“Phải xác định tinh thần và hành động như trong bài viết của Tổng Bí thư”

VOV.VN - Theo Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tinh thần và hành động như trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo; tạo đột phá để phát triển.

Ngày 25/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024. Hội nghị được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội để cử tri, nhân dân theo dõi, giám sát.

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, hoạt động của Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026 đã trải qua hơn nửa chặng đường. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có nhiều đổi mới, đề ra những giải pháp để thực hiện tốt hơn chức năng giám sát, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; từ việc hoàn thiện cơ sở pháp lý đến việc tăng cường các hoạt động gắn kết giữa Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố.

Đồng thời, Hội đồng nhân dân cũng có nhiều nỗ lực, đổi mới, sáng tạo trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ; bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cụ thể hóa thành các nghị quyết, cơ chế, chính sách, đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn ở từng địa phương; đóng góp quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của từng địa phương và cả nước.

Cũng theo Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, bên cạnh những kết quả đạt được, qua theo dõi thực tiễn và qua báo cáo của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố, hoạt động của Hội đồng nhân dân ở một số nơi còn có những hạn chế về chất lượng các kỳ họp; chưa có biện pháp kiên quyết, hữu hiệu, thực hiện kịp thời, đầy đủ các nội dung kiến nghị sau giám sát

Việc tổng hợp, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri ở một số địa phương còn chậm; công tác chỉ đạo chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin chưa bảo đảm tiến độ, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; có lúc, có nơi sự phối hợp công tác giữa các cơ quan chưa thật sự chặt chẽ, đây là những vấn đề cần phải quyết tâm khắc phục.

Năm 2024 là năm “tăng tốc”, có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp; đồng thời bắt đầu triển khai các công việc chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng; chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2026-2031

Vì vậy, theo ông Trần Thanh Mẫn, cả hệ thống chính trị phải xác định tinh thần và hành động như trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân dịp kỷ niệm 94 năm thành lập Đảng, đó là: trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, tích cực… kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn, vướng mắc… phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ cương… thực hiện tốt sự phối hợp trong lãnh đạo, quản lý, điều hành; coi trọng chất lượng và hiệu quả thực tế; tạo đột phá để phát triển.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các đại biểu thảo luận thẳng thắn, trách nhiệm cao, trên tinh thần xây dựng, nhất là có những đề xuất, kiến nghị sát thực, góp phần tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân trong năm 2024 và nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thí điểm chính quyền đô thị, Hà Nội kiểm soát quyền lực thế nào?
Thí điểm chính quyền đô thị, Hà Nội kiểm soát quyền lực thế nào?

VOV.VN - Với nhiều cách làm mới, HĐND thành phố Hà Nội cho biết đã thực hiện tốt việc kiểm soát quyền lực nhà nước đối với bộ máy chính quyền các cấp, đặc biệt trong điều kiện thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị.

Thí điểm chính quyền đô thị, Hà Nội kiểm soát quyền lực thế nào?

Thí điểm chính quyền đô thị, Hà Nội kiểm soát quyền lực thế nào?

VOV.VN - Với nhiều cách làm mới, HĐND thành phố Hà Nội cho biết đã thực hiện tốt việc kiểm soát quyền lực nhà nước đối với bộ máy chính quyền các cấp, đặc biệt trong điều kiện thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị.

10 cán bộ có trên 50% phiếu "tín nhiệm thấp" ở HĐND được xử lý ra sao?
10 cán bộ có trên 50% phiếu "tín nhiệm thấp" ở HĐND được xử lý ra sao?

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, có 1.700 người được lấy phiếu tín nhiệm ở HĐND cấp tỉnh; 12.028 người được lấy phiếu tín nhiệm ở HĐND cấp huyện. 10 trường hợp có trên 50% tổng số phiếu đánh giá "tín nhiệm thấp" đã và đang được xử lý.

10 cán bộ có trên 50% phiếu "tín nhiệm thấp" ở HĐND được xử lý ra sao?

10 cán bộ có trên 50% phiếu "tín nhiệm thấp" ở HĐND được xử lý ra sao?

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, có 1.700 người được lấy phiếu tín nhiệm ở HĐND cấp tỉnh; 12.028 người được lấy phiếu tín nhiệm ở HĐND cấp huyện. 10 trường hợp có trên 50% tổng số phiếu đánh giá "tín nhiệm thấp" đã và đang được xử lý.

Chủ tịch Quốc hội: Quy định minh bạch ra, đừng tạo giấy phép con
Chủ tịch Quốc hội: Quy định minh bạch ra, đừng tạo giấy phép con

VOV.VN - Cho ý kiến vào dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý quy định cần rõ ràng để "sau này quy định pháp luật thế nào em làm chứ không phải đi xin ai".

Chủ tịch Quốc hội: Quy định minh bạch ra, đừng tạo giấy phép con

Chủ tịch Quốc hội: Quy định minh bạch ra, đừng tạo giấy phép con

VOV.VN - Cho ý kiến vào dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý quy định cần rõ ràng để "sau này quy định pháp luật thế nào em làm chứ không phải đi xin ai".

Hà Nội sẽ được chủ động hơn về quyết biên chế, chi thu nhập tăng thêm?
Hà Nội sẽ được chủ động hơn về quyết biên chế, chi thu nhập tăng thêm?

VOV.VN - Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng như tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc quy định về quản lý biên chế, thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô là cần thiết.

Hà Nội sẽ được chủ động hơn về quyết biên chế, chi thu nhập tăng thêm?

Hà Nội sẽ được chủ động hơn về quyết biên chế, chi thu nhập tăng thêm?

VOV.VN - Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng như tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc quy định về quản lý biên chế, thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô là cần thiết.