Dấu ấn lập pháp năm 2015

VOV.VN - Qua hai kỳ họp, trong năm 2015, Quốc hội đã xem xét, thông qua hàng chục đạo luật và nghị quyết nhằm triển khai thi hành Hiến pháp 2013.

Có thể khẳng định, hoạt động nghị trường trong năm qua với nhiều dấu ấn đã để lại niềm tin, ấn tượng tốt đẹp trong lòng đồng bào, cử tri cả nước về những kỳ họp sôi động, dân chủ, đoàn kết, trí tuệ, đổi mới và hợp lòng dân.

Ngoài việc hoàn thành khối lượng công việc lớn nhất so với những năm trước thì những đổi mới trong hoạt động, từ xây dựng luật pháp, giám sát đến quyết định các vấn quan trọng của đất nước đều thể hiện rất rõ tinh thần Hiến pháp 2013 và ngày càng cho thấy vị trí, vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Nói về công tác lập pháp, qua hai kỳ họp thứ 9Kỳ họp thứ 10, Quốc hội đã dành thời gian xem xét, thông qua 27 luật, 20 nghị quyết và cho ý kiến về 19 dự án luật, trong đó có nhiều đạo luật có vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật nước nhà, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức bộ máy, tư pháp, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 13

Nói về tổ chức bộ máy, điểm nổi bật chính là việc Quốc hội thảo luận kỹ, thông qua Luật Tổ chức Chính quyền địa phươngLuật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), trong đó quy định về phân cấp, phân quyền rõ hơn giữa Trung ương và địa phương, nâng cao tính tự chủ và khắc phục những “nút thắt” về trách nhiệm; tăng cường công khai minh bạch.

Bộ luật Hình sự (sửa đổi), với việc bỏ hình phạt tử hình ở 7 tội danh và quy định cụ thể các điều kiện không áp dụng hình phạt tử hình cũng như thi hành hình phạt tử hình đã thể hiện tinh thần bảo đảm quyền con người được Hiến định, tính nhân đạo của Nhà nước ta cũng như sự quán triệt sâu sắc Nghị quyết của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp.

Cùng với đó, Bộ Luật tố tụng hình sự (sửa đổi) lần đầu thể hiện rõ nguyên tắc suy đoán vô tội, "quyền im lặng" của người bị tạm giam, tạm giữ và buộc phải ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung càng cho thấy việc thể chế hóa Hiến pháp vì quyền con người, quyền công dân, góp phần hạn chế những vụ án oan, sai chấn động dư luận như từng xảy ra trong thời gian qua.

Việc cụ thể hóa phạm vi, điều kiện áp dụng biện pháp tố tụng điều tra đặc biệt (ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử) cũng cho thấy quyết tâm trong đấu tranh phòng, chống một số loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, nguy hiểm, trong đó có tội phạm tham nhũng – vấn đề bức xúc nổi cộm hiện nay.

Nếu như trong Bộ luật Dân sự (sửa đổi) thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính được đánh giá là bước tiến bộ về tư duy công nhận quyền của một nhóm người không lớn trong xã hội, thì quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự (sửa đổi) về việc tòa không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng càng thể hiện rõ tinh thần của một Nhà nước pháp quyền.

Một điểm nhấn khác mà cử tri có thể thấy rõ rệt hơn Hiến pháp 2013 ngày càng đi vào cuộc sống chính là việc Quốc hội thông qua Luật Trưng cầu ý dân (được hiến định từ 1946) với tinh thần bao quát “dân quyết là trên hết”, phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tham gia rộng rãi, trực tiếp vào những vấn đề trọng đại của đất nước.

Triển khai thực hiện Luật bầu cử đại biểu Quốc và đại biểu HĐND, Luật tổ chức Quốc hội và chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, bầu Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia, phê chuẩn danh sách các Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng, quyết định ngày bầu cử dự kiến vào Chủ nhật 22/5/2016. Quốc hội đã bầu Tổng Thư ký để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội từ 1/1/2016.

Liên quan đến công tác lập pháp năm 2015, chúng ta cũng không thể không nhắc đến việc lần đầu tiên Quốc hội có sự điều chỉnh khi Luật đã được ban hành nhưng chưa có hiệu lực trên cơ sở tiếp thu ý kiến và nguyện vọng của nhân dân. Đó là việc Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động sau một năm nghỉ việc khi Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội chưa nhận được sự đồng thuận của một bộ phận người lao động.

Không thể phủ nhận nội dung Điều 60 của Luật BHXH năm 2014 là phù hợp với xu hướng phát triển chung,thể hiện đúng quan điểm, định hướng mở rộng diện bao phủ BHXH, bảo đảm quyền thụ hưởng lâu dài của người lao động, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, song việc Quốc hội kịp thời điều chỉnh khi đánh giá cụ thể thực tiễn ở nước ta, đã thể hiện rõ quan điểm của cơ quan lập pháp rằng luật phải vào cuộc sống.

Những kết quả về công tác lập pháp của cả Quốc hội khóa XIII nói chung và đặc biệt trong năm 2015 nói riêng sẽ tạo cơ sở vững chắc cho Quốc hội khóa XIV tiếp tục khẳng định vị trí cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, mở ra nhiều triển vọng mới từ những quyết sách nơi nghị trường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thu hồi tài sản tham nhũng tốt hơn tử hình người phạm tội?
Thu hồi tài sản tham nhũng tốt hơn tử hình người phạm tội?

VOV.VN -Nguyên Phó Chánh án TANDTC Trần Văn Độ cho rằng thu hồi tài sản tham nhũng sẽ tốt hơn tử hình, không nên quan niệm nặng nề dùng tiền mua án tử.

Thu hồi tài sản tham nhũng tốt hơn tử hình người phạm tội?

Thu hồi tài sản tham nhũng tốt hơn tử hình người phạm tội?

VOV.VN -Nguyên Phó Chánh án TANDTC Trần Văn Độ cho rằng thu hồi tài sản tham nhũng sẽ tốt hơn tử hình, không nên quan niệm nặng nề dùng tiền mua án tử.

Tài sản tham nhũng thu hồi thấp: "Hy sinh đời bố, củng cố đời con?"
Tài sản tham nhũng thu hồi thấp: "Hy sinh đời bố, củng cố đời con?"

Tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp và gây thiệt hại rất lớn. Tuy vậy, tỷ lệ thu hồi tài sản thấp khiến cử tri cho rằng có tình trạng “hy sinh đời bố, củng cố đời con”.

Tài sản tham nhũng thu hồi thấp: "Hy sinh đời bố, củng cố đời con?"

Tài sản tham nhũng thu hồi thấp: "Hy sinh đời bố, củng cố đời con?"

Tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp và gây thiệt hại rất lớn. Tuy vậy, tỷ lệ thu hồi tài sản thấp khiến cử tri cho rằng có tình trạng “hy sinh đời bố, củng cố đời con”.

Thông tin ghi âm bí mật sẽ là chứng cứ truy tố tham nhũng
Thông tin ghi âm bí mật sẽ là chứng cứ truy tố tham nhũng

VOV.VN - Thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp ghi âm, nghe điện thoại bí mật… có thể dùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án tham nhũng, ma túy.

Thông tin ghi âm bí mật sẽ là chứng cứ truy tố tham nhũng

Thông tin ghi âm bí mật sẽ là chứng cứ truy tố tham nhũng

VOV.VN - Thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp ghi âm, nghe điện thoại bí mật… có thể dùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án tham nhũng, ma túy.

'Chống được tham nhũng hay không vẫn phải là quyết tâm chính trị'
'Chống được tham nhũng hay không vẫn phải là quyết tâm chính trị'

VOV.VN- Trung tướng Trần Văn Độ: Chống được tham nhũng hay không vẫn phải là quyết tâm chính trị, không phải hô hào mà đấu tranh trên thực tế.

'Chống được tham nhũng hay không vẫn phải là quyết tâm chính trị'

'Chống được tham nhũng hay không vẫn phải là quyết tâm chính trị'

VOV.VN- Trung tướng Trần Văn Độ: Chống được tham nhũng hay không vẫn phải là quyết tâm chính trị, không phải hô hào mà đấu tranh trên thực tế.

Luật cho phép nghe điện thoại bí mật để điều tra tham nhũng, khủng bố
Luật cho phép nghe điện thoại bí mật để điều tra tham nhũng, khủng bố

VOV.VN- Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) cho phép áp dụng các biện pháp ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử.

Luật cho phép nghe điện thoại bí mật để điều tra tham nhũng, khủng bố

Luật cho phép nghe điện thoại bí mật để điều tra tham nhũng, khủng bố

VOV.VN- Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) cho phép áp dụng các biện pháp ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử.

Quốc hội yêu cầu tạo chuyển biến rõ nét về chống tham nhũng, lãng phí
Quốc hội yêu cầu tạo chuyển biến rõ nét về chống tham nhũng, lãng phí

VOV.VN -Quốc hội yêu cầu Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính; tạo chuyển biến rõ nét về phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí...

Quốc hội yêu cầu tạo chuyển biến rõ nét về chống tham nhũng, lãng phí

Quốc hội yêu cầu tạo chuyển biến rõ nét về chống tham nhũng, lãng phí

VOV.VN -Quốc hội yêu cầu Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính; tạo chuyển biến rõ nét về phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí...

Quốc hội khóa 13: Hoạt động giám sát ngày càng thực chất hơn
Quốc hội khóa 13: Hoạt động giám sát ngày càng thực chất hơn

VOV.VN - Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội đã có nhiều đổi mới, góp phần đưa hoạt động của Quốc hội ngày càng hiệu quả, thực chất hơn.

Quốc hội khóa 13: Hoạt động giám sát ngày càng thực chất hơn

Quốc hội khóa 13: Hoạt động giám sát ngày càng thực chất hơn

VOV.VN - Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội đã có nhiều đổi mới, góp phần đưa hoạt động của Quốc hội ngày càng hiệu quả, thực chất hơn.