VOV.VN - Ngày 9/2, ông Nguyễn Đại Đồng – Chủ tịch UBND huyện Tiên Du (Bắc Ninh) thông tin, huyện tiếp tục tạm dừng tổ chức hội Lim vào ngày 13 tháng Giêng sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, để phòng chống dịch COVID-19.
VOV.VN - Pho tượng phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay cổ vật ở chùa Bút Tháp, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) chứa đựng nhiều "ẩn ngữ", triết lý sâu xa với nhiều nét về quan điểm thẩm mỹ, nhân sinh quan và vũ trụ quan của người Việt thời Hậu Lê, nửa sau thế kỷ 17.
VOV.VN - Tộc người Phù Lá ở Tả Gia Khâu, Mường Khương, Lào Cai có một dịp lễ quan trọng sau Tết Nguyên Đán là lễ cúng rừng. Họ cũng giống như những tộc người khác ở vùng cao sống nhờ rừng, nương nhờ vào rừng, bởi rừng vừa là nguồn sống vừa là không gian linh thiêng cần được bảo vệ.
VOV.VN - Theo người xưa tương truyền, chợ Âm Dương – nơi “mua may, bán rủi” nằm tại làng Ó (Xuân Ổ) phường Võ Cường, TP Bắc Ninh, chỉ họp vào đêm mùng 4 rạng ngày mùng 5 Tết âm lịch.
VOV.VN - Với tiệm may trang phục dân tộc, chị Mùa Thị Tộng ở bản Nà Phiềng, xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La vừa tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, vừa góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống.
VOV.VN - Trong khi kho tàng sử thi của hầu hết các quốc gia trên thế giới chỉ còn lại ở dạng văn bản, những người kể sử thi trên thế giới đã trở thành thiên cổ, thì ở Tây Nguyên của Việt Nam vẫn còn nguyên một kho tàng sử thi hùng ca cực kỳ đồ sộ, với các nghệ nhân diễn xướng vẫn còn tại thế.
VOV.VN - Di tích Hổ Quyền ở Trường Đá, phường Thủy Biều, thành phố Huế là một trong những công trình kiến trúc độc đáo chỉ riêng có ở Việt Nam. Được xây dựng dưới thời vua Minh Mạng, nơi đây là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ.
VOV.VN - Người múa cầm gậy sênh tiền vừa múa, vừa vuốt các đồng xu và di chuyển vô cùng khéo léo để gậy chạm nhẹ vào cơ thể như tay, chân, vai khi đó các đồng xu sẽ phát ra những âm thanh rất vui nhộn, nhịp nhàng.
VOV.VN - Đồng bào Dao Đỏ ở Lào Cai không có phong tục đón giao thừa như các nhóm người Dao khác, mà chỉ thức dậy thật sớm vào sáng mồng 1 Tết uống bùa thông minh, mà bà con gọi là "Hốp khzồng mềnh pầu".
VOV.VN - Phong tục đón Tết cổ truyền là một nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ xa xưa trong mỗi gia đình người Việt nói chung và các gia đình người Huế nói riêng. Là kinh đô xưa, người Huế có nhiều phong tục truyền thống tốt đẹp trong ngày Tết được các thế hệ gìn giữ, bảo tồn.