Sửa Luật đất đai để phát huy tối đa các nguồn lực, thúc đẩy phát triển KT-XH

VOV.VN - Thủ tướng lưu ý, trong quá trình chỉnh lý dự thảo Luật cần quán triệt nguyên tắc phát huy tối đa các nguồn lực về cơ chế, chính sách đất đai, bao gồm cả các chính sách liên quan đến không gian ngầm, không gian ven biển,... để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Sáng 10/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 để xem xét, cho ý kiến về việc lấy ý kiến nhân dân và hoàn thiện Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội và việc tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. 

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, thời gian qua, các bộ, ngành đã chủ động rà soát các văn bản pháp luật, phát hiện các vướng mắc, trên cơ sở đó điều chỉnh, xây dựng, hoàn thiện pháp luật để khơi thông quá trình phát triển. Quốc hội đã tích cực, đồng hành cùng Chính phủ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhất là những vướng mắc liên quan đến người dân, doanh nghiệp, trên tinh thần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp.

Dự kiến trong Kỳ họp thứ 5 tới đây, Chính phủ sẽ trình Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến, thông qua 18 dự án luật, pháp lệnh. Đây là khối lượng công việc lớn, cần tập trung chuẩn bị, quyết liệt thực hiện vừa phải đảm bảo tiến độ, vừa phải đảm bảo chất lượng và theo đúng quy trình xây dựng pháp luật.

Thủ tướng nhấn mạnh, Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) mà Chính phủ xem xét hôm nay đều là những dự án luật quan trọng, khó, phức tạp, nhạy cảm, phạm vi điều chỉnh rộng, có tác động sâu rộng đến người dân, doanh nghiệp, cần sớm tháo gỡ về thể chế.

Thời gian qua, các bộ, ngành đã chủ động rà soát các văn bản pháp luật, phát hiện các vướng mắc, trên cơ sở đó điều chỉnh, xây dựng, hoàn thiện pháp luật để khơi thông quá trình phát triển. Quốc hội đã tích cực, đồng hành cùng Chính phủ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhất là những vướng mắc liên quan đến người dân, doanh nghiệp, trên tinh thần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp.

Về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) do Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị, các đại biểu đã tập trung đánh giá về tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân dân, về những nội dung còn ý kiến khác nhau như quy định về quyền thuê trong hợp đồng thuê đất hằng năm; thẩm quyền thu hồi đất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất; đơn vị sự nghiệp công lập được giao đất không thu tiền sử dụng đất; trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê về cho thuê đất đối với dự án sử dụng đất thương mại dịch vụ; một số trường hợp giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu dự án có sử dụng đất; sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc thỏa thuận về quyền sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất; đất quốc phòng, an ninh; điều khoản chuyển tiếp, điều khoản thi hành…

Các ý kiến tại phiên họp đánh giá, việc chuẩn bị, xin ý kiến, tổng hợp ý kiến nhân dân về dự án Luật được tiến hành bài bản, công phu, nghiêm túc. Đến nay, đã có trên 12 triệu lượt ý kiến đối với dự thảo Luật, các nội dung tập trung vào 4 nhóm nội dung lớn, có nhiều vướng mắc trên thực tiễn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; tài chính đất đai, giá đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…

Thủ tướng cho rằng, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là một dự án Luật có phạm vi điều chỉnh rộng, nội dung khó, phức tạp, nhạy cảm, tác động lớn đến đời sống Nhân dân và các hoạt động phát triển KTXH, theo Thủ tướng cần đổi mới cơ chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất để giải phóng tối đa các nguồn lực phát triển; đồng thời có công cụ kiểm tra, giám sát chặt chẽ, bảo đảm hài hòa lợi ích quốc gia, lợi ích của người dân và các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội.

Thủ tướng hoan nghênh Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, các ban, bộ, ngành, cơ quan liên quan tích cực, khẩn trương, tập trung nguồn lực, triển khai tích cực, hiệu quả việc tổng hợp lấy ý kiến nhân dân và chuẩn bị, hoàn thiện dự án Luật, tuân thủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thủ tướng nêu rõ, việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến Nhân dân bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, hoàn hiện thể chế, chính sách nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo điều kiện đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Tiếp thu, giải trình đầy đủ đối với tất cả các ý kiến đóng góp, làm rõ các vấn đề đã được thể chế hóa Nghị quyết 18-NQ/TW, các vấn đề đã được quy định, các vấn đề mới phát sinh, các vấn đề giải trình.

Trên cơ sở các ý kiến góp ý của Nhân dân, nhất là về các vấn đề quan trọng, có nhiều ý kiến góp ý, quan tâm nhất để làm căn cứ thực tiễn tiếp tục nghiên cứu, chọn lọc các vấn đề tiếp thu theo tinh thần không cầu toàn, không nóng vội, tôn trọng thực tiễn khách quan để nghiên cứu luật hóa các vấn đề đã chín, đã rõ, đã được thực tiễn chứng minh là hiệu quả và tiếp tục nghiên cứu các vấn đề mới, còn nhiều ý kiến khác nhau, có thể thực hiện thí điểm để đánh giá tổng kết, mở rộng dần; các vấn đề giải trình cần có căn cứ xác đáng, lập luận thuyết phục.

Thủ tướng lưu ý, trong quá trình chỉnh lý dự thảo Luật cần quán triệt nguyên tắc phát huy tối đa các nguồn lực về cơ chế, chính sách đất đai, bao gồm cả các chính sách liên quan đến không gian ngầm, không gian ven biển,... để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp; đồng thời có công cụ kiểm tra, giám sát phù hợp, chặt chẽ, tránh bị lợi dụng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Cùng với đó tăng cường phân cấp, phân quyền kết hợp với phân bổ nguồn lực, phù hợp với khả năng thực thi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; tiếp tục nghiên cứu tháo gỡ các vướng mắc, điểm nghẽn về cơ chế quản lý và sử dụng đất; đồng thời nghiên cứu bổ sung các quy định mới để giải quyết các vấn đề thực tiễn mới phát sinh qua phản ánh của cơ quan, tổ chức, người dân trong quá trình thực hiện Luật hiện hành.

Bên cạnh đó, cần rà soát cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp thuận lợi trong giao dịch, sử dụng đất; tránh phiền hà, tăng chi phí về thủ tục, tuân thủ các quy định.

Tiếp tục rà soát các quy định của dự thảo Luật này với các Luật có liên quan để bảo đảm tính ổn định, đồng bộ, thống nhất, không để có khoảng trống pháp lý và phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cần sửa quy đinh của luật nào thì sửa ngay tại Luật Đất đai, để kịp thời có hiệu lực và áp dụng thống nhất.

Việc tiếp thu, chỉnh lý các quy định cần tham khảo, vận dụng có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế có thể áp dụng tại Việt Nam, phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thủ tướng đề nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan, nhất là các cơ quan của Quốc hội; chủ động truyền thông về các chính sách trong dự thảo Luật để tạo sự đồng thuận.

Về Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) cần tập trung vào những nội dung quan trọng, phức tạp, có tính nhạy cảm, ảnh hưởng sâu rộng đến người dân và xã hội theo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo Thủ tướng đây là những ý kiến có căn cứ cần được nghiên cứu để tiếp thu một cách nghiêm túc, cẩn thận; tạo sự thấu hiểu, đồng thuận của Quốc hội, UBTVQH. Bộ Xây dựng cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, VPCP và các cơ quan có liên quan để tiếp thu, giải trình bảo đảm chất lượng, tiến độ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu công khai việc tiếp thu ý kiến cho dự thảo Luật Đất đai
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu công khai việc tiếp thu ý kiến cho dự thảo Luật Đất đai

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu công khai việc tiếp thu ý kiến cho dự thảo Luật Đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu công khai việc tiếp thu ý kiến cho dự thảo Luật Đất đai

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi).

Đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ thảo luận dự thảo Luật Đất đai sửa đổi
Đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ thảo luận dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

VOV.VN - Các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sẽ thảo luận về 7 dự án luật, trong đó có dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ thảo luận dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

Đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ thảo luận dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

VOV.VN - Các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sẽ thảo luận về 7 dự án luật, trong đó có dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Đề nghị Quốc hội cân nhắc, lùi thời hạn thông qua dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)
Đề nghị Quốc hội cân nhắc, lùi thời hạn thông qua dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

VOV.VN - Ý kiến nhân dân đề nghị Quốc hội cân nhắc, xem xét có nên thông qua Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vào kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV hay không, có thể lùi thời hạn thông qua để có thời gian nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện dự thảo.

Đề nghị Quốc hội cân nhắc, lùi thời hạn thông qua dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

Đề nghị Quốc hội cân nhắc, lùi thời hạn thông qua dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

VOV.VN - Ý kiến nhân dân đề nghị Quốc hội cân nhắc, xem xét có nên thông qua Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vào kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV hay không, có thể lùi thời hạn thông qua để có thời gian nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện dự thảo.

Chính phủ mong nhận được ý kiến của nhân dân vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Chính phủ mong nhận được ý kiến của nhân dân vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

VOV.VN - Trong thời gian tới, việc lấy ý kiến nhân dân đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thực hiện cho đến khi dự án Luật được Quốc hội thông qua. Chính phủ mong tiếp tục nhận được ý kiến góp ý của các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, cộng đồng doanh nghiệp, Nhân dân trong cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài.

Chính phủ mong nhận được ý kiến của nhân dân vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Chính phủ mong nhận được ý kiến của nhân dân vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

VOV.VN - Trong thời gian tới, việc lấy ý kiến nhân dân đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thực hiện cho đến khi dự án Luật được Quốc hội thông qua. Chính phủ mong tiếp tục nhận được ý kiến góp ý của các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, cộng đồng doanh nghiệp, Nhân dân trong cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài.