Bệnh viện Nhi Trung ương:

Quá tải bệnh nhân nặng - nỗi lo thường trực

VOV.VN -Giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nằm ghép giường, nhưng Bệnh viện Nhi TW vẫn phải đương đầu với tình trạng quá tải bệnh nhân nặng.

Bệnh viện Nhi Trung ương là một trong số nhiều bệnh viện tuyến Trung ương triền miên diễn ra tình trạng quá tải trong một thời gian dài, đây cũng là lý do khiến bệnh nhân phải nằm ghép giường. Điển hình tại khoa Hô hấp, bệnh nhi thường phải nằm ghép 3, ghép 4, có những lúc cao điểm 6 cháu bé vài tháng tuổi phải nằm chung một giường.

Nhận thức được tình trạng quá tải vô cùng nguy hiểm, gây mất an toàn cho sức khỏe và tính mạng của trẻ, mới đây Bệnh viên Nhi Trung ương  -một trong 3 bệnh viện tuyến Trung ương (cùng với Bệnh viện K cơ sở 2 và Bệnh viện Nội tiết) đã cam kết trong năm 2015 sẽ xóa bỏ tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép giường.

Trao đổi với phóng viên VOV.VN, TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khẳng định trong quý IV/2014, viện đã triển khai có hiệu quả tình trạng giảm tải, bước đầu gần như toàn bộ bệnh nhi điều trị nội trú tại các khoa của bệnh viện đều được nằm riêng 1 giường. Duy chỉ có khoa Thần kinh số giường thực kê là 50 nhưng có tới 54 bệnh nhân, có 4 bệnh nhân phải nằm ghép. Còn tại khoa Hô hấp, chỉ có 80 bệnh nhân trong tổng số 90 giường.

TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương

PV: Thưa ông, Bệnh viện đã thực hiện những biện pháp gì để có được kết quả ban đầu khá tốt như vậy?

TS Trần Minh Điển: Chúng tôi đã triển khai 3 gói giải pháp đồng bộ:  Gói giải pháp thứ nhất: quản lý, tăng cường khám bệnh ngoại trú, điều trị trong ngày và giảm số bệnh nhân điều trị nội trú. Gói giải pháp này được thực hiện chủ yếu ở khu vực phòng khám: tăng cường cải cách các thủ tục hành chính, mở thêm nhiều buồng khám, bố trí một lượng nhân lực lớnbao gồm cả bác sĩ, y tá, nhân viên tin học, nhân viên tài chính… rất chuyên nghiệp để đảm bảo giảm số thời gian chờ khám, làm xét nghiệm của bệnh nhi, được thực hiện trong ngày mà không phải đợi đến ngày thứ 2; đảm bảo sàng lọc các trường hợp đủ tiêu chuẩn nhập viện mới làm thủ tục; trường hợp có thể điều trị ở tuyến dưới thì chuyển về. Với trường hợp có thể điều trị tại nhà, y bác sĩ phải có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc, dặn người nhà bệnh nhi những dấu hiệu bệnh tăng nặng thì đưa đến bệnh viện gần nhất.

Tại khu vực điều trị nội trú, thực hiện triệt để chế độ quản lý kiểm soát số lượng người bệnh 2 lần/ngày (lúc 8h và 16h) tại từng khoa. Thực hiện cách thức quản lý này,đơn cử báo cáo 8h sáng 16/1 cho thấy có tổng số 1.217 bệnh nhân nhập viện trong tổng số 1.500 giường thực kê, điều đó có nghĩa không có tình trạng quá tải. Chỉ có một đơn vị duy nhất là khoa Thần kinh, số giường thực kê là 50 nhưng có tới 54 bệnh nhân, 4 bệnh nhân phải nằm ghép. Tuy nhiên con số này chúng tôi xếp vào chỉ số 24h, có nghĩa khi bệnh nhân vào viện không phải lúc nào cũng có giường ngay lập tức. Bộ Y tế cũng đã chấp thuận với khó khăn này và cho phép trong vòng 24 giờ, các bệnh nhi nhập viện buổi đêm, cấp cứu nặng có thể phải nằm ghép. Tuy nhiên vào giờ hành chính, sau khi thực hiện nhiều biện pháp điều chuyển bệnh nhân, khi đó các bệnh nhi sẽ phải được nằm 1 giường.

Để kiểm soát được con số bệnh nhân trong mỗi khoa, đòi hỏi sự nỗ lực, trách nhiệm của mỗi y bác sĩ và các trưởng phó khoa. Việc tích cực đi buồng của các bác sĩ điều trị nhằm xem xét, đánh giá tình trạng bệnh nhân, cho xuất viện đối với những trường hợp có thể; xem xét, thay đổi phác đồ điều trị cho mỗi bệnh nhân, giúp bệnh tình tiến triển tốt… sẽ giúp giảm tải số lượng bệnh nhân trong các khoa, lấy chỗ cho những bệnh nhân nặng hơn.

Gói giải pháp thứ hai: Tập trung nâng cao năng lực chuyên môn của các y bác sĩ ở tuyến dưới. Trong năm 2014, gần 600 lượt bác sĩ, điều dưỡng viên ở các bệnh viện  tuyến dưới lên bệnh viện Nhi học tập kinh nghiệm; hơn 300 lượt bác sĩ và điều dưỡng của bệnh viện Nhi trung ương được cử về các tuyến để truyền thụ, trao đổi kinh nghiệm. Chuyển biến bước đầu từ gói giải pháp này cho thấy người dân đã bắt đầu tin tưởng và đến khám tại các bệnh viện nhi, sản nhi ở khu vực miền Bắc; khoa nhi ở các tỉnh phù hợp với mức độ bệnh. Chỉ số chuyển tuyến đã giảm rõ rệt; số ca phẫu thuật bệnh nhẹ ở bệnh viện Nhi trung ương đã giảm 20-30%; tuy nhiên số bệnh nhân phẫu thuật vừa và nặng lại tăng 15-20%, điều này đã cho thấy vai trò của bệnh viện tuyến trung ương đã được trả về đúng chỗ, chỉ can thiệp những ca khó và nặng.Trường hợp bệnh nặng và không thể can thiệp được ở tuyến dưới thì bệnh viên Nhi Trung ương phải chịu trách nhiệm.

Gói giải pháp thứ ba:Mở rộng các khoa, kê thêm giường bệnh. Trong năm 2014, bệnh viện đã mở rộng thêm phòng bệnh dành cho khối bệnh nhân rất nặng như hồi sức cấp cứu, hồi sức tim mạch, có thể kê thêm khoảng 80 giường bệnh. Ở các khoa khác, bệnh viện cũng yêu cầu giảm các buồng hành chính, buồng bác sĩ, điều dưỡng để lấy phòng kê thêm giường cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, chúng tôi xác định đây chỉ là những giải pháp tạm thời, không bền vững. Do vậy, năm 2015, để các giải pháp bền vững hơn nữa, đảm bảo tiêu chuẩn số giường bệnh/số mét vuông bệnh viện, bệnh viện đang đẩy nhanh hoàn thiện khu nhà 15 tầng. Dự kiến, khu vực tầng 1 và khoa khám bệnh, khoa cấp cứu sẽ được đưa vào hoạt động từ ngày 27/2 tới đây;đến hết quý II/2015 sẽ đưa vào hoạt động toàn bộ khu nhà 15 tầng này.Cùng với cơ sở 2 của bệnh viện Nhi Trung ương có quy mô 900 giường bệnh, thời gian tới, các bệnh nhi sẽ được thụ hưởng thực sự việc giảm tải bền vững, lâu dài hơn.

 

Tại khoa Hô hấp, hiện nay một bệnh nhi được nằm một giường

PV: Một trong những giải pháp góp phần giảm số bệnh nhân điều trị nội trú là sự nỗ lực, trách nhiệm của các bác sĩ điều trị. Bệnh viện có đặt ra quy định nào để giám sát sự nỗ lực của các bác sĩ?

TS Trần Minh Điển: Việc các trưởng, phó khoa, bác sĩ điều trị phải tăng cường đi buồng để xem xét, đánh giá tình trạng bệnh nhân nằm trong bộ tiêu chuẩn chất lượng khám chữa bệnh của viện. Một bác sĩ phải thăm khám bệnh nhân mà họ điều trị từ 1-2 lần/ngày tùy theo từng tình trạng bệnh; nhẹ có thể 1 lần nhưng nặng có thể phải 2 thậm chí 3-4 lần/ngày với nhóm bệnh nhân nằm điều trị nội trú. Nhóm bệnh nhân nặng gần như các bác sĩ phải giám sát các chỉ số từng giờ.

PV:Có thể thấy rằng tuy giảm tải số bệnh nhi nói chung nhưng viện Nhi vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng quá tải bệnh nhân nặng, thưa ông?

TS Trần Minh Điển: Số lượng bệnh nhân đến khám ở Bệnh viện Nhi TW thông thường ổn định 2.000, 2.200 có thể 2.500 thậm chí có thể 3.000 tùy theo từng ngày trong tuần. Khám chuyên khoa ở Bệnh viên Nhi TW mới là quan trọng, mới là đúng vai trò trách nhiệm của bệnh viện Trung ương. Bệnh viện có nhiều chuyên khoa nặng khác nhau, số lượng em bé đến khám và điều trị ngoại trú, nội trú trong ngày ở các chuyên khoa máu, ung bướu, tim mạch, huyết học, thần kinh… là chủ yếu; số em bé đến khám vì ho, sốt, ỉa chảy, các tình trạng cấp cứu chỉ chiếm khoảng 20%.

 

 

Có thể nói, không bệnh viện nào có nhiều bệnh nhân nặng như ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Trong số 1.217 bệnh nhân đang nằm viện (thống kê sáng 16/1), có tới 104 bệnh nhân phải thở bằng máy; 120 bệnh nhân phải thở oxy. Quá tải bệnh nhân nhẹ không có vấn đề gì với các y bác sĩ, nhưng quá tải bệnh nhân nặng thì các y bác sĩ của bệnh viện phải rất vất vả, phải huy động nhiều nguồn lực: con người, trang thiết bị, phòng bệnh đặc biệt; trang bị 1 giường cho bệnh nhân nặng cùng với các thiết bị, máy móc đi kèm phải mất từ 1,5-2 tỷ đồng mới đáp ứng cho một trường hợp cấp cứu và hồi sức cho 1 em bé. Quá tải bệnh nhân nặng là vấn đề rất đáng quan tâm và phải hết sức chú ý, bệnh viện Nhi trung ương luôn phải cảnh báo tình trạng này.

Như tôi đã nói ở trên, việc quá tải bệnh nhân nặng cho thấy vai trò của bệnh viện tuyến Trung ương đã được trả về đúng chỗ, chỉ can thiệp những ca khó và nặng. Tuy nhiên, các y bác sĩ của chúng tôi luôn sẵn sàng làm việc vì sức khỏe và tính mạng của các cháu.

PV: Theo thống kê của Bộ Y tế, sau 1 năm triển khai đường dây nóng, Bệnh viện Nhi Trung ương là đơn vị có nhiều ý kiến phản ánh tới đường dây nóng nhất với 121 cuộc gọi. Trong các phản ánh chung của người dân tới đường dây nóng của Bộ Y tế (không chỉ phản ánh riêng về Bệnh viện Nhi Trung ương), có 19% ý kiến tập trung vào thái độ, tinh thần trách nhiệm của y bác sĩ; khoảng 6% phản ánh về việc nhân viên y tế có thái độ vòi vĩnh, đòi hối lộ… Ông có suy nghĩ gì về kết quả này?

TS Trần Minh Điển: Mỗi năm, trung bình Bệnh viện Nhi Trung ương đón tiếp gần 1 triệu em bé đến khám, điều trị nội trú cho gần 100.000 em bé. Có thể nói đây là một khối lượng công việc chuyên môn vô cùng lớn đối với các y bác sĩ, điều dưỡng viên của bệnh viên, không tránh khỏi có thể gây sức ép tâm lý khá nặng nề với họ. Để khám và điều trị cho từng ấy em bé với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn về tính mạng cho các cháu, trong quá trình giao tiếp, một số cán bộ, nhân viên y tế có thái độ không lịch sự với người bệnh và người thân của họ là khó tránh khỏi. Để đáp ứng được hết sự hài lòng của người dân, cán bộ nhân viên y tế của viện  còn phải phấn đấu nhiều trong thời gian tới.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quá tải bệnh nhân do trời lạnh
Quá tải bệnh nhân do trời lạnh

Riêng tại Viện Lão khoa Quốc gia, lượng người đến khám đã tăng 4 lần so với ngày thường.

Quá tải bệnh nhân do trời lạnh

Quá tải bệnh nhân do trời lạnh

Riêng tại Viện Lão khoa Quốc gia, lượng người đến khám đã tăng 4 lần so với ngày thường.

BV Nhi Trung ương: Không còn tình trạng bệnh nhi phải nằm ghép
BV Nhi Trung ương: Không còn tình trạng bệnh nhi phải nằm ghép

VOV.VN - Mỗi bệnh nhân một giường, khoa phòng sạch sẽ, thoáng mát là những gì người dân có thể cảm nhận được các khoa nội trú của BV Nhi Trung ương.

BV Nhi Trung ương: Không còn tình trạng bệnh nhi phải nằm ghép

BV Nhi Trung ương: Không còn tình trạng bệnh nhi phải nằm ghép

VOV.VN - Mỗi bệnh nhân một giường, khoa phòng sạch sẽ, thoáng mát là những gì người dân có thể cảm nhận được các khoa nội trú của BV Nhi Trung ương.

Chống quá tải bệnh viện là nhiệm vụ hàng đầu
Chống quá tải bệnh viện là nhiệm vụ hàng đầu

Đây là nhấn mạnh của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi tiến hành khảo sát các bệnh viện tuyến trung ương tại Hà Nội và TP HCM.

Chống quá tải bệnh viện là nhiệm vụ hàng đầu

Chống quá tải bệnh viện là nhiệm vụ hàng đầu

Đây là nhấn mạnh của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi tiến hành khảo sát các bệnh viện tuyến trung ương tại Hà Nội và TP HCM.

Bộ trưởng Y tế đưa ra giải pháp chống quá tải bệnh viện
Bộ trưởng Y tế đưa ra giải pháp chống quá tải bệnh viện

Ngành y tế khẳng định sẽ phải xây thêm bệnh viện, tuy nhiên vấn đề ngân sách đang là trở ngại lớn nhất trong lộ trình “giảm tải”.

Bộ trưởng Y tế đưa ra giải pháp chống quá tải bệnh viện

Bộ trưởng Y tế đưa ra giải pháp chống quá tải bệnh viện

Ngành y tế khẳng định sẽ phải xây thêm bệnh viện, tuy nhiên vấn đề ngân sách đang là trở ngại lớn nhất trong lộ trình “giảm tải”.

Bệnh viện Trà Vinh quá tải bệnh nhi
Bệnh viện Trà Vinh quá tải bệnh nhi

Gần 2 tuần nay, tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh luôn trong tình trạng quá tải, vì bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng và tiêu chảy cấp.

Bệnh viện Trà Vinh quá tải bệnh nhi

Bệnh viện Trà Vinh quá tải bệnh nhi

Gần 2 tuần nay, tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh luôn trong tình trạng quá tải, vì bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng và tiêu chảy cấp.

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp giảm quá tải bệnh viện
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp giảm quá tải bệnh viện

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phải trình Chính phủ “Đề án giảm tải bệnh viện” trước ngày 30/6 tới.

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp giảm quá tải bệnh viện

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp giảm quá tải bệnh viện

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phải trình Chính phủ “Đề án giảm tải bệnh viện” trước ngày 30/6 tới.

Nằm ghép 2 người/giường bệnh chỉ phải trả tiền một nửa
Nằm ghép 2 người/giường bệnh chỉ phải trả tiền một nửa

Qui định này chính thức có hiệu lực từ 15/4, đồng thời sẽ áp dụng khung giá mới cho 447 dịch vụ khám, chữa bệnh.

Nằm ghép 2 người/giường bệnh chỉ phải trả tiền một nửa

Nằm ghép 2 người/giường bệnh chỉ phải trả tiền một nửa

Qui định này chính thức có hiệu lực từ 15/4, đồng thời sẽ áp dụng khung giá mới cho 447 dịch vụ khám, chữa bệnh.

Giảm quá tải bệnh viện: Ai buông "chùm khế ngọt"?
Giảm quá tải bệnh viện: Ai buông "chùm khế ngọt"?

Có một nghịch lý đang tồn tại: Nhiều bệnh viện dù luôn kêu quá tải nhưng chưa từng có ý định giảm tải. Thậm chí, có không ít bệnh viện còn duy trì công suất giường bệnh ở mức cao nhất để có thể đảm bảo nguồn thu.

Giảm quá tải bệnh viện: Ai buông "chùm khế ngọt"?

Giảm quá tải bệnh viện: Ai buông "chùm khế ngọt"?

Có một nghịch lý đang tồn tại: Nhiều bệnh viện dù luôn kêu quá tải nhưng chưa từng có ý định giảm tải. Thậm chí, có không ít bệnh viện còn duy trì công suất giường bệnh ở mức cao nhất để có thể đảm bảo nguồn thu.

Bộ Y tế triển khai Đề án giảm quá tải bệnh viện
Bộ Y tế triển khai Đề án giảm quá tải bệnh viện

(VOV) -Mục tiêu đáng chú ý của Đề án là đến năm 2015, giảm được tình trạng quá tải trầm trọng của 13 bệnh viện.

Bộ Y tế triển khai Đề án giảm quá tải bệnh viện

Bộ Y tế triển khai Đề án giảm quá tải bệnh viện

(VOV) -Mục tiêu đáng chú ý của Đề án là đến năm 2015, giảm được tình trạng quá tải trầm trọng của 13 bệnh viện.

Ưu tiên giảm quá tải bệnh viện ở 2 thành phố lớn
Ưu tiên giảm quá tải bệnh viện ở 2 thành phố lớn

(VOV) -Theo đó, phấn đấu giảm quá tải bệnh viện ở Hà Nội và TPHCM từ khoảng 120% như hiện nay xuống dưới 100% công suất.

Ưu tiên giảm quá tải bệnh viện ở 2 thành phố lớn

Ưu tiên giảm quá tải bệnh viện ở 2 thành phố lớn

(VOV) -Theo đó, phấn đấu giảm quá tải bệnh viện ở Hà Nội và TPHCM từ khoảng 120% như hiện nay xuống dưới 100% công suất.