Công nghệ số phát triển thiếu bền vững vì phụ thuộc nhiều vào FDI

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm cho biết, Việt Nam cần tiếp tục thu hút các doanh nghiệp FDI nhưng ưu tiên các dự án công nghệ cao, công nghệ số, các dự án có tính lan tỏa…

Sáng nay (18/11), tại TP HCM, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương phối hợp với UBND TP HCM tổ chức Hội thảo và triển lãm “Doanh nghiệp và sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2020”.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm cho biết, năm 2019, tổng doanh thu lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đạt hơn 112 tỷ USD, trong đó xuất khẩu công nghiệp ICT đạt hơn 91 tỷ USD (tăng 10% so với năm 2018). Ngành ICT có đóng góp lớn trong cơ cấu GDP của cả nước, dự kiến năm 2020 đóng góp khoảng 7,3%. Tuy nhiên, nếu tính cả khối đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thì ngành ICT đóng góp trên 16% GDP. Con số này cho thấy sự phát triển thiếu bền vững khi còn phụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp FDI.

Do đó, ông Phan Tâm cho rằng, thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục thu hút các doanh nghiệp FDI nhưng ưu tiên các dự án công nghệ cao, công nghệ số, các dự án có tính lan tỏa, tạo chuỗi của doanh nghiệp trong nước… Đối với công nghiệp ICT trong nước, cần thực hiện chiến lược Make in Viet Nam thông qua phát triển các doanh nghiệp số làm chủ các khâu sáng tạo, thiết kế sản phẩm dịch vụ, những công đoạn có giá trị gia tăng cao.

Theo ông Lê Hữu Nguyên, Giám đốc Văn phòng đại diện MISA tại TP HCM, thì TP HCM hiện đang có chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi số. Để đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số, ngoài sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp, người dân thì phía chính quyền cũng cần có thay đổi. Phải đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải cách quy trình để cho những đơn vị phần mềm đến kết nối và thực hiện.

Về vấn đề thực hiện chiến lược Make in Viet Nam thông qua phát triển doanh nghiệp số, ông Lê Hữu Nguyên cho rằng doanh nghiệp cần sự ủng hộ của chính quyền, của người dân để có niềm tin và đón nhận các sản phẩm trong nước thay vì nước ngoài.

“Để hỗ trợ, kết nối làm thương hiệu thì nhờ tất cả công dân Việt Nam, Chính phủ, chính quyền, các cơ quan đoàn thể ở mọi lúc, mọi nơi, giúp cho các sản phẩm của Việt Nam có thể đến mọi ngõ ngách của người tiêu dùng. Từ khu vực nông nghiệp đến giáo dục, y tế, cho đến những người ở xã, phường cũng biết đến sản phẩm này thì giúp chúng ta có những thương hiệu Việt có thể đến mọi khách hàng” - ông Lê Hữu Nguyên cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khởi nghiệp nông nghiệp: Yếu tố công nghệ đón đầu nông nghiệp số
Khởi nghiệp nông nghiệp: Yếu tố công nghệ đón đầu nông nghiệp số

VOV.VN - Trong các nhóm dự án khởi nghiệp năm nay, yếu tố công nghệ đã được nhiều nhóm đưa vào như một xu thế tất yếu đón đầu nông nghiệp số.

Khởi nghiệp nông nghiệp: Yếu tố công nghệ đón đầu nông nghiệp số

Khởi nghiệp nông nghiệp: Yếu tố công nghệ đón đầu nông nghiệp số

VOV.VN - Trong các nhóm dự án khởi nghiệp năm nay, yếu tố công nghệ đã được nhiều nhóm đưa vào như một xu thế tất yếu đón đầu nông nghiệp số.

Doanh nghiệp “bỏ quên” công nghệ số trong sản xuất
Doanh nghiệp “bỏ quên” công nghệ số trong sản xuất

VOV.VN - Công nghệ số chỉ được doanh nghiệp chủ yếu áp dụng đối với các hoạt động quản trị, logistics, marketing,...trong khi khâu quan trọng nhất là sản xuất lại chưa thực sự được chú trọng.

Doanh nghiệp “bỏ quên” công nghệ số trong sản xuất

Doanh nghiệp “bỏ quên” công nghệ số trong sản xuất

VOV.VN - Công nghệ số chỉ được doanh nghiệp chủ yếu áp dụng đối với các hoạt động quản trị, logistics, marketing,...trong khi khâu quan trọng nhất là sản xuất lại chưa thực sự được chú trọng.