“Quả bom nước” thủy điện Đắk Kar: Bài học từ sự lúng túng, chủ quan

VOV.VN - Việc mở được 2 van xả lũ thủy điện Đắk Kar ví như tháo được ngòi nổ “quả bom nước” lơ lửng trên đầu các tỉnh Đắk Nông, Bình Phước và Lâm Đồng.

Sự cố kẹt van xả lũ hồ thủy điện Đắk Kar (ở huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông) khiến công trình đứng trước nguy cơ vỡ đập, đe dọa đến tính mạng và tài sản cả vùng hạ du Đắk Nông, Bình Phước và Lâm Đồng. Sau những nỗ lực của đội ngũ công nhân kỹ thuật, sự cố đã được khắc phục, hệ thống van được mở, nước trong hồ rút xuống ở mức an toàn. Qua sự cố này cho thấy sự chủ quan của chủ đầu tư và lúng túng của cơ quan chức năng trước tình huống khẩn cấp trong mùa mưa lũ.

Công trình thủy điện Đắk Kar có công suất 12MW, với dung tích hồ chứa hơn 11 triệu m3 được xây dựng trên suối Đắk Kar, là vùng rừng núi, giáp ranh giữa 2 huyện Đắk R’Lấp (tỉnh Đắk Nông) và huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước). Công trình này đang ở giai đoạn hoàn thiện, tích nước để vận hành thử thì bị kẹt van xả đáy. Sự cố xảy ra đúng vào thời điểm mưa lũ dồn dập đổ xuống, khiến lượng nước trong hồ dâng cao bằng mặt đập, tại một số vị trí đã bắt đầu tràn qua, gây xói lở và hệ thống ống thủy lực cũng bị vỡ.

Thủy điện Đăk Kar giờ đã về mức an toàn.

Trước nguy cơ vỡ đập rất cao, đêm 8/8, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã có Công điện khẩn gửi Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Đắk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng và cơ quan chức năng phối hợp ứng phó. Ngày hôm sau, 2 tỉnh Bình Phước và Lâm Đồng tổ chức di dời khẩn cấp hơn 5.700 người dân ở vùng hạ du đến nơi an toàn và chỉ đạo ngành chức năng phối hợp chủ đầu tư là Công ty cổ phần thủy điện Đắk Kar triển khai các biện pháp xử lý sự cố.

Trong khi chủ đầu tư công trình đang tìm mọi biện pháp để hạ thấp mực nước trong hồ thủy điện Đắk Kar, thậm chí đã tính đến phương án nổ mìn kỹ thuật để hạ thấp mực nước trong hồ, thì từ thượng nguồn, Nhà máy thủy điện Đắk Sin 1 phải xả lũ khẩn cấp với lưu lượng 126m3/s do sạt lở núi làm sập hệ thống thủy lực. Nỗi lo về nguy cơ vỡ đập lại càng dồn nén lên công trình thủy điện Đắk Kar. Sau 2 ngày đêm dầm mình trong mưa lũ, đến ngày 10/8, đội ngũ công nhân kỹ thuật mở được cả 2 van xả lũ, mực nước hồ thủy điện Đắk Kar đã giảm sâu, cách đỉnh đập gần 5m và trở lại ngưỡng an toàn.

Trước sự cố nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng và tài sản cả vùng rộng lớn phía hạ du, ông Chu Văn Quyền - Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Đắk Kar lý giải nguyên nhân là do nhà máy chưa đi vào vận hành,  đã đóng van tích nước nên nhiều cây củi, cây gỗ trôi về kẹt vào phay tràn khiến cửa van không nâng lên được.

Sau khi đưa ra nhiều phương án, đơn vị thủy điện Đăk Kar quyết định dùng tời để đưa van xả lên cao.

Ông Bùi Huy Thành, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đắk Nông cũng đồng tình với nhận định của chủ đầu tư rằng, nguyên nhân kẹt van xả lũ của công trình thủy điện Đắk Kar là do củi và đất đá vùi lấp.

“Họ đang tích nước để vận hành thử, khi gặp lũ về, áp lực lớn thì càng khiến van bị kẹt không nhấc lên được. Cũng có thể là do vật cản từ bên ngoài như củi và đá ở dưới lòng hồ chảy vào với lượng nước quá mạnh nên bị kẹt” - ông Bùi Huy Thành nói.

Còn ông Lê Viết Thuận - Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Nông cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng cũng đã thường xuyên ứng trực tại công trình thủy điện Đăk Kar nhưng không hề thấy gỗ kẹt trên phay tràn. Tuy nhiên, trước sự cố nghiêm trọng này, địa phương cũng bị động và lúng túng.

“Đây là đợt mưa lũ bất thường, nhiều năm nay mới có một trận như vậy, công trình thủy điện Đăk Kar thì đang trong quá trình xây dựng chưa đi vào vận hành khai thác cho nên tất cả các phương án vận hành khai thác người ta chưa chuẩn bị. Do lũ về đột xuất, chủ đầu tư cũng chưa để ý đến tình hình thời tiết, cho nên lũ về rất nhanh và trở tay không kịp” - ông Lê Viết Thuận cho biết.

Việc mở được 2 van xả lũ của công trình thủy điện Đắk Kar ví như tháo được ngòi nổ của “quả bom nước” lơ lửng trên đầu. Cả vùng hạ du thuộc địa bàn các tỉnh Đắk Nông, Bình Phước và Lâm Đồng thở phào nhẹ nhõm. Tuy nhiên, qua sự cố nghiêm trọng này, cho thấy sự chủ quan của chủ đầu tư công trình thủy điện Đắk Kar, sự lúng túng, bị động của cơ quan chức năng địa phương khi ứng phó với tình huống trong mùa mưa lũ./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sự cố Thủy điện Sông Bung 2: Người dân đỏ mắt chờ tiền đền bù
Sự cố Thủy điện Sông Bung 2: Người dân đỏ mắt chờ tiền đền bù

VOV.VN - Hơn 1 tháng rưỡi trôi qua, nhiều gia đình phải sống cảnh “ăn nhờ ở đậu” nhà người thân do nhà cửa bị nước cuốn trôi.

Sự cố Thủy điện Sông Bung 2: Người dân đỏ mắt chờ tiền đền bù

Sự cố Thủy điện Sông Bung 2: Người dân đỏ mắt chờ tiền đền bù

VOV.VN - Hơn 1 tháng rưỡi trôi qua, nhiều gia đình phải sống cảnh “ăn nhờ ở đậu” nhà người thân do nhà cửa bị nước cuốn trôi.

Công điện khẩn về ứng phó nguy cơ vỡ đập hồ thủy điện Đăk Kar
Công điện khẩn về ứng phó nguy cơ vỡ đập hồ thủy điện Đăk Kar

VOV.VN - Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai có công điện khẩn về ứng phó nguy cơ vỡ đập công trình hồ thủy điện Đăk Kar.

Công điện khẩn về ứng phó nguy cơ vỡ đập hồ thủy điện Đăk Kar

Công điện khẩn về ứng phó nguy cơ vỡ đập hồ thủy điện Đăk Kar

VOV.VN - Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai có công điện khẩn về ứng phó nguy cơ vỡ đập công trình hồ thủy điện Đăk Kar.

Tây Nguyên sẽ tiếp tục có mưa lớn đe dọa đập thủy điện Đăk Kar
Tây Nguyên sẽ tiếp tục có mưa lớn đe dọa đập thủy điện Đăk Kar

VOV.VN - Trong những ngày tới khu vực Tây Nguyên có mưa lớn đe dọa công trình thủy điện Đăk Kar đang thi công, có nguy cơ vỡ đập.

Tây Nguyên sẽ tiếp tục có mưa lớn đe dọa đập thủy điện Đăk Kar

Tây Nguyên sẽ tiếp tục có mưa lớn đe dọa đập thủy điện Đăk Kar

VOV.VN - Trong những ngày tới khu vực Tây Nguyên có mưa lớn đe dọa công trình thủy điện Đăk Kar đang thi công, có nguy cơ vỡ đập.