Các nhà máy điện than của Australia đứng trước nguy cơ đóng cửa

VOV.VN - Hầu hết các nhà máy nhiệt điện sử dụng than tại Australia đang hoạt động dưới công suất thiết kế và có nguy cơ sẽ phái đóng cửa do nhu cầu năng lượng giảm mạnh trong giai đoạn đại dịch Covid-19 kết hợp với nguồn cung điện từ các nguồn năng lượng tái tạo ngày càng tăng.

Nhu cầu năng lượng sụt giảm mạnh và giá bán điện trượt dài đã dẫn đến việc hầu hết các nhà máy điện than của Australia đang phải hoạt động cầm chừng để cắt giảm thua lỗ trong thời gian gần đây.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do rất nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh đã phải ngừng hoạt động trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát kết hợp với nhu cầu sử dụng điện của các hộ gia đình cũng giảm do năm vừa qua Australia có một mùa Hè mát mẻ hơn bình thường.

Số liệu được ghi nhận tại bang Victoria cho thấy giá bán điện đã giảm 70% trong khi đó giá điện tại bang New South Wales cũng giá đã giảm hơn một nửa.

Bên cạnh nguyên nhân nhu cầu tiêu thụ giảm, còn có một lý do quan trọng khác khiến các nhà máy điện than gặp khó khăn trong kinh doanh đó là Australia đang đẩy mạnh phát triển các nhà máy điện mặt trời, điện gió cùng với việc người dân đang có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều các tấm pin mặt trời trên mái nhà.

Than và khí đốt hiện vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chủ đạo của Australia, chiếm hơn 75% nhu cầu trên toàn lưới điện. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển và nhu cầu sử dụng điện tái tạo ngày càng tăng như hiện nay, điện năng từ các nguồn bao gồm năng lượng gió, năng lượng mặt trời và thủy điện sẽ sớm tăng lên hơn 30% trên tổng nhu cầu năng lượng.

Australia hiện được đánh giá là quốc gia dẫn đầu thế giới về phát triển năng lượng tái tạo. Bắt đầu từ năm 2020, lãnh thổ thủ đô Canberra của nước này đã chuyển sang sử dụng 100% điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo. Trong khi đó, chính quyền một số bang khác đang phấn đấu để các công sở sẽ ngừng sử dụng điện được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch để chuyển sang sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc kiện Mỹ ra WTO vì đánh thuế pin năng lượng mặt trời
Trung Quốc kiện Mỹ ra WTO vì đánh thuế pin năng lượng mặt trời

VOV.VN - Trung Quốc tố việc Mỹ vừa trợ cấp các công ty năng lượng tái tạo, vừa áp thuế dòng sản phẩm này nhập khẩu đã làm méo mó thị trường toàn cầu.

Trung Quốc kiện Mỹ ra WTO vì đánh thuế pin năng lượng mặt trời

Trung Quốc kiện Mỹ ra WTO vì đánh thuế pin năng lượng mặt trời

VOV.VN - Trung Quốc tố việc Mỹ vừa trợ cấp các công ty năng lượng tái tạo, vừa áp thuế dòng sản phẩm này nhập khẩu đã làm méo mó thị trường toàn cầu.

Máy bay chạy bằng pin mặt trời vượt Đại Tây Dương
Máy bay chạy bằng pin mặt trời vượt Đại Tây Dương

VOV.VN - Máy bay Solar Impulse 2 được trang bị hơn 170.000 tấm pin năng lượng mặt trời tích hợp trên sải cánh dài 72 mét.

Máy bay chạy bằng pin mặt trời vượt Đại Tây Dương

Máy bay chạy bằng pin mặt trời vượt Đại Tây Dương

VOV.VN - Máy bay Solar Impulse 2 được trang bị hơn 170.000 tấm pin năng lượng mặt trời tích hợp trên sải cánh dài 72 mét.

Bí quyết giúp Australia phát triển năng lượng tái tạo
Bí quyết giúp Australia phát triển năng lượng tái tạo

VOV.VN - Australia hiện là một trong những quốc gia có lĩnh vực năng lượng tái tạo tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Vậy điều gì đã giúp cho Australia có được vị trí này?

Bí quyết giúp Australia phát triển năng lượng tái tạo

Bí quyết giúp Australia phát triển năng lượng tái tạo

VOV.VN - Australia hiện là một trong những quốc gia có lĩnh vực năng lượng tái tạo tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Vậy điều gì đã giúp cho Australia có được vị trí này?

Dệt may là ngành gây ô nhiễm môi trường thứ 2 thế giới
Dệt may là ngành gây ô nhiễm môi trường thứ 2 thế giới

VOV.VN - Ngành dệt may đáp ứng nhu cầu mặc của con người và tạo ra nhiều việc làm. Nhưng mặt trái của nó cũng rất lớn khi gây ra ô nhiễm cao toàn diện...

Dệt may là ngành gây ô nhiễm môi trường thứ 2 thế giới

Dệt may là ngành gây ô nhiễm môi trường thứ 2 thế giới

VOV.VN - Ngành dệt may đáp ứng nhu cầu mặc của con người và tạo ra nhiều việc làm. Nhưng mặt trái của nó cũng rất lớn khi gây ra ô nhiễm cao toàn diện...

Ngành thời trang gây ô nhiễm và tàn phá môi trường như thế nào?
Ngành thời trang gây ô nhiễm và tàn phá môi trường như thế nào?

VOV.VN - Quần áo là nhu cầu quan trọng đối với con người nhưng có một thực tế khắc nghiệt là ngành thời trang đang gây ô nhiễm và tàn phá môi trường rất lớn.

Ngành thời trang gây ô nhiễm và tàn phá môi trường như thế nào?

Ngành thời trang gây ô nhiễm và tàn phá môi trường như thế nào?

VOV.VN - Quần áo là nhu cầu quan trọng đối với con người nhưng có một thực tế khắc nghiệt là ngành thời trang đang gây ô nhiễm và tàn phá môi trường rất lớn.