng vốn đang khó khăn, hạn chế hiện nay.

Các đề xuất quy hoạch về một hệ thống giao thông đa loại hình, đa phương thức, trong đó có đường sắt trên cao nội đô là cần thiết cho một thành phố phát triển như TP.HCM về lâu dài thậm chí cả trăm năm sau.

Vấn đề còn lại là các ý tưởng, đề xuất này phải được làm xuyên suốt và kiên trì; không nóng vội để quy hoạch cho có nhưng cũng không bỏ lỡ thời cơ. Đặc biệt đã quy hoạch là phải căn cơ, khoa học và phải thể hiện sự sinh động trong cuộc sống; tránh tình trạng quy hoạch rồi để đó; vừa lãng phí tiền của, thời gian; lại cản trở nhịp sống đang phát triển.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thái Nguyên: Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thái Nguyên: Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Xóm Lân Đăm, xã Quang Sơn, ở huyện Đồng Hỷ có trên 100 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Cùng với việc đầu tư về điện, đường, trường, trạm thì công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã giúp người dân nơi đây bớt đi cái khổ vì thiếu nước

Thái Nguyên: Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Xóm Lân Đăm, xã Quang Sơn, ở huyện Đồng Hỷ có trên 100 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Cùng với việc đầu tư về điện, đường, trường, trạm thì công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã giúp người dân nơi đây bớt đi cái khổ vì thiếu nước

Cao tốc Vân Phong- Nha Trang gặp khó di dời hạ tầng kỹ thuật
Cao tốc Vân Phong- Nha Trang gặp khó di dời hạ tầng kỹ thuật

VOV.VN - Dự án thành phần đoạn Vân Phong - Nha Trang thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 nằm hoàn toàn địa phận tỉnh Khánh Hòa. Mặc dù đã bàn giao hơn 90% mặt bằng, công trình lại đang gặp vướng mắc trong công tác di dời hạ tầng kỹ thuật, đền bù khiến dự án có nguy cơ chậm tiến độ.

Cao tốc Vân Phong- Nha Trang gặp khó di dời hạ tầng kỹ thuật

Cao tốc Vân Phong- Nha Trang gặp khó di dời hạ tầng kỹ thuật

VOV.VN - Dự án thành phần đoạn Vân Phong - Nha Trang thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 nằm hoàn toàn địa phận tỉnh Khánh Hòa. Mặc dù đã bàn giao hơn 90% mặt bằng, công trình lại đang gặp vướng mắc trong công tác di dời hạ tầng kỹ thuật, đền bù khiến dự án có nguy cơ chậm tiến độ.

Đột phá hạ tầng giao thông Quảng Ninh: Khát vọng kết nối và niềm tin cùng thắng
Đột phá hạ tầng giao thông Quảng Ninh: Khát vọng kết nối và niềm tin cùng thắng

VOV.VN - Hơn 5 năm trước, Quảng Ninh không đường cao tốc, không sân bay, không cảng biển quốc tế. "Rút ngắn đường xa, mở cửa bầu trời, khơi thông cửa biển", giờ đây, từ Quảng Ninh, những "sợi chỉ đỏ" giao thông huyết mạch đã và đang kết nối, mở ra nhiều không gian phát triển mới.

Đột phá hạ tầng giao thông Quảng Ninh: Khát vọng kết nối và niềm tin cùng thắng

Đột phá hạ tầng giao thông Quảng Ninh: Khát vọng kết nối và niềm tin cùng thắng

VOV.VN - Hơn 5 năm trước, Quảng Ninh không đường cao tốc, không sân bay, không cảng biển quốc tế. "Rút ngắn đường xa, mở cửa bầu trời, khơi thông cửa biển", giờ đây, từ Quảng Ninh, những "sợi chỉ đỏ" giao thông huyết mạch đã và đang kết nối, mở ra nhiều không gian phát triển mới.

Cao tốc Bắc-Nam gặp khó vì "vướng" hạ tầng kỹ thuật chậm di dời
Cao tốc Bắc-Nam gặp khó vì "vướng" hạ tầng kỹ thuật chậm di dời

VOV.VN - Bộ GTVT đề nghị các địa phương nghiên cứu lập phương án di dời hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, đảm bảo tiến độ GPMB cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 và xin Chính phủ cho chuyển đổi gần 1.500ha rừng phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam.

Cao tốc Bắc-Nam gặp khó vì "vướng" hạ tầng kỹ thuật chậm di dời

Cao tốc Bắc-Nam gặp khó vì "vướng" hạ tầng kỹ thuật chậm di dời

VOV.VN - Bộ GTVT đề nghị các địa phương nghiên cứu lập phương án di dời hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, đảm bảo tiến độ GPMB cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 và xin Chính phủ cho chuyển đổi gần 1.500ha rừng phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam.

Cải thiện hạ tầng giao thông mở cánh cửa tiếp cận của người khuyết tật
Cải thiện hạ tầng giao thông mở cánh cửa tiếp cận của người khuyết tật

VOV.VN - Hiện cả nước có khoảng 7 triệu người khuyết tật (NKT) và mỗi năm có thêm hàng nghìn nạn nhân của các vụ tai nạn trở thành người khuyết tật. Tuy nhiên NKT đang gặp khó khăn cho người mưu sinh và hòa nhập cộng đồng do những rào cản về hạ tầng, phương tiện giao thông.

Cải thiện hạ tầng giao thông mở cánh cửa tiếp cận của người khuyết tật

Cải thiện hạ tầng giao thông mở cánh cửa tiếp cận của người khuyết tật

VOV.VN - Hiện cả nước có khoảng 7 triệu người khuyết tật (NKT) và mỗi năm có thêm hàng nghìn nạn nhân của các vụ tai nạn trở thành người khuyết tật. Tuy nhiên NKT đang gặp khó khăn cho người mưu sinh và hòa nhập cộng đồng do những rào cản về hạ tầng, phương tiện giao thông.