Quảng Bình kiên quyết với nạn “tham nhũng vặt”

VOV.VN - Quảng Bình sẽ siết chặt kỷ luật, không tạo sơ hở để “tham nhũng vặt” xảy ra trong bộ máy công quyền.

Theo kết quả Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) ở Việt Nam năm 2013 vừa được công bố, Quảng Bình là tỉnh được đánh giá cao nhất trong cả nước. Quảng Bình cũng là địa phương duy nhất nằm trong nhóm tỉnh, thành phố đạt cao điểm nhất ở cả 6 chỉ số.

Phóng viên VOV phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về biện pháp duy trì vị trí dẫn đầu về chỉ số PAPI.

Ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình (Ảnh: thanhtra.gov.vn)

PV: Thưa ông, theo kết quả Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam vừa được công bố, Quảng Bình dẫn đầu cả nước về Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh trong năm 2013. Vậy Quảng Bình làm thế nào để duy trì vị trí này?

Ông Nguyễn Hữu Hoài: Chúng tôi coi sự thuận tiện của người dân là trung tâm của cải cách hành chính. Do vậy đã chỉ đạo các sở ban ngành, các huyện và đặc biệt là các xã giải quyết chu đáo công việc, đòi hỏi của người dân ngay từ cơ sở.

Thông qua các buổi tiếp xúc với công dân, các buổi đối thoại với người dân, các buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND cấp tỉnh, huyện xã, chúng tôi cử cán bộ có liên quan đến những vấn đề người dân quan tâm đi theo đoàn để trả lời, giải trình những kiến nghị của người dân. Thông qua những cuộc tiếp xúc đó, có thể giải quyết dứt điểm những vướng mắc của người dân. Ngay từ cấp thôn, cấp xã, người dân có quyền tham gia lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Chúng tôi thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ cơ sở để nâng cao vai trò giám sát của mặt trận. Chúng tôi cho rằng, giám sát của mặt trận các cấp là vô cùng quan trọng và tập trung kiện toàn củng cố ban thanh tra nhân dân. Mọi việc làm ở địa phương đều khuyến khích người dân tham gia giam sát. Đồng thời về phía tỉnh, chúng tôi rà soát, cắt bỏ mọi thủ tục hành chính rườm rà. Mọi thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp, ví dụ như tờ khai thuế, cấp phép xây dựng, công chứng, chứng thực, các thủ tục cấp giẩy chứng nhận quyền sử dụng đất… đều công khai cho người ta biết.

Đối với bộ máy công quyền từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã, chúng tôi chỉ đạo chấn chỉnh kỷ cương đối với công chức viên chức, nghiêm cấm công chức viên chức làm việc riêng trong giờ hành chính, cấm rượu bia trong buổi trưa, đảm bảo đủ điều kiện phục vụ người dân. Ngoài ra chúng tôi tăng cường thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực như đất đai, tài nguyên môi trường, đầu tư xây dựng cơ bản.

PV: Trên bảng xếp hạng thì Quảng Bình là địa phương dẫn đầu về quản trị hành chính công, nhưng trên thực tế, khi được hỏi, nhiều người dân vẫn nói rằng, họ chưa hài lòng về tính minh bạch ở một số lĩnh vực như thủ tục liên quan tới đất đai, về thái độ công chức, thậm chí vẫn có tình trạng phải có tiền lót tay cho cán bộ để việc làm thủ tục hành chính được thuận lợi. Phản ánh này của người dân có chính xác không, thưa ông?

Ông Nguyễn Hữu Hoài: Mặc dù Quảng Bình đứng đầu toàn quốc về chỉ số PAPI, tuy nhiên, chúng tôi thấy vẫn còn một số tồn tại, khuyết điểm cần tiếp tục khắc phục hơn nữa. Đó là tình trạng lót tay đâu đó vẫn còn xảy ra, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Vấn đề này chúng tôi chỉ đạo về kỷ cương hành chính, trách nhiệm công vụ, trách nhiệm của công chức, viên chức, trừng trị những kẻ có dấu hiệu tham nhũng. 

Chúng tôi chỉ đạo mọi công việc phải đảm bảo công khai, minh bạch để người dân có quyền tham gia giám sát. Và hàng tháng, chúng tôi có rà soát lại  dịch vụ công của người dân, đặc biệt là chỗ một cửa hoặc là một cửa liên thông để chấn chỉnh, đảm bảo thực sự hiệu quả hơn.

Trên lĩnh vực dịch vụ công của Nhà nước, hiện nay vẫn còn một số công chức, viên chức ngoài nhũng nhiễu thì do năng lực yếu kém, sợ trách nhiệm, đùn đẩy né tránh nên một số nơi ở đâu đó vẫn còn xảy ra hiện tượng chậm trễ với người dân và hiện tượng tham nhũng, nhận lót tay vẫn còn xảy ra.

PV: Một trong những nội dung đáng chú ý mà Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh nêu ra là tình trạng “tham nhũng vặt” diễn ra phổ biến và hầu khắp các địa phương trong cả nước. Ông có thể cho biết, Quảng Bình sẽ làm gì để kiểm soát hiệu quả hơn tham nhũng trong khu vực công?

Ông Nguyễn Hữu Hoài: Hiện nay, vấn đề tham nhũng ở khu vực công trong đó đặc biệt là “tham nhũng vặt” xảy ra ở rất nhiều nơi. Tỉnh Quảng Bình đánh giá là “tham nhũng vặt” vẫn còn xảy ra.

Ngoài việc siết chặt kỷ cương hành chính, siết chặt kỷ luật ra thì chúng tôi ban hành những văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo toàn diện, đồng bộ đẻ tập trung phòng ngừa, không tạo sơ hở dẫn đến “tham nhũng vặt” xảy ra trong bộ máy công quyền của Nhà nước.

Khi phát hiện ra một cá nhân, một công chức, viên chức có tham nhũng, chúng tôi xử lý mạnh. Bởi vì vấn đề này có tác dụng trị tội những kẻ tham nhũng, quan trọng hơn nữa là răn đe những người khác để mà phòng ngừa tham nhũng.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trường học lúng túng trong giảng dạy phòng chống tham nhũng
Trường học lúng túng trong giảng dạy phòng chống tham nhũng

VOV.VN -Nhiều giáo viên lo ngại chưa hiểu kỹ về pháp luật cũng như lúng túng khi chọn ví dụ minh họa.

Trường học lúng túng trong giảng dạy phòng chống tham nhũng

Trường học lúng túng trong giảng dạy phòng chống tham nhũng

VOV.VN -Nhiều giáo viên lo ngại chưa hiểu kỹ về pháp luật cũng như lúng túng khi chọn ví dụ minh họa.

"Đại án" tham nhũng: Tuyên tử hình Vũ Việt Hùng
"Đại án" tham nhũng: Tuyên tử hình Vũ Việt Hùng

Kết thúc phiên tòa ngày 13/3, HĐXX đã tuyên án tử hình Vũ Việt Hùng vì tội nhận hối lộ.

"Đại án" tham nhũng: Tuyên tử hình Vũ Việt Hùng

"Đại án" tham nhũng: Tuyên tử hình Vũ Việt Hùng

Kết thúc phiên tòa ngày 13/3, HĐXX đã tuyên án tử hình Vũ Việt Hùng vì tội nhận hối lộ.

Hoàn thiện cơ chế để không thể tham nhũng
Hoàn thiện cơ chế để không thể tham nhũng

VOV.VN-Khi vẫn còn cơ chế không phù hợp, việc giám sát chưa được siết chặt thì tham nhũng, tiêu cực vẫn là câu chuyện dài không có hồi kết.

Hoàn thiện cơ chế để không thể tham nhũng

Hoàn thiện cơ chế để không thể tham nhũng

VOV.VN-Khi vẫn còn cơ chế không phù hợp, việc giám sát chưa được siết chặt thì tham nhũng, tiêu cực vẫn là câu chuyện dài không có hồi kết.

Vụ JTC: Không để tham nhũng làm xấu hình ảnh quốc gia
Vụ JTC: Không để tham nhũng làm xấu hình ảnh quốc gia

VOV.VN -Xử lý nghiêm các sai phạm, tham nhũng là giải pháp kiên quyết nhằm ngăn chặn việc làm xấu đi hình ảnh của quốc gia.

Vụ JTC: Không để tham nhũng làm xấu hình ảnh quốc gia

Vụ JTC: Không để tham nhũng làm xấu hình ảnh quốc gia

VOV.VN -Xử lý nghiêm các sai phạm, tham nhũng là giải pháp kiên quyết nhằm ngăn chặn việc làm xấu đi hình ảnh của quốc gia.

Xây dựng cơ chế kiểm soát tham nhũng trong hệ thống tư pháp
Xây dựng cơ chế kiểm soát tham nhũng trong hệ thống tư pháp

VOV.VN -Các đại biểu cho rằng, Việt Nam vẫn chưa có những giải pháp cụ thể và đồng bộ để đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động tư pháp.

Xây dựng cơ chế kiểm soát tham nhũng trong hệ thống tư pháp

Xây dựng cơ chế kiểm soát tham nhũng trong hệ thống tư pháp

VOV.VN -Các đại biểu cho rằng, Việt Nam vẫn chưa có những giải pháp cụ thể và đồng bộ để đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động tư pháp.

Xếp hạng năng lực cạnh tranh 2013: DN sợ nhất là tham nhũng
Xếp hạng năng lực cạnh tranh 2013: DN sợ nhất là tham nhũng

VOV.VN -Cùng với đó là sự không ổn định về chính sách thuế, thủ tục phiền hà và chưa minh bạch.

Xếp hạng năng lực cạnh tranh 2013: DN sợ nhất là tham nhũng

Xếp hạng năng lực cạnh tranh 2013: DN sợ nhất là tham nhũng

VOV.VN -Cùng với đó là sự không ổn định về chính sách thuế, thủ tục phiền hà và chưa minh bạch.

Vụ JTC: Vì sao thanh tra không phát hiện được tham nhũng?
Vụ JTC: Vì sao thanh tra không phát hiện được tham nhũng?

VOV.VN -Nếu thủ trưởng đơn vị chỉ đạo thanh tra tìm ra được nhiều tham nhũng, sai phạm thì càng bị quy trách nhiệm của người đứng đầu.

Vụ JTC: Vì sao thanh tra không phát hiện được tham nhũng?

Vụ JTC: Vì sao thanh tra không phát hiện được tham nhũng?

VOV.VN -Nếu thủ trưởng đơn vị chỉ đạo thanh tra tìm ra được nhiều tham nhũng, sai phạm thì càng bị quy trách nhiệm của người đứng đầu.