"Đang xác minh thông tin Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc có 2 quốc tịch"

VOV.VN - Ông Trần Văn Túy cho biết, hiện cơ quan giúp việc của Ban Công tác đại biểu đang xác minh rõ thông tin Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc có 2 quốc tịch.

Tiếp tục về thông tin về việc Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc - đoàn TPHCM trả lời trên báo Tuổi Trẻ "có quốc tịch Síp là do gia đình bảo lãnh", sáng nay (26/08), trao đổi với phóng viên VOV, ông Trần Văn Túy, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết mới tiếp nhận thông tin qua báo chí và chưa nhận được thông tin chính thức.

Trả lời báo Tuổi Trẻ vào ngày 25/8, đại biểu Phạm Phú Quốc thừa nhận có quốc tịch Síp từ giữa năm 2018 do gia đình bảo lãnh, chứ không phải “mua” quốc tịch như thông tin công bố từ hãng tin của nhà nước Qatar.

Theo ông Trần Văn Túy - Trưởng Ban Công tác đại biểu, đến thời điểm này, cá nhân ông và Ban Công tác đại biểu chưa nhận được báo cáo nào nói về việc đại biểu Phạm Phú Quốc sở hữu 2 quốc tịch. Hiện cơ quan giúp việc của Ban Công tác đại biểu đang xác minh rõ thông tin này. Trước hết phải chờ xác minh của các cơ quan quản lý hộ chiếu, hộ tịch xem đại biểu Phạm Phú Quốc có hai hộ chiếu, hộ tịch hay không. Trên cơ sở đó, Ban Công tác đại biểu mới đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM.

"Thông tin về đại biểu Phạm Phú Quốc chưa phải là thông tin chính thống nên cần phải chờ kết quả của cơ quan chức năng. Đại biểu Phạm Phú Quốc thuộc đoàn ĐBQH TPHCM nên do Đoàn TPHCM quản lý. Đây là đại biểu của dân, do dân bầu, cho nên rất tôn trọng và cần phải xác minh. Các cơ quan chức năng sẽ kiểm tra thông tin, khi có thông tin, Ban công tác đại biểu sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và quyết định” - ông Trần Văn Túy cho biết.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội được thông qua ngày 19/6/2020 nêu rõ “đại biểu Quốc hội có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam” và đến năm 2021, luật này mới chính thức có hiệu lực.

Trong khi đó, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 không đề cập cụ thể quy định về quốc tịch đối với đại biểu Quốc hội. Việc đại biểu mang 2 quốc tịch như ông Phạm Phú Quốc có vi phạm hay không? Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ giải thích rõ quy định và quyết định trường hợp này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ
Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ

Quy chế này quy định nguyên tắc, phạm vi trách nhiệm, chế độ làm việc, cơ chế điều hành, báo cáo và điều kiện đảm bảo hoạt động của Ban chỉ đạo 138/CP.

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ

Quy chế này quy định nguyên tắc, phạm vi trách nhiệm, chế độ làm việc, cơ chế điều hành, báo cáo và điều kiện đảm bảo hoạt động của Ban chỉ đạo 138/CP.

Những điểm nhấn trong vụ “biệt phủ” của ông Phạm Sỹ Quý ở Yên Bái
Những điểm nhấn trong vụ “biệt phủ” của ông Phạm Sỹ Quý ở Yên Bái

VOV.VN - Cơ quan chức năng đã phạt gia đình ông Phạm Sỹ Quý hơn 500 triệu đồng, tuy nhiên "biệt phủ" vẫn được cho tồn tại.  

Những điểm nhấn trong vụ “biệt phủ” của ông Phạm Sỹ Quý ở Yên Bái

Những điểm nhấn trong vụ “biệt phủ” của ông Phạm Sỹ Quý ở Yên Bái

VOV.VN - Cơ quan chức năng đã phạt gia đình ông Phạm Sỹ Quý hơn 500 triệu đồng, tuy nhiên "biệt phủ" vẫn được cho tồn tại.  

Truy nguồn gốc tài sản của ông Phạm Sỹ Quý: Thanh tra Chính phủ nói gì?
Truy nguồn gốc tài sản của ông Phạm Sỹ Quý: Thanh tra Chính phủ nói gì?

VOV.VN - Đại diện Thanh tra Chính phủ cho rằng, đây là vấn đề đặt ra không chỉ trong vụ việc này mà liên quan đến nguồn gốc tài sản cán bộ, công chức…

Truy nguồn gốc tài sản của ông Phạm Sỹ Quý: Thanh tra Chính phủ nói gì?

Truy nguồn gốc tài sản của ông Phạm Sỹ Quý: Thanh tra Chính phủ nói gì?

VOV.VN - Đại diện Thanh tra Chính phủ cho rằng, đây là vấn đề đặt ra không chỉ trong vụ việc này mà liên quan đến nguồn gốc tài sản cán bộ, công chức…