Thực hiện nghiêm việc không bố trí người có quan hệ gia đình trong 13 ngành

VOV.VN - Bà Trương Thị Mai đặc biệt lưu ý các ngành, địa phương, tổ chức Đảng thực hiện nghiêm theo Quy định là không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đảm nhiệm các chức danh có liên quan, đặc biệt là 13 ngành đã nêu cụ thể trong Quy định 114.

Sáng 26/7, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị Quán triệt Quy định 114 của Bộ Chính trị về “Kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ”.Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai chủ trì hội nghị. 

Quán triệt tại hội nghị, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính cho biết, Quy định 114 cơ bản kế thừa một số hành vi bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền tại Quy định 205 năm 2019 về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức chạy quyền, đồng thời bổ sung một số hành vi mới như: “Lồng ghép ý đồ cá nhân khi thực hiện các khâu trong công tác cán bộ vì động cơ, mục đích vụ lợi hoặc có lợi cho nhân sự trong quá trình thực hiện công tác cán bộ”; “Khi nhận đơn, thư phản ánh, tố cáo hoặc biết nhân sự có hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ nhưng thỏa hiệp, lúng túng, bao che không xử lý theo thẩm quyền, xử lý không đúng quy định hoặc không báo cấp có thẩm quyền xử lý”.

Quy định 114 cũng quy định 6 hành vi chạy chức chạy quyền, kế thừa Quy định 205, có bổ sung hành vi mới là “Chạy tuổi, thâm niên công tác, danh hiệu thi đua, khen thưởng, bằng cấp, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái, thăng quân hàm… nhằm mục đích đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có được chức vụ, quyền lợi.

Cùng với đó, để tăng cường phòng ngừa, kiểm soát việc lợi dụng, lạm dụng quyền lực trong công tác cán bộ, theo Quy định không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đảm nhiệm các chức danh có liên quan bao gồm: Thành viên trong cùng ban thường vụ cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị; Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cùng địa phương, cơ quan, đơn vị; người đứng đầu các cơ quan ở 13 ngành: Nội vụ, thanh tra, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, công thương, kế hoạch đầu tư, tài nguyên môi trường, quân đội, Công an, Tòa án và Viện Kiểm sát ở Trung ương hoặc cùng cấp ở một địa phương...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai nêu rõ: từ năm 2019, Bộ Chính trị ban hành Quy định 205 về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức chạy quyền đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận với việc đổi mới tuyển chọn 438 vị trí cán bộ lãnh đạo, quản lý theo hướng công khai, minh bạch; luân chuyển, điều động 9 nghìn cán bộ; đề xuất không xem xét 251 lượt cán bộ diện Trung ương quản lý chưa đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện; phát hiện 50 trường hợp có quan hệ gia đình cùng đảm nhiệm chức danh có liên quan để điều động, phân công, bố trí chức danh khác phù hợp. Cùng với các quy định của Đảng đã từng bước khắc phục tình trạng lạm quyền, lộng quyền, thao túng trong công tác cán bộ, bao che, tiếp tay cho công tác cán bộ. 

Bà Trương Thị Mai đặc biệt lưu ý các ngành, địa phương, tổ chức Đảng thực hiện nghiêm theo Quy định là không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đảm nhiệm các chức danh có liên quan, đặc biệt là 13 ngành đã nêu cụ thể trong Quy định.

“Đây là quy định khó, vì đụng chạm đến con người, tâm tư, tình cảm, mong muốn. Ai cũng muốn con em, người trong gia đình mình trưởng thành, phát triển. Mong muốn đó hoàn toàn chính đáng. Chỉ có điều nếu mình là người đứng đầu, người cán bộ lãnh đạo quản lý phải cân nhắc đầy đủ, gương mẫu. Quy định cấm thì không được làm, yêu cầu gương mẫu thì phải cân nhắc tính toán kỹ lưỡng”, bà Trương Thị Mai nhấn mạnh.

Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đề nghị, ngay sau hội nghị này, các cấp ủy, tổ chức Đảng tiếp tục quán triệt trong phạm vi, chức trách của mình, cụ thể hóa, thường xuyên kiểm tra, giám sát Quy định 114, khi phát hiện bất bình thường, có dư luận bức xúc phải kiểm tra, xử lý nghiêm theo Quy định. Có như vậy Quy định 114 mới đi vào thực chất, tạo niềm tin của cán bộ đảng viên, nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kiên quyết đưa những người không đủ tư cách ra khỏi Đảng trong nhiệm kỳ XIII
Kiên quyết đưa những người không đủ tư cách ra khỏi Đảng trong nhiệm kỳ XIII

VOV.VN - Kiên quyết đưa những người không đủ tư cách ra khỏi Đảng là một trong những điểm nổi bật của nhiệm kỳ XIII so với các nhiệm kỳ gần đây.

Kiên quyết đưa những người không đủ tư cách ra khỏi Đảng trong nhiệm kỳ XIII

Kiên quyết đưa những người không đủ tư cách ra khỏi Đảng trong nhiệm kỳ XIII

VOV.VN - Kiên quyết đưa những người không đủ tư cách ra khỏi Đảng là một trong những điểm nổi bật của nhiệm kỳ XIII so với các nhiệm kỳ gần đây.

Bộ Chính trị cấm bố trí người nhà cùng làm lãnh đạo ở những ngành nào?
Bộ Chính trị cấm bố trí người nhà cùng làm lãnh đạo ở những ngành nào?

VOV.VN - Theo khoản 5 Điều 6 Quy định 114-QĐ/TW, Bộ Chính trị quy định không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đảm nhiệm các chức danh có liên quan.

Bộ Chính trị cấm bố trí người nhà cùng làm lãnh đạo ở những ngành nào?

Bộ Chính trị cấm bố trí người nhà cùng làm lãnh đạo ở những ngành nào?

VOV.VN - Theo khoản 5 Điều 6 Quy định 114-QĐ/TW, Bộ Chính trị quy định không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đảm nhiệm các chức danh có liên quan.

Kiểm soát quyền lực để cán bộ không trượt dài vào sai phạm
Kiểm soát quyền lực để cán bộ không trượt dài vào sai phạm

VOV.VN - Cái gốc của tham nhũng tiêu cực gắn liền với quyền lực. Nếu không kiểm soát chặt chẽ thì rất dễ bị tha hóa. Quyền lực càng cao thì khi bị tha hóa sẽ gây tác hại càng lớn.

Kiểm soát quyền lực để cán bộ không trượt dài vào sai phạm

Kiểm soát quyền lực để cán bộ không trượt dài vào sai phạm

VOV.VN - Cái gốc của tham nhũng tiêu cực gắn liền với quyền lực. Nếu không kiểm soát chặt chẽ thì rất dễ bị tha hóa. Quyền lực càng cao thì khi bị tha hóa sẽ gây tác hại càng lớn.

Quy định mới của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ
Quy định mới của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ

VOV.VN - Quy định 114 thay thế Quy định 205 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.

Quy định mới của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ

Quy định mới của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ

VOV.VN - Quy định 114 thay thế Quy định 205 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.