Đồng Tháp thiếu gần 2.000 giáo viên nhưng không xin thêm biên chế

VOV.VN - Ngày 4/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu đã ký công văn số 642 gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về kết quả rà soát và giải quyết tình trạng thừa giáo viên cấp học phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Thực hiện Công văn ngày 11/8 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc giải quyết tình trạng thừa giáo viên các cấp học phổ thông, qua rà soát, số lượng, cơ cấu, độ tuổi giáo viên dư thừa ở từng trường, từng cấp học, môn học trên địa bàn, tỉnh Đồng Tháp không có giáo viên thừa các cấp học.

Tổng số biên chế được giao năm 2021 cho ngành giáo dục Đồng Tháp là 22.476 người, địa phương đã sử dụng số biên chế là 19.617 người và tổng số biên chế còn thiếu là 2.859 người. Tuy nhiên, theo Thông tư số 16 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập thì tổng số biên chế giáo dục tỉnh Đồng Tháp thiếu là 1.970 biên chế.

Trong công văn, UBND tỉnh Đồng Tháp không đề xuất xin thêm biên chế. Tuy nhiên, để bảo đảm số lượng viên chức y tế/giường bệnh, giáo viên/lớp theo quy định, UBND tỉnh Đồng Tháp cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ xem xét không đặt lộ trình giảm 10% biên chế sự nghiệp đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp y tế theo Nghị quyết số 19 -NQ/TW đến năm 2025 thực hiện giảm 10% biên chế sự nghiệp so với biên chế năm 2021.

Theo công văn nêu trên thì trong số 1.970 biên chế thiếu theo Thông tư số 16 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì ở cấp mầm non thiếu 467 giáo viên; cấp tiểu học thiếu 893 giáo viên; cấp trung học cơ sở thiếu 494 giáo viên và cấp Trung học phổ thông thiếu 116 giáo viên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hầu hết các trường tại Tuyên Quang đều thiếu giáo viên, cần cơ chế đặc thù để gỡ khó
Hầu hết các trường tại Tuyên Quang đều thiếu giáo viên, cần cơ chế đặc thù để gỡ khó

VOV.VN - Hầu hết các trường tại Tuyên Quang đều gặp khó khăn do thiếu giáo viên - một bất cập trong công tác giáo dục của tỉnh từ nhiều năm qua. Việc sắp xếp đội ngũ để dạy môn học mới, do đó gặp trở ngại, giáo viên phải dạy theo từng phân môn.

Hầu hết các trường tại Tuyên Quang đều thiếu giáo viên, cần cơ chế đặc thù để gỡ khó

Hầu hết các trường tại Tuyên Quang đều thiếu giáo viên, cần cơ chế đặc thù để gỡ khó

VOV.VN - Hầu hết các trường tại Tuyên Quang đều gặp khó khăn do thiếu giáo viên - một bất cập trong công tác giáo dục của tỉnh từ nhiều năm qua. Việc sắp xếp đội ngũ để dạy môn học mới, do đó gặp trở ngại, giáo viên phải dạy theo từng phân môn.

Ninh Thuận vẫn thiếu 415 giáo viên ở các cấp học
Ninh Thuận vẫn thiếu 415 giáo viên ở các cấp học

VOV.VN - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa giao Sở Nội vụ tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan để tham mưu, đề xuất bổ sung 556 biên chế trong năm học 2021-2022 cho ngành giáo dục đào tạo trước ngày 15/10 để tỉnh xem xét.

Ninh Thuận vẫn thiếu 415 giáo viên ở các cấp học

Ninh Thuận vẫn thiếu 415 giáo viên ở các cấp học

VOV.VN - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa giao Sở Nội vụ tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan để tham mưu, đề xuất bổ sung 556 biên chế trong năm học 2021-2022 cho ngành giáo dục đào tạo trước ngày 15/10 để tỉnh xem xét.

Tiền Giang khắc phục tình trạng thiếu gần 1.000 giáo viên mầm non
Tiền Giang khắc phục tình trạng thiếu gần 1.000 giáo viên mầm non

VOV.VN - Vào đầu năm học mới 2021-2022, tỉnh Tiền Giang thiếu gần 1.000 giáo viên mầm non.

Tiền Giang khắc phục tình trạng thiếu gần 1.000 giáo viên mầm non

Tiền Giang khắc phục tình trạng thiếu gần 1.000 giáo viên mầm non

VOV.VN - Vào đầu năm học mới 2021-2022, tỉnh Tiền Giang thiếu gần 1.000 giáo viên mầm non.

Đến năm 2030, cả nước cần khoảng 9.000 giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số
Đến năm 2030, cả nước cần khoảng 9.000 giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Theo Bộ GD-ĐT, đội ngũ dạy tiếng dân tộc thiểu số hiện nay còn thiếu về số lượng, chưa đồng đều về chất lượng, nhiều thầy cô được đào tạo theo hệ 7+ hoặc 9+.

Đến năm 2030, cả nước cần khoảng 9.000 giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số

Đến năm 2030, cả nước cần khoảng 9.000 giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Theo Bộ GD-ĐT, đội ngũ dạy tiếng dân tộc thiểu số hiện nay còn thiếu về số lượng, chưa đồng đều về chất lượng, nhiều thầy cô được đào tạo theo hệ 7+ hoặc 9+.