Nhập khẩu ở nội thành Hà Nội sẽ khó hơn

(VOV)-Việc điều tiết bằng một số quy định hành chính trong khi điều kiện sinh hoạt, tổ chức đô thị thủ đô đang khó khăn là cần thiết.

Dự thảo Luật Thủ đô đang được Quốc hội khóa XIII thảo luận và thông qua tại kỳ họp thứ 4 này. Dự thảo Luật Thủ đô đề xuất cho Hà Nội nâng mức phạt tiền do vi phạm hành chính cao gấp 2 lần quy định chung trong 3 lĩnh vực là văn hóa, đất đai, xây dựng.

Theo dự thảo Luật Thủ đô, vấn đề kiểm soát nhập cư, cơ quan soạn thảo đưa ra 2 phương án. Phương án 1, người lao động có biên chế hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn được đăng ký thường trú ở nội thành với điều kiện kèm theo là có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở. Thời hạn tạm trú tại chỗ ở đó phải đảm bảo từ đủ 3 năm trở lên. Phương án 2 bổ sung thêm với điều kiện nhà thuê phải bảo đảm diện tích mặt sàn tối thiểu 5m2/người.

Về nội dung này, phóng viên VOV phỏng vấn ông Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng:

PV: Thưa ông, nhiều đại biểu và cử tri đồng tình với việc siết chặt quản lý dân cư theo Dự thảo Luật Thủ đô, nhưng cũng có ý kiến cho rằng không nên quy định hạn chế đăng ký thường trú ở nội thành vì có thể ảnh hưởng đến quyền tự do cư trú của công dân. Vậy quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Đào Trọng Thi

Ông Đào Trọng Thi: Tôi ủng hộ quy định chặt chẽ hơn thông qua việc có yêu cầu cao hơn trong việc nhập hộ khẩu thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội. Tất nhiên là phải dùng các biện pháp điều tiết khác mang tính chất kinh tế nhưng việc điều tiết bằng một số quy định hành chính trong bối cảnh điều kiện sinh hoạt ở thủ đô, điều kiện tổ chức đô thị ở thủ đô đang gặp khó khăn là rất cần thiết. Trong hai phương án đang nêu ra đều theo hướng siết chặt hơn các điều kiện về nhập cư vào nội thành Hà Nội, trong đó tập trung vào việc có chỗ ở thường xuyên, ổn định. Hai phương án chỉ khác nhau ở chỗ: phương án 2 ngoài việc đòi hỏi thời gian 3 năm có chỗ ở ổn định thì chúng ta yêu cầu thêm về diện tích trung bình đối với 1 người. Tôi ủng hộ phương án đó là vì điều kiện sinh sống ở trong thủ đô cần yêu cầu cao hơn để tương ứng với mức văn minh đô thị cao hơn để xứng tầm với vị trí của thủ đô, cũng là bộ mặt của cả nước. Ngoài ra, yêu cầu về diện tích ấy cũng sẽ hạn chế việc lách luật để đáp ứng điều kiện đó. Đó là điều cần thiết. Bây giờ ngoài thủ đô ra cũng có một số thành phố lớn khác đặc biệt là các thành phố trực thuộc trung ương đang mong muốn có quy định chặt chẽ hơn trong việc nhập cư vào đô thị lớn.

PV: Thưa ông, dự thảo Luật Thủ đô có điều khoản cho phép Hà Nội thu phí ở nội thành cao hơn 2 lần so với quy định. Theo ông, điều này có giúp giảm ùn tắc giao thông và đảm bảo phát triển, quản lý giao thông của Hà Nội?

Ông Đào Trọng Thi: Tăng mức xử lý vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực như văn hóa, xây dựng, đất đai, hoặc môi trường, quản lý đô thị hay giao thông… rất cần cho thủ đô. Vì chúng ta cần cơ chế quản lý nghiêm ngặt hơn, chặt chẽ hơn để đảm bảo cho môi trường điều kiện của thủ đô tốt hơn, xứng đáng với nhiệm vụ của thủ đô với tư cách trung tâm hành chính, chính trị quốc gia của cả nước.

Xử lý vi phạm chỉ là một giải pháp và không phải là giải pháp căn cơ nhất và lâu dài nhất. Chúng ta cần phải thực hiện các giải pháp mang tính chất cơ bản hơn. Đây là giải pháp rất quan trọng trong giải quyết tình thế và phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

Luật xử lý vi phạm hành chính vừa rồi có tăng mức xử phạt và có tăng mức xử phạt riêng cho thành phố trực thuộc trung ương trong một số lĩnh vực như giao thông, quản lý đô thị… Điều đó chứng tỏ chúng ta đã nhận thức được xử lý vi phạm một cách nghiêm túc, nghiêm khắc là rất cần thiết và càng cần thiết ở mức cao hơn 1 chút ở các thành phố lớn. Nhưng với thủ đô thì yêu cần cần phải cao hơn định mức tiêu chuẩn.

PV: Về chính sách,cơ chế tài chính đặc thù trong dự thảo Luật Thủ đô, quan điểm của ông thế nào?

Ông Đào Trọng Thi: Cơ chế về tài chính đặc thù cho thủ đô tôi thấy rất cần vì thủ đô không phải chỉ thực hiện những nhiệm vụ phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế của mình mà còn thực hiện những nhiệm vụ để đảm bảo điều kiện môi trường, thuận lợi tốt nhất để vận hành trung tâm hành chính, chính trị quốc gia của cả nước. Bởi vậy nhà nước phải ưu tiên đầu tư cho thủ đô ngân sách tốt hơn. Không chỉ có đầu tư ngân sách mà để tạo ưu tiên đó được thực hiện trên thực tế thì cần có cơ chế đặc thù. Cơ chế này chúng ta đang xem xét là cho thủ đô được giữ lại để sử dụng cho nguồn thu vượt kế hoạch. Để đảm bảo tính công bằng cũng như sự chính xác, tôi ủng hộ phương án có loại bỏ các khoản thu mà nó không trực tiếp do thủ đô quản lý và không phải do thủ đô tạo nên. Tôi cho rằng phương án ấy cũng cụ thể hơn, công bằng hơn, minh bạch hơn.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông!/.

Ý kiến một số đại biểu về việc siết nhập cư ở Hà Nội

“Dự thảo luật chỉ quy định việc hạn chế nhập cư vào nội thành. Khu vực ngoại thành vẫn áp dụng luật Cư trú. Nếu Luật được thông qua thì người lao động tự do vẫn sinh sống và lao động như bây giờ, họ có thể ở tạm trú. Khu vực nội thành cần ràng buộc những điều kiện nhập cư chặt chẽ hơn vì xét cho cùng, là để đảm bảo cuộc sống cho những người nhập cư mới cũng như người đã đang sinh sống ở đấy phù hợp với hạ tầng đi kèm. Chẳng hạn, quận Hoàn Kiếm có diện tích 4,5km2, chỉ lớn hơn công viên Đại Nam (Bình Dương) nửa km2 nhưng đang có 22 vạn dân. Phố cổ có những số nhà 7-8 hộ sinh sống. Thời gian qua, quận này cũng đang cố gắng thực hiện nhiều biện pháp giãn số dân cũ này ra ngoại thành. Mức tiền xử phạt vi phạm hành chính chỉ cao gấp 2 lần quy định chung chỉ mang tính răn đe thêm một chút, bởi Hà Nội có khu vực giá đất 300 triệu đồng/m2, xây quá phép 1 tầng nhà là có diện tích trị giá hàng tỷ đồng. Nên với mức phạt như thế thì người dân vẫn sẵn sàng vi phạm để được xử phạt” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị.

"Giảm cấp hộ khẩu chỉ giúp giảm dân số trên giấy tờ thôi, còn người lao động vẫn đổ về Hà Nội, tạm trú không cần hộ khẩu" – đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (TP.Hồ Chí Minh).

“Ngay cả phương án siết chặt nhất là điều kiện phải đảm bảo diện tích nhà ở 5m2/người cũng khó hạn chế được bao nhiêu người nhập cư vì quy định này không khó bị “lách” và ai và cơ quan nào có thể đo đạc, kiểm tra được - ­Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội).

“Dân nhập cư vào Hà Nội vẫn rất đông phản ánh quy luật tự nhiên “đất lành chim đậu”. “Tôi sống ở khu phố cổ tôi hiểu chuyện đó. Vấn đề làm sao “hút” người dân ra, thay đổi tập quán của họ là rất khó, song không có gì sức hút bằng lợi ích, yếu tố lợi ích sẽ là thuyết phục cao nhất. Nếu có quyết định giãn dân phố cổ hay không thì người dân có quyền đặt lên trên bàn cân lợi ích. Phải làm thế nào bàn cân nghiêng về phía đi ra khỏi không gian phố cổ mà dân vẫn có lợi, chứ cứ nói lý thuyết thì không bao giờ thành công” – đại biểu Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai)./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Mổ xẻ” dự thảo Luật Thủ đô
“Mổ xẻ” dự thảo Luật Thủ đô

Theo dự kiến, dự thảo Luật Thủ đô sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp tới, tuy nhiên đến thời điểm này vẫn còn có nhiều ý kiến trái chiều.

“Mổ xẻ” dự thảo Luật Thủ đô

“Mổ xẻ” dự thảo Luật Thủ đô

Theo dự kiến, dự thảo Luật Thủ đô sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp tới, tuy nhiên đến thời điểm này vẫn còn có nhiều ý kiến trái chiều.

Quốc hội chưa thông qua Luật Thủ đô
Quốc hội chưa thông qua Luật Thủ đô

Với 44,83% đại biểu không tán thành, Luật Thủ đô đã không vượt qua được cuộc biểu quyết chiều 29/3

Quốc hội chưa thông qua Luật Thủ đô

Quốc hội chưa thông qua Luật Thủ đô

Với 44,83% đại biểu không tán thành, Luật Thủ đô đã không vượt qua được cuộc biểu quyết chiều 29/3

Nhiều ý kiến đóng góp về dự thảo Luật Thủ đô
Nhiều ý kiến đóng góp về dự thảo Luật Thủ đô

(VOV) - Các ý kiến đóng góp vào việc quản lý và bảo vệ môi trường, đất đai, dân cư và giao thông vận tải.

Nhiều ý kiến đóng góp về dự thảo Luật Thủ đô

Nhiều ý kiến đóng góp về dự thảo Luật Thủ đô

(VOV) - Các ý kiến đóng góp vào việc quản lý và bảo vệ môi trường, đất đai, dân cư và giao thông vận tải.

Luật Thủ đô “siết” đăng ký thường trú ở nội thành
Luật Thủ đô “siết” đăng ký thường trú ở nội thành

(VOV) - Dự thảo Luật quy định điều kiện đăng ký thường trú vào nội thành chặt hơn so với Luật Cư trú.

Luật Thủ đô “siết” đăng ký thường trú ở nội thành

Luật Thủ đô “siết” đăng ký thường trú ở nội thành

(VOV) - Dự thảo Luật quy định điều kiện đăng ký thường trú vào nội thành chặt hơn so với Luật Cư trú.

Luật Thủ đô sẽ “thắt chặt” về đăng kí thường trú?
Luật Thủ đô sẽ “thắt chặt” về đăng kí thường trú?

Do Hà Nội chịu áp lực lớn về dân cư tăng quá nhanh, có ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ đăng kí thường trú tại nội thành.

Luật Thủ đô sẽ “thắt chặt” về đăng kí thường trú?

Luật Thủ đô sẽ “thắt chặt” về đăng kí thường trú?

Do Hà Nội chịu áp lực lớn về dân cư tăng quá nhanh, có ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ đăng kí thường trú tại nội thành.