Tháo “điểm nghẽn” cơ chế, chính sách đặc thù làm công trình giao thông

VOV.VN - Việc chọn các dự án thí điểm áp dụng các chính sách đặc thù phải được đánh giá kỹ lưỡng những hiệu quả, lợi ích đạt được và những hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai, không để xảy ra tình trạng lợi dụng, trục lợi chính sách, gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư.

Ngay sau khi triển khai các dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam đã nảy sinh nhiều bất cập: công tác giải phóng mặt bằng còn chậm, quy trình thủ tục cấp mỏ nguyên vật liệu quá rườm rà, giá nguyên vật liệu tăng cao…khiến một số dự án lụt sâu về tiến độ.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, để tháo gỡ, Chính phủ đã ra 2 Nghị quyết 113 và Nghị quyết số 60 về áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

Cùng với đó là 3 cơ chế trong việc chỉ định thầu; giao chủ đầu tư được khai thác các mỏ khoáng sản; phân cấp, phân quyền, bố trí nguồn vốn cho UBND cấp tỉnh thực hiện dự án...

“Như thế cũng đã tháo gỡ khó khăn bước đầu trong quá trình triển khai, nhất là về thủ tục. Cơ chế chỉ định thầu đã rút ngắn được thời gian nhưng vẫn đảm bảo được tiến độ, chất lượng và cả những quy định là rất quý…”, Thứ trưởng Lê Đình Thọ nói.

Để tháo gỡ nút thắt trong đầu tư, tạo đột phá trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, vì vậy rất cần cơ chế, chính sách đặc thù nhằm vừa huy động được các nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Việc Chính phủ trình Quốc hội Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ tại kỳ họp này rất cần thiết và là chủ trương đúng đắn để tiếp tục hoàn thiện các luật liên quan, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cuộc sống.

Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, việc cung cấp nguyên vật liệu từ các mỏ khoáng sản chưa đáp ứng nhu cầu do nhiều dự án được triển khai cùng một thời điểm, hồ sơ cấp phép mỏ khoáng sản bị chậm trễ. Mặt khác, các dự án cao tốc Bắc-Nam đầu tư theo hình thức PPP rất ít, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia vì còn vướng cơ chế, chính sách.

Ông Phạm Văn Khôi -Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành nhìn nhận, mặc dù các tỉnh nỗ lực tạo điều kiện cho chủ đầu tư có nguồn vật liệu thi công cao tốc Bắc-Nam, nhưng do các thủ tục không làm nhanh được nên vẫn chậm, cản trở tiến độ của các dự án giai đoạn 2.

Còn PGS.TS Trần Chủng-Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam thừa nhận, các doanh nghiệp, doanh nhân rất khát vọng huy động nguồn vốn của mình để tham gia các dự án PPP vì vậy Đảng và Nhà nước cần nghiên cứu, xem xét về chính sách, thể chế, phải có sự điều chỉnh kịp thời.

“Làm tốt các nguyên tắc trên sẽ giúp Nghị quyết, sau khi được thông qua, sớm đi vào cuộc sống, trực tiếp góp phần tháo gỡ nút thắt trong đầu tư, tạo đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng, thúc đẩy giải ngân, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước”, ông Chủng nói.

Từ vướng mắc này, Chính phủ đã trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ gồm 10 điều, quy định rõ các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng chung cho các dự án giao thông đường bộ nhằm đảm bảo triển khai nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Ông Hoàng Văn Cường-Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội phân tích, những dự án đầu tư lớn hiện nay, đặc biệt các công trình giao thông đang vướng mắc bởi rất nhiều yếu tố quy định của pháp luật mà không phù hợp với các lĩnh vực đầu tư chung đó.

“Chính vì vậy cần có cơ chế đặc thù để không phải xem xét từng dự án để khi có công trình giao thông chúng ta có thể áp dụng chung cơ chế đó để đảm bảo nhanh hơn”, ông Cường phân tích.

Với 5 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù được đề cập trong Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ do Chính phủ đề xuất trước Quốc hội được kỳ vọng sẽ tháo tung “điểm nghẽn về cơ chế”, thể chế hóa chủ trương về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong việc huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện cho các địa phương.

Các nhóm cơ chế, chính sách đặc thù trên còn góp phần đảm bảo tính khả thi và thuận lợi trong việc thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước theo phương thức PPP với phương châm lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội…

Các nhà đầu tư tư nhân và chính quyền nhiều địa phương kỳ vọng rất lớn vào việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ vào cuối Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV.

Dù đang ở dạng dự thảo, nhưng nếu sớm được xem xét, thông qua, nghị quyết này sẽ góp phần quan trọng, thúc đẩy hơn nữa quá trình hiện đại hoá hệ thống giao thông đường bộ, với ưu tiên hàng đầu là đến năm 2030, cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cao tốc Bắc-Nam đang thiếu bao nhiêu triệu m3 cát, đất đắp nền?
Cao tốc Bắc-Nam đang thiếu bao nhiêu triệu m3 cát, đất đắp nền?

VOV.VN - Tất cả các dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 đang thiếu nguồn vật liệu cát, đất đắp nền đường dẫn đến chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra. Nhiều dự án đang chờ vật liệu từ các mỏ đặc thù để bứt tốc tiến độ thi công.

Cao tốc Bắc-Nam đang thiếu bao nhiêu triệu m3 cát, đất đắp nền?

Cao tốc Bắc-Nam đang thiếu bao nhiêu triệu m3 cát, đất đắp nền?

VOV.VN - Tất cả các dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 đang thiếu nguồn vật liệu cát, đất đắp nền đường dẫn đến chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra. Nhiều dự án đang chờ vật liệu từ các mỏ đặc thù để bứt tốc tiến độ thi công.

Hơn 500km đường cao tốc Bắc-Nam đã được đưa vào khai thác trong năm 2023
Hơn 500km đường cao tốc Bắc-Nam đã được đưa vào khai thác trong năm 2023

VOV.VN - Bộ GTVT cho biết, trong 9 tháng của năm 2023 đã có hơn 500km đường cao tốc Bắc-Nam được đưa vào khai thác. Cùng đó, Bộ GTVT cũng tiến hành  khởi động của 13 dự án giao thông lớn.

Hơn 500km đường cao tốc Bắc-Nam đã được đưa vào khai thác trong năm 2023

Hơn 500km đường cao tốc Bắc-Nam đã được đưa vào khai thác trong năm 2023

VOV.VN - Bộ GTVT cho biết, trong 9 tháng của năm 2023 đã có hơn 500km đường cao tốc Bắc-Nam được đưa vào khai thác. Cùng đó, Bộ GTVT cũng tiến hành  khởi động của 13 dự án giao thông lớn.

Chiến dịch "100 ngày" thông hầm số 2 cao tốc Bắc-Nam, đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn
Chiến dịch "100 ngày" thông hầm số 2 cao tốc Bắc-Nam, đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn

VOV.VN - Dự án Cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn được bắt đầu chiến dịch thi đua 100 ngày thông hầm và giải phóng toàn bộ mặt bằng dự án theo đúng kế hoạch đề ra. Việc thông hầm số 2 vào cuối năm sẽ tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn thời gian di chuyển từ đường đèo 3,6km xuống còn 700m đường bằng.

Chiến dịch "100 ngày" thông hầm số 2 cao tốc Bắc-Nam, đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn

Chiến dịch "100 ngày" thông hầm số 2 cao tốc Bắc-Nam, đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn

VOV.VN - Dự án Cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn được bắt đầu chiến dịch thi đua 100 ngày thông hầm và giải phóng toàn bộ mặt bằng dự án theo đúng kế hoạch đề ra. Việc thông hầm số 2 vào cuối năm sẽ tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn thời gian di chuyển từ đường đèo 3,6km xuống còn 700m đường bằng.

Khẩn trương hoàn thiện đồng bộ các dự án cao tốc Bắc-Nam mới thông xe
Khẩn trương hoàn thiện đồng bộ các dự án cao tốc Bắc-Nam mới thông xe

VOV.VN - Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư, doanh nghiệp dự án tăng tốc hoàn thiện đồng bộ các hạng mục thuộc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 đã được thông xe và đưa vào khai thác.

Khẩn trương hoàn thiện đồng bộ các dự án cao tốc Bắc-Nam mới thông xe

Khẩn trương hoàn thiện đồng bộ các dự án cao tốc Bắc-Nam mới thông xe

VOV.VN - Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư, doanh nghiệp dự án tăng tốc hoàn thiện đồng bộ các hạng mục thuộc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 đã được thông xe và đưa vào khai thác.

Bộ GTVT phản hồi việc thi công cao tốc Bắc-Nam gây nứt nhà dân ở Bình Thuận
Bộ GTVT phản hồi việc thi công cao tốc Bắc-Nam gây nứt nhà dân ở Bình Thuận

VOV.VN - Bộ GTVT cam kết sẽ tiếp tục chỉ đạo chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra xử lý vị trí thoát nước đường cao tốc, đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm với việc bồi thường nứt nhà dân trong khi thi công các dự án cao tốc Bắc-Nam.

Bộ GTVT phản hồi việc thi công cao tốc Bắc-Nam gây nứt nhà dân ở Bình Thuận

Bộ GTVT phản hồi việc thi công cao tốc Bắc-Nam gây nứt nhà dân ở Bình Thuận

VOV.VN - Bộ GTVT cam kết sẽ tiếp tục chỉ đạo chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra xử lý vị trí thoát nước đường cao tốc, đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm với việc bồi thường nứt nhà dân trong khi thi công các dự án cao tốc Bắc-Nam.

Hai dự án cao tốc Bắc-Nam qua Hà Tĩnh cam kết "về đích” đúng tiến độ
Hai dự án cao tốc Bắc-Nam qua Hà Tĩnh cam kết "về đích” đúng tiến độ

VOV.VN - Tranh thủ thời tiết thuận lợi, các nhà thầu 2 dự án cao tốc Bắc-Nam đoạn qua Hà Tĩnh gồm Bãi Vọt-Hàm Nghi và Hàm Nghi-Vũng Áng đang đẩy mạnh thi công bù khối lượng bị chậm, cam kết về “đích” đúng tiến độ.

Hai dự án cao tốc Bắc-Nam qua Hà Tĩnh cam kết "về đích” đúng tiến độ

Hai dự án cao tốc Bắc-Nam qua Hà Tĩnh cam kết "về đích” đúng tiến độ

VOV.VN - Tranh thủ thời tiết thuận lợi, các nhà thầu 2 dự án cao tốc Bắc-Nam đoạn qua Hà Tĩnh gồm Bãi Vọt-Hàm Nghi và Hàm Nghi-Vũng Áng đang đẩy mạnh thi công bù khối lượng bị chậm, cam kết về “đích” đúng tiến độ.

Vì sao Hà Nội không muốn "kéo" đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam về ga Hà Nội?
Vì sao Hà Nội không muốn "kéo" đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam về ga Hà Nội?

VOV.VN - TP Hà Nội cho rằng, phương án đề xuất sử dụng chung hạ tầng với tuyến đường sắt đô thị số 1 để tổ chức khai thác vận tải của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam vào ga Hà Nội là chưa phù hợp với định hướng Quy hoạch mạng lưới đường sắt.

Vì sao Hà Nội không muốn "kéo" đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam về ga Hà Nội?

Vì sao Hà Nội không muốn "kéo" đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam về ga Hà Nội?

VOV.VN - TP Hà Nội cho rằng, phương án đề xuất sử dụng chung hạ tầng với tuyến đường sắt đô thị số 1 để tổ chức khai thác vận tải của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam vào ga Hà Nội là chưa phù hợp với định hướng Quy hoạch mạng lưới đường sắt.

Loạt dự án cao tốc Bắc-Nam bị chậm tiến độ, Bộ GTVT nêu lý do
Loạt dự án cao tốc Bắc-Nam bị chậm tiến độ, Bộ GTVT nêu lý do

VOV.VN - Các dự án đường bộ Cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đang bị chậm tiến độ và nếu không có giải pháp sớm tháo gỡ vướng mắc và khó khăn, công trình này sẽ khó có thể về đích theo kế hoạch.

Loạt dự án cao tốc Bắc-Nam bị chậm tiến độ, Bộ GTVT nêu lý do

Loạt dự án cao tốc Bắc-Nam bị chậm tiến độ, Bộ GTVT nêu lý do

VOV.VN - Các dự án đường bộ Cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đang bị chậm tiến độ và nếu không có giải pháp sớm tháo gỡ vướng mắc và khó khăn, công trình này sẽ khó có thể về đích theo kế hoạch.

Vướng mặt bằng, thiếu vật liệu, thi công cao tốc Bắc-Nam kiểu “xôi đỗ”
Vướng mặt bằng, thiếu vật liệu, thi công cao tốc Bắc-Nam kiểu “xôi đỗ”

VOV.VN - Ngoài nguồn cung nguồn vật liệu, các dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 vẫn đang gặp khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng và việc hoàn thành xây dựng các khu tái định cư, còn nhà thầu vẫn đang phải thi công kiểu “xôi đỗ”.

Vướng mặt bằng, thiếu vật liệu, thi công cao tốc Bắc-Nam kiểu “xôi đỗ”

Vướng mặt bằng, thiếu vật liệu, thi công cao tốc Bắc-Nam kiểu “xôi đỗ”

VOV.VN - Ngoài nguồn cung nguồn vật liệu, các dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 vẫn đang gặp khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng và việc hoàn thành xây dựng các khu tái định cư, còn nhà thầu vẫn đang phải thi công kiểu “xôi đỗ”.