UNESCO sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đưa văn hóa vào trung tâm chính sách phát triển

VOV.VN - Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart khẳng định, UNESCO luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong quá trình phát triển về văn hóa, đưa văn hóa vào trung tâm chính sách phát triển.

Ngày 17/2, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội thảo Văn hóa 2022, với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa”. Hội thảo được kỳ vọng đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách và các giải pháp đẩy mạnh các nguồn lực cho bảo tồn, phát triển văn hóa.

Nói về quan điểm xuyên suốt, nổi bật của Đảng về công nghiệp văn hoá, PGS.TS. Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, cho biết, Đảng ta xác định phát triển kinh tế xã hội là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và các văn kiện Đại hội Đảng trước đây đều nhấn mạnh đến phát triển văn hóa. Trong đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã nêu điều rất quan trọng, đó là phải phát huy sức mạnh văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam để xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Để phát triển công nghiệp văn hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương kiến nghị cần coi công nghiệp văn hóa cũng là một ngành công nghiệp như các ngành công nghiệp khác. Không nên quan niệm công nghiệp văn hóa chỉ thuộc lĩnh vực văn hóa, mà phải đặt ngành công nghiệp văn hóa trong tổng thể các ngành kinh tế - xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ông Phúc cũng nhấn mạnh, Nhà nước cần có sự định hướng, quản lý ngành công nghiệp văn hóa như các ngành công nghiệp khác; đồng thời trong  xây dựng thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng phải có thể chế cho phát triển công nghiệp văn hóa. Khi tạo môi trường cho phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng phải tạo môi trường cho phát triển công nghiệp văn hóa. Nhà nước cũng cần đảm bảo để công nghiệp văn hóa phát triển ngang bằng, bình đẳng, cạnh tranh một cách lành mạnh đối với các ngành công nghiệp khác, sản phẩm văn hóa được coi là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt trên thị trường cả trong nước và quốc tế.

Ghi nhận Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của UNESCO, đóng góp vào sự thành công của UNESCO trong các nỗ lực vì hòa bình, hợp tác và phát triển, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart cho rằng, chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam chính là một thành tựu đáng kể của quốc gia trong việc phê chuẩn Công ước của UNESCO về Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa (Công ước năm 2005). 

Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam cũng đánh giá cao Việt Nam khi đã đặt văn hóa là trung tâm trong kế hoạch phát triển quốc gia bảo đảm công bằng và bền vững. Đây là điều mà Việt Nam có cách tiếp cận và đi trước nhiều nước trên thế giới.

Cũng theo Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart, thách thức đặt ra đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, là làm thế nào để phát huy tiềm năng văn hóa, thiết kế và thực hiện các chính sách công về văn hóa để thúc đẩy sự phát triển của ngành văn hóa-sáng tạo, hướng tới các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc. Đặt văn hóa vào giữa quy hoạch phát triển quốc gia sẽ đảm bảo phát triển bao trùm, bình đẳng và bền vững.

Đại diện của UNESCO đưa ra khuyến nghị trong hoàn thiện thể chế, thiết kế các chính sách văn hóa, tích hợp các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo trong các kế hoạch phát triển quốc gia và giám sát thực hiện, tác động của chính sách. Ông Christian Manhart khẳng định UNESCO luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong quá trình phát triển về văn hóa, đưa văn hóa vào trung tâm chính sách phát triển./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một số lĩnh vực văn hoá chưa có Luật hoặc Pháp lệnh điều chỉnh
Một số lĩnh vực văn hoá chưa có Luật hoặc Pháp lệnh điều chỉnh

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh một số lĩnh vực văn hoá chưa có Luật hoặc Pháp lệnh điều chỉnh như: nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm; xây dựng môi trường văn hóa, thiết chế văn hóa..

Một số lĩnh vực văn hoá chưa có Luật hoặc Pháp lệnh điều chỉnh

Một số lĩnh vực văn hoá chưa có Luật hoặc Pháp lệnh điều chỉnh

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh một số lĩnh vực văn hoá chưa có Luật hoặc Pháp lệnh điều chỉnh như: nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm; xây dựng môi trường văn hóa, thiết chế văn hóa..

Ông Võ Văn Thưởng: Nguồn lực phát triển văn hóa không chỉ là tài chính
Ông Võ Văn Thưởng: Nguồn lực phát triển văn hóa không chỉ là tài chính

VOV.VN - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh điều này tại Hội thảo Văn hoá 2022 “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa", diễn ra ngày 17/12.

Ông Võ Văn Thưởng: Nguồn lực phát triển văn hóa không chỉ là tài chính

Ông Võ Văn Thưởng: Nguồn lực phát triển văn hóa không chỉ là tài chính

VOV.VN - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh điều này tại Hội thảo Văn hoá 2022 “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa", diễn ra ngày 17/12.

Văn hoá phải được quan tâm đầy đủ và tương xứng
Văn hoá phải được quan tâm đầy đủ và tương xứng

VOV.VN - Bên cạnh nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, ông Trần Thanh Mẫn cho rằng, văn hóa vẫn chưa được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm đầy đủ, tương xứng với kinh tế.

Văn hoá phải được quan tâm đầy đủ và tương xứng

Văn hoá phải được quan tâm đầy đủ và tương xứng

VOV.VN - Bên cạnh nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, ông Trần Thanh Mẫn cho rằng, văn hóa vẫn chưa được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm đầy đủ, tương xứng với kinh tế.