Thay đổi chuẩn mực xã hội để thúc đẩy quyền của phụ nữ

VOV.VN - Điều tra của UNFPA tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ phụ nữ ở vùng nông thôn bị bạo hành cao hơn so với phụ nữ thành thị, có 62,9% phụ nữ đã từng chịu ít nhất 1 hình thức bạo lực về thể chất, tinh thần do chồng gây ra.
 

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam sẽ phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế triển khai dự án "Phòng, chống và ứng phó với bạo lực giới và các thực hành có hại khác". Phát biểu tại buổi ra mắt, ông Nguyễn Xuân Định - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho biết “Dự án sẽ góp phần giải quyết bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam. Hội Nông dân Việt Nam cam kết thực hiện sự án theo hướng đổi mới thiết thực, hiệu quả nhất nhằm đáp ứng nhu cầu của phụ nữ, trẻ em gái Việt Nam và đảm bảo sự an toàn cho họ, đồng thời giải quyết các chuẩn mực xã hội, thực hành có hại liên quan đến định kiến giới, vốn là nguyên nhân gốc rễ của bạo lực trên cơ sở giới”.

Dự án dự kiến sẽ hỗ trợ công tác vận động dựa trên bằng chứng và cung cấp tư vấn kỹ thuật cho việc sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Luật Bình đẳng giới nhằm đảm bảo bất kỳ nội dung nào liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới và các thực hành có hại sẽ được phản ánh đầy đủ trong các điều luật này. Ngoài ra, dự án cũng sẽ xây dựng và triển khai những sáng kiến đổi mới và dựa trên kỹ thuật số về truyền thông xã hội và thay đổi hành vi nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng, tập trung vào thanh thiếu niên, nam giới và trẻ em trai, và các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương khác với mục tiêu thay đổi thái độ, hành vi, cũng như đưa ra các hành động ngăn chặn bạo lực trên cơ sở giới cũng như các thực hành có hại khác.

Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh “Giải quyết bạo lực trên cơ sở giới và các thực hành có hại là 1 trong 3 trụ cột chính trong kế hoạch Chiến lược mới của UNFPA cho giai đoạn 2022 – 2025 và cũng là 1 ưu tiên rõ ràng trong chương trình quốc gia mới cho giai đoạn 2022 – 2026 của UNFPA Việt Nam. UNFPA sẽ nhân rộng quy mô những nỗ lực của mình để chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới và các thực hành có hại tại Việt Nam”.

Kết quả điều tra về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam do UNFPA hỗ trợ cho thấy, gần 2/3 phụ nữ (62,9%) đã từng chịu ít nhất 1 hình thức bạo lực về thể chất, tình dục, tinh thần, kinh tế. Hơn ½ phụ nữ từng bị chồng, bạn tình bạo lực thể chất và/hoặc tình dục không kể với ai chuyện này và hầu hết nạn nhân bị bạo lực (90,4%) không tìm kiếm bất kỳ sự trợ giúp nào. Do vậy, Hội Nông dân Việt Nam đã thiết lập tổng đài hỗ trợ miễn phí 1800.1768 cũng như trang web nhắn tin đặc biệt với sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật và tài chính từ UNFPA trong khuôn khổ dự án “Giảm thiểu tác động của Covid-19 đến nhóm dân số dễ bị tổn thương nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam” do chính phủ Nhật Bản tài trợ. Phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực ở nông thôn có thể gọi cho đường dây nóng để được đảm bảo quyền cũng như sự an toàn cho bản thân và gia đình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều vụ bạo lực gia đình bị phát giác muộn do tư tưởng "đèn nhà ai nhà ấy rạng"?
Nhiều vụ bạo lực gia đình bị phát giác muộn do tư tưởng "đèn nhà ai nhà ấy rạng"?

VOV.VN - Nhiều người còn có quan niệm vợ chồng, cha con bạo lực là việc riêng, “đèn nhà ai nhà nấy rạng” nên nhiều vụ bạo lực gia đình đặc biệt nghiêm trọng như cháu bé 8 tuổi tại TP.HCM bị bạo hành dã man đến tử vong hay cháu bé bị cha dượng đóng đinh vào đầu ở Hà Nội chậm được đưa ra ánh sáng.

Nhiều vụ bạo lực gia đình bị phát giác muộn do tư tưởng "đèn nhà ai nhà ấy rạng"?

Nhiều vụ bạo lực gia đình bị phát giác muộn do tư tưởng "đèn nhà ai nhà ấy rạng"?

VOV.VN - Nhiều người còn có quan niệm vợ chồng, cha con bạo lực là việc riêng, “đèn nhà ai nhà nấy rạng” nên nhiều vụ bạo lực gia đình đặc biệt nghiêm trọng như cháu bé 8 tuổi tại TP.HCM bị bạo hành dã man đến tử vong hay cháu bé bị cha dượng đóng đinh vào đầu ở Hà Nội chậm được đưa ra ánh sáng.

Bạo lực gia đình cần quan tâm những hành vi gây tổn thương tinh thần
Bạo lực gia đình cần quan tâm những hành vi gây tổn thương tinh thần

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, không chỉ những hành động bạo hành về mặt thể chất, mà chính những tác động gây áp lực, tổn thương tinh thần cho các thành viên trong gia đình cũng có thể coi là bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình cần quan tâm những hành vi gây tổn thương tinh thần

Bạo lực gia đình cần quan tâm những hành vi gây tổn thương tinh thần

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, không chỉ những hành động bạo hành về mặt thể chất, mà chính những tác động gây áp lực, tổn thương tinh thần cho các thành viên trong gia đình cũng có thể coi là bạo lực gia đình.

Xúi giục, lôi kéo người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình cũng là phạm luật
Xúi giục, lôi kéo người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình cũng là phạm luật

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cần mở rộng phạm vi xử lý với hành vi lôi kéo, xúi giục, góp sức cho thành viên khác thực hiện bạo lực trong gia đình.

Xúi giục, lôi kéo người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình cũng là phạm luật

Xúi giục, lôi kéo người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình cũng là phạm luật

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cần mở rộng phạm vi xử lý với hành vi lôi kéo, xúi giục, góp sức cho thành viên khác thực hiện bạo lực trong gia đình.