Người sưu tầm bút máy

VOV.VN-40 năm gắn bó cùng những cây bút, với anh Ngô Việt Dũng (GĐ công ty Bút máy Sao Khuê), tình yêu ấy đã thành máu thịt.

Anh Dũng đến với thú chơi bút không tình cờ mà bằng tình yêu có sẵn trong máu, bởi “bút máy đối với anh là nghề rồi”. Lý do đơn giản vì anh là dân kỹ thuật của nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà (nay là công ty cổ phần VPP Hồng Hà). Cả 3 thế hệ của gia đình anh đều gắn bó với với cây bút Hồng Hà.

Anh Ngô Việt Dũng- người sưu tầm bút máy

Anh cho biết: “Ông bà, cha mẹ mình đều là những người đầu tiên góp công góp sức xây dựng nên Nhà máy VPP Hồng Hà. Mình cũng được tiếp xúc với những cây bút máy của Hồng Hà từ lúc còn thơ bé”. 

Đó cũng là lý do mà anh Dũng có tình cảm đặc biệt với cây bút Hồng Hà. “Mình đang cố gắng làm sao tìm cho đủ bộ sản phẩm bút máy mà Hồng Hà đã sản xuất từ năm 1959 đến năm 1993. Còn các loại bút khác thì thích cây nào mình mua cây đó, theo cảm tính cá nhân chứ không sưu tầm theo nhãn hiệu của bút.”

Viết chữ bằng bút máy cũng là thú vui của những người chơi bút.

40 năm cầm bút nhưng hầu như anh Dũng chỉ dùng bút bi khi ký hóa đơn, hay trong các trường hợp bắt buộc, còn lại lúc nào cũng viết bút máy. Cây bút đối với anh không còn là một vật vô tri nữa mà thực sự là người bạn tri kỷ, luôn gắn bó với anh dù vui hay buồn.

Chia sẻ về thú chơi bút máy, anh Ngô Việt Dũng tâm sự: “chơi bất cứ một thứ gì thì đều thể hiện đẳng cấp. “Đẳng cấp” ở đây nên hiểu theo chiều sâu văn hóa của thú chơi”.

Anh lý giải, để đáp ứng được đam mê thì không thể thiếu tiền, nhưng có rất nhiều người sẵn sàng nhịn ăn, nhịn mặc để dành tiền mua một cây bút mà họ yêu thích. Chính bản thân anh cũng đã từng như vậy: Có những lúc rất khó khăn về kinh tế, nhưng khi biết có người trên Thái Nguyên vẫn giữ được một cây bút Hạ Long từ những năm 80 của thế kỷ trước, anh vay tiền bạn bè để tìm đến tận nơi và xin mua bằng được.

Buổi họp mặt của Hội chơi bút máy.

Dù thời gian khá eo hẹp, những mỗi khi bạn bè nhờ anh sửa những cây bút cũ, bút cổ anh vui vẻ nhận lời ngay. Bởi anh luôn có hứng thú khám phá khả năng của bản thân và kho tàng vô tận của những chiếc bút máy.

Tôi hỏi đùa: “Có bao giờ anh làm hỏng bút máy cổ của khách không?”. Anh trả lời: “Là một người vô cùng cẩn thận và tự tin đã gắn bó như một người thợ với cây bút trong vòng nhiều năm nên mình am hiểu về bút máy, thế nên đến nay mọi việc vẫn trong tầm kiểm soát và hầu như chưa làm ai thất vọng khi họ gửi bút nhờ sửa”.

Mọi người gặp nhau ở sở thích sưu tầm bút máy.

Đang ngồi nói chuyện với tôi mà cũng có những khách ở tỉnh xa nghe danh anh trên Hội chơi bút (Diễn đàn handhled.vn) gọi đến để chuyển gửi anh cây bút nhờ sửa. Anh bảo: “Đôi khi vợ cũng cằn nhằn vì sửa bút rất mất nhiều thời gian, mà phần lớn khi sửa bút mình không lấy tiền vì những người nhờ sửa bút đều có cùng thú đam mê chơi bút máy...”

Dù chơi bút đã ngốn không ít thời gian và tiền bạc “những cái mất đi chỉ là rất nhỏ, cái nhận về thì lớn vô cùng”. Nhờ chơi bút mà anh học được tính kiên nhẫn trước mọi việc, luôn bình tâm trước khi đặt bút viết. Mỗi nét chữ viết ra đều thể hiện được cái “tâm” và cốt cách của người cầm bút./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc vận động sưu tầm kỷ vật lịch sử Công an nhân dân
Cuộc vận động sưu tầm kỷ vật lịch sử Công an nhân dân

(VOV) - Cuộc vận động là dịp để giới thiệu đến nhân dân và bạn bè quốc tế về lịch sử truyền thống vẻ vang, của lực lượng Công an nhân dân.

Cuộc vận động sưu tầm kỷ vật lịch sử Công an nhân dân

Cuộc vận động sưu tầm kỷ vật lịch sử Công an nhân dân

(VOV) - Cuộc vận động là dịp để giới thiệu đến nhân dân và bạn bè quốc tế về lịch sử truyền thống vẻ vang, của lực lượng Công an nhân dân.

Tiền giấy Việt Nam được giới sưu tầm ưa chuộng
Tiền giấy Việt Nam được giới sưu tầm ưa chuộng

Các loại tiền giấy không còn giá trị lưu hành được rao bán cao gấp vài trăm lần so với mệnh giá thực.

Tiền giấy Việt Nam được giới sưu tầm ưa chuộng

Tiền giấy Việt Nam được giới sưu tầm ưa chuộng

Các loại tiền giấy không còn giá trị lưu hành được rao bán cao gấp vài trăm lần so với mệnh giá thực.

Sưu tầm, biên soạn 300 đạo sắc phong, sắc chỉ triều Nguyễn
Sưu tầm, biên soạn 300 đạo sắc phong, sắc chỉ triều Nguyễn

Đây là kết quả hoạt động sưu tầm, biên soạn trong 2 năm (2010-1011) của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế.

Sưu tầm, biên soạn 300 đạo sắc phong, sắc chỉ triều Nguyễn

Sưu tầm, biên soạn 300 đạo sắc phong, sắc chỉ triều Nguyễn

Đây là kết quả hoạt động sưu tầm, biên soạn trong 2 năm (2010-1011) của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế.

Văn Hiệp - "người sưu tầm vui tính" trên sóng phát thanh
Văn Hiệp - "người sưu tầm vui tính" trên sóng phát thanh

(VOV) - Ngoài các vai diễn trên truyền hình, nghệ sỹ Văn Hiệp còn là một “người sưu tầm vui tính” suốt mấy chục năm trên làn sóng Đài TNVN.

Văn Hiệp - "người sưu tầm vui tính" trên sóng phát thanh

Văn Hiệp - "người sưu tầm vui tính" trên sóng phát thanh

(VOV) - Ngoài các vai diễn trên truyền hình, nghệ sỹ Văn Hiệp còn là một “người sưu tầm vui tính” suốt mấy chục năm trên làn sóng Đài TNVN.

1,05 triệu đồng 3 cây bút máy Hồng Hà
1,05 triệu đồng 3 cây bút máy Hồng Hà

Người thắng trong cuộc đấu giá đã mua 3 cây bút Hồng Hà sản xuất năm 1972 với mức giá 1,05 triệu đồng.

1,05 triệu đồng 3 cây bút máy Hồng Hà

1,05 triệu đồng 3 cây bút máy Hồng Hà

Người thắng trong cuộc đấu giá đã mua 3 cây bút Hồng Hà sản xuất năm 1972 với mức giá 1,05 triệu đồng.

Hơn 30 năm sưu tầm hiện vật về Bác
Hơn 30 năm sưu tầm hiện vật về Bác

Có một cán bộ nghỉ hưu đã dành hơn 30 năm để nghiên cứu, tìm tòi và sưu tầm tư liệu về Bác Hồ với niềm tin yêu và kính trọng vô bờ bến.

Hơn 30 năm sưu tầm hiện vật về Bác

Hơn 30 năm sưu tầm hiện vật về Bác

Có một cán bộ nghỉ hưu đã dành hơn 30 năm để nghiên cứu, tìm tòi và sưu tầm tư liệu về Bác Hồ với niềm tin yêu và kính trọng vô bờ bến.