Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX

VOV.VN - Thái Nguyên đặt mục tiêu trở thành một trong những trung tâm công nghiệp hiện đại của khu vực trung du miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.

Sáng 12/10, 350 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 93.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã tham dự Lễ khai mạc chính thức Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025. 

Đại hội có chủ đề: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm quốc phòng - an ninh; huy động sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao toàn diện đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh; xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm công nghiệp hiện đại của khu vực trung du miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030”.

Thay mặt Bộ Chính trị, ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng chính phủ dự và chỉ đạo Đại hội. Dự Lễ khai mạc Đại hội có ông Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội cùng lãnh đạo nhiều Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và một số địa phương.  

Phát biểu khai mạc Đại hội, bà Nguyễn Thanh Hải, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên nhấn mạnh: Thái Nguyên là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gắn bó trong 9 năm kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Hòa bình lặp lại, Người đã dành thời gian về thăm Thái Nguyên 7 lần. Đồng bào và nhân dân tỉnh Thái Nguyên luôn nhớ người và mãi khắc ghi những lời căn dặn của Người. 

Phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết, thống nhất, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên quyết tâm xây dựng tỉnh Thái Nguyên ngày càng phát triển giàu mạnh, đời sống của người dân ngày càng hạnh phúc, ấm no, sung túc, phấn đấu đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người đạt trên 100 triệu đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 150 triệu. Đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế, công nghiệp lớn, hiện đại không những chỉ của vùng trung du miền núi phía bắc mà còn của vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.

Báo cáo chính trị tại Đại hội cho biết, Thái Nguyên đặt mục tiêu trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân từ 8%/năm trở lên. Cơ cấu kinh tế năm 2025 sẽ chuyển dịch theo hướng: Công nghiệp, xây dựng 61%; dịch vụ 31%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 8%. Thu nhập bình quân đầu người đạt từ 100 triệu đồng trở lên.

Tiếp tục thực hiện 03 đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ 2020-2025 gồm: Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực phía Nam của tỉnh; Chú trọng phát triển khu vực kinh tế tư nhân, công nghệ cao; khuyến khích hình thành những cụm ngành, cụm sản xuất có sự tương quan trong cùng lĩnh vực làm tiền đề, cơ sở kết nối chuỗi sản xuất, chuỗi sản phẩm, chuỗi giá trị nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; Nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy hành chính các cấp; đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp; Quan tâm phát triển nguồn nhân lực địa phương, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; Đặc biệt quan tâm chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

Trong công tác xây dựng Đảng, Thái Nguyên tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. 

5 năm qua, 19 chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Thái Nguyên đều đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra; cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh và bứt phá ở khu vực công nghiệp. Thu ngân sách nhà nước năm 2020 gấp 2,1 lần so với năm 2015. Môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư có nhiều chuyển biến tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư nâng cấp. Diện mạo của tỉnh từ thành thị đến nông thôn có nhiều khởi sắc. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 90 triệu đồng/người, gấp 1,76 lần so với năm 2015.

Đáng chú ý, Thái Nguyên là tỉnh có chuyển biến mạnh mẽ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp. Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 16,3%/năm, đứng thứ tư cả nước về quy mô giá trị.

Tuy nhiên, báo cáo chính trị cũng nhấn mạnh những hạn chế trong phát triển kinh tế- xã hội 5 năm qua như: Kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng chưa thực sự bền vững. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có thương hiệu mạnh, giá trị gia tăng cao còn hạn chế. Việc giải quyết nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu. Đời sống một bộ phận người dân ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp ủy và tổ chức đảng còn hạn chế.  Hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội có mặt còn chưa đạt yêu cầu. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua công tác tự kiểm tra, giám sát của một số tổ chức đảng còn hạn chế. Việc tiếp công dân ở một số đơn vị, địa phương tiến hành chưa thường xuyên; giải quyết khiếu nại, tố cáo có vụ việc còn chậm.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 diễn ra trong 03 ngày (11 – 13/10/2020) tại Trung tâm Văn hóa – Nghệ thuật tỉnh.

Trong chương trình làm việc chiều 12/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã tiến hành quy trình bầu cử Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025. 

Sau khi thảo luận, 100% đại biểu dự Đại hội đã biểu quyết nhất trí thông qua danh sách nhân sự để bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XX, nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 58 đồng chí. Trên cơ sở đó, Đại hội đã tiến hành bỏ phiếu bầu 51 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XX, nhiệm kỳ 2020-2025.

Cũng trong chiều 12/10, Đại hội đã nghe báo cáo Đề án nhân sự và lấy phiếu giới thiệu nhân sự Bí thư Tỉnh ủy khóa XX; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XX, nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ nhất để bầu Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và Chủ nhiệm ủy Ban Kiểm tra Tỉnh ủy./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thái Nguyên làm gì  để chương trình xóa nghèo bền vững đi vào cuộc sống
Thái Nguyên làm gì  để chương trình xóa nghèo bền vững đi vào cuộc sống

VOV.VN - Sau 5 năm thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và có nhiều chính sách phù hợp với điều kiện, đặc thù của địa phương để hỗ trợ người dân thoát nghèo.

Thái Nguyên làm gì  để chương trình xóa nghèo bền vững đi vào cuộc sống

Thái Nguyên làm gì  để chương trình xóa nghèo bền vững đi vào cuộc sống

VOV.VN - Sau 5 năm thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và có nhiều chính sách phù hợp với điều kiện, đặc thù của địa phương để hỗ trợ người dân thoát nghèo.

Chủ tịch Quốc hội dự Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thái Nguyên
Chủ tịch Quốc hội dự Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thái Nguyên

VOV.VN - Thái Nguyên cần coi công tác thi đua yêu nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Quốc hội dự Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thái Nguyên

Chủ tịch Quốc hội dự Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thái Nguyên

VOV.VN - Thái Nguyên cần coi công tác thi đua yêu nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Người dân Thái Nguyên tin tưởng trạm y tế xã
Người dân Thái Nguyên tin tưởng trạm y tế xã

VOV.VN - Phát triển y tế cơ sở là chiến lược được đặc biệt quan tâm trong những năm qua. Đặc biệt, bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát, y tế cơ sở đã phát huy được vai trò của mình.

Người dân Thái Nguyên tin tưởng trạm y tế xã

Người dân Thái Nguyên tin tưởng trạm y tế xã

VOV.VN - Phát triển y tế cơ sở là chiến lược được đặc biệt quan tâm trong những năm qua. Đặc biệt, bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát, y tế cơ sở đã phát huy được vai trò của mình.