Quy hoạch Sơn Trà làm nóng hành lang Quốc hội
VOV.VN - Nếu chúng ta khai thác, phục vụ lợi ích nhất thời, thì có thể 5, 10 năm tới sẽ phá hỏng đi sự nguyên vẹn, sự nguyên, sơ độc đáo, hủy hoại thiên nhiên.
Trong thời gian vừa qua, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin xung quanh việc UBND TP. Đà Nẵng và Hiệp hội du lịch Đà Nẵng có văn bản gửi Thủ tướng đề nghị xem xét, điều chỉnh lại Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà, Đà Nẵng để bảo tồn hệ sinh thái tại khu vực trên.
Cùng với Đà Nẵng, việc quy hoạch khu du lịch, các di sản quốc gia đặc biệt ở một số địa phương khác cũng được các đại biểu Quốc hội quan tâm. Bên hành lang Quốc hội, vấn đề này đã được các đại biểu cho ý kiến sôi nổi, làm nóng ngay ngày làm việc đầu tiên của tuần làm việc thứ 2.
Theo Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, (Đoàn thành phố Hồ Chi Minh) cho rằng, nếu chúng ta khai thác và phục vụ lợi ích nhất thời, thì có thể 5, 10 năm tới sẽ phá hỏng đi sự nguyên vẹn, sự nguyên, sơ độc đáo, hủy hoại thiên. |
Theo Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, (Đoàn thành phố Hồ Chi Minh) cho rằng, đây là khuyết điểm lớn về quản lý, một sai lầm về nhận thức.
Do đó, trong vấn đề bán đảo Sơn Trà đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề xuất Chính phủ cần kiên quyết trong vấn đề này và nhất trí với Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng là giữ nguyên hiện trạng (tức là khoảng 300 phòng đang được đưa vào sử dụng), không xây dựng thêm các cơ sở lưu trú trên bán đảo Sơn Trà và tiếp tục có kế hoạch đầu tư khác để bảo tồn thiên nhiên của bán đảo.
Bởi theo đại biểu Nghĩa, nếu chúng ta bảo tồn được bán đảo Sơn Trà, chúng ta sẽ thu hút được khách du lịch cao cấp. Đồng thời, chúng ta phải nghĩ được, điều chúng ta đang làm là chúng ta phục vụ được cho cả người dân Đà Nẵng. Bởi, tài sản đó lâu nay bảo tồn được là do chính người dân Đà Nẵng và người dân cả nước nói chung.
“Cách làm này hết sức đáng hoan nghênh nó thể hiện tinh thần như Chính phủ đề ra là Chính phủ kiến tạo, Chính phủ phục vụ. Vấn đề của Sơn Trà cũng như vấn đề của nhiều nơi khác như: Sơn Đoòng, Cát Bà, Hạ Long hay các vùng miền khác. Đó là Chính phủ đã nói là không hy sinh môi trường cho phát triển kinh tế. Ở đây nó không phải chỉ là môi trường mà nó là khái niệm “Tài nguyên thiên nhiên”. Tài nguyên thiên nhiên là tài sản hết sức quý báu. Nếu chúng ta khai thác và phục vụ lợi ích nhất thời thì có thể 5, 10 năm tới nó làm phá hỏng đi sự nguyên vẹn, sự nguyên, sơ độc đáo. Thậm chí ở góc độ nào đó dẫn đến sự hủy hoại của tài sản thiên nhiên đó”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.
Một việc đáng quan tâm nữa, theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa là trong báo cáo của Chính phủ vừa qua còn thiếu, ít nói về vấn đề bảo vệ môi trường, thiên nhiên và di sản cần phải có thêm.
Luật Quy hoạch: Hủy bỏ quy hoạch treo gây lãng phí, khốn đốn cho dân
Luật Quy hoạch: Cần “tầm nhìn” và tránh lợi ích nhóm
Quy hoạch tổng thể Sơn Trà giới hạn ở 1.600 phòng lưu trú
“Chúng ta đo chỉ số này kia nói không có ô nhiễm nhưng lại đang tàn phá thiên nhiên. Ví dụ như những vụ việc gần đây ở Sơn Trà, Cát Bà, Hạ Long, Sơn Đoòng… Đây là những tài nguyên thiên nhiên có giá trị lớn của nhiều thế hệ hàng trăm năm. Chúng ta giữ, quản lý những tài sản quý, nghĩa là tiền của, GDP ở đó”.
“Du khách đến đây để tận hưởng thiên nhiên chứ không phải để xem những công trình hàng chục tầng này kia. Những cái đó có gì để họ coi. Sơn Trà xây hàng loạt biệt thự thế giới đâu có thiếu? Nhưng tạo môi trường thiên sinh thái cảnh quan được bảo tồn mới thu hút tiền đồng thời được môi trường, bảo vệ được di sản. Hiện nay các di tích lịch sử, di sản văn hoá đang bị tàn phá rất nhiều. Đã có đề xuất 20 năm tới Việt Nam nên đầu tư mạnh vào GDP xanh, muốn như vậy phải bảo tồn di sản, thiên nhiên, môi trường”, ĐB Nghĩa nhấn mạnh./.