Dệt may TPHCM tự làm từ A-Z để bán sản phẩm

(VOV) -Các DN mua nguyên liệu về sản xuất để bán thành phẩm, thay vì làm hàng gia công… 

Năm 2013 được đánh giá là năm khá thuận lợi đối với doanh nghiệp dệt may TP HCM. Đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã tiếp nhận đủ đơn hàng, ổn định sản xuất, xuất khẩu sản phẩm ra các thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật. Tuy nhiên, theo dự báo lợi nhuận của ngành dệt may cũng có nguy cơ giảm 50% so với năm trước do khó nâng đơn giá xuất khẩu, trong khi chi phí sản xuất tăng cao. Trước tình hình này, các doanh nghiệp dệt may Thành phố đang tìm nhiều giải pháp nhằm khắc phục khó khăn, phát triển năng lực sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động.

DN chủ động tự tìm hướng đi

Theo Hội Dệt may thêu đan TPHCM, tình hình sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp thành phố đang có dấu hiệu lạc quan hơn so với năm 2012 do thị trường đang có dấu hiệu phục hồi. Các doanh nghiệp đã có đơn hàng sản xuất ổn định đến hết năm, thậm chí nhiều doanh nghiệp không thể nhận thêm đơn đặt hàng do không đủ năng lực sản xuất.

DN dệt may đang nỗ lực vượt khó, giữ chân người lao động (Ảnh: doanhnghieptrunguong.vn)

Tuy nhiên, bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đang phải đối đầu với 3 khó khăn, đó là: đơn hàng nhỏ, giá cạnh tranh quyết liệt; các chi phí đều tăng từ giá điện, vận chuyển, nguyên phụ liệu, chi phí đóng bảo hiểm; người lao động gặp khó khăn về đời sống, doanh nghiệp phải cố gắng không giảm lương để giữ chân người lao động.

Chính vì vậy, điều mà các doanh nghiệp dệt may xác định là cùng với phát triển sản xuất phải chăm lo cho người lao động. Bởi đơn đặt hàng tăng mà không có lao động thì cũng không thể nào thực hiện được kế họach sản xuất, trên thực tế các doanh nghiệp vẫn thiếu từ 5-7% lao động và khó tuyển thêm lao động mới.

Cùng với việc giữ chân người lao động, nhiều doanh nghiệp dệt may TPHCM đã tự tìm hướng đi cho đơn vị mình. Giải pháp cụ thể trước mắt, đó là tăng tỷ trọng làm hàng FOB lên, tức là mua nguyên liệu về sản xuất rồi bán thành phẩm, thay vì làm hàng gia công.

Ông Nguyễn Ân, Tổng giám đốc Công ty CPSXTM May Sài Gòn (Garmex Sài Gòn) đơn vị tiên phong của ngành dệt may TPHCM sản xuất theo phương thức này cho biết: năng lực của Gramex Sài Gòn hiện nay là 50 chuyền may, 4.000 công nhân, nếu làm gia công 1 năm chỉ đạt 15 triệu USD, nhưng làm FOB thì doanh thu tăng từ 55-60 triệu USD/năm. Doanh thu tăng, lợi nhuận cao từ FOB nên thu nhập của người lao động cũng tăng lên. Đây là điều kiện để người lao động gắn bó với doanh nghiệp.

“Trong làm FOB, tiền gia công chỉ đủ trang trải lương cho công nhân. Nhưng muốn lương công nhân cao thì phải làm FOB. Làm gia công chỉ hòa vốn chứ không lời. Muốn có lãi thì làm FOB. Và muốn làm FOB thì tập trung 2 năng lực cốt lõi là phát triển mẫu, sản xuất mẫu và đội ngũ sell”-ông Nguyễn Ân cho biết thêm.

Tìm cách đón đầu những lợi thế

Năm nay, thị trường châu Âu đã tương đối ổn định, riêng hai thị trường Mỹ, Nhật có chiều hướng tăng lên. Đón được lợi thế này, nhiều doanh nghiệp dệt may cũng đã đẩy mạnh quảng bá và tăng cường xúc tiến, tìm hiểu các thị trường thông qua các hội chợ công nghiệp dệt may quốc tế. Song song đó, các doanh nghiệp cũng đã tăng cường khai thác thị trường nội địa để cung cấp hàng Việt Nam chất lượng cao, giá cả hợp lý và cũng là nhằm duy trì sản xuất liên tục, tạo việc làm ổn định cho người lao động.

Ông Nguyễn Hữu Toàn, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần may Sài Gòn 2 cho biết: hiện nay hàng xuất khẩu của công ty chiếm 70%, còn 30% là hàng nội địa. Nhờ kinh nghiệm làm hàng xuất khẩu nên các doanh nghiệp dệt may như Sài Gòn 2 khi đưa hàng vào thị trường nội địa có rất nhiều thuận lợi.

Không chỉ tìm giải pháp phát triển cho năm 2013, các doanh nghiệp dệt may TPHCM đang tìm cách đón đầu những lợi thế của ngành dệt may Việt Nam khi Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và một số hiệp định thương mại khác sẽ có hiệu lực từ năm 2015. Hiện nay, với sự hỗ trợ của Hội dệt may TPHCM, các doanh nghiệp dệt may của Thành phố đang đổi mới, phát triển năng lực sản xuất để phù hợp với điều kiện trước mắt và lâu dài.

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội dệt may thêu đan TPHCM, cho biết: “Muốn có hiệu quả, muốn có lời thì phải tăng tỷ trọng FOB lên. Khó cũng phải làm, vì làm FOB mới có lãi. Về lâu dài là chuẩn bị cho các Hiệp định mới TPP, Hiệp định Châu Âu… Hội dệt may khuyến khích DN trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm hợp tác, liên kết với nhau để chuẩn bị các điều kiện như nguyên phụ liệu hoặc là các điều kiện khác để làm tốt FOB cũng như chuẩn bị tốt cho các Hiệp định thương mại sắp tới”.

Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, song những tín hiệu khả quan của ngành dệt may trong những tháng đầu năm cùng với những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đang được triển khai như: miễn, giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, hạ lãi suất vay... đã khiến các doanh nghiệp tin tưởng, hy vọng về sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam trong năm nay và những năm tiếp theo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Năm 2013, xuất khẩu dệt may phấn đấu kim ngạch hơn 19 tỷ USD
Năm 2013, xuất khẩu dệt may phấn đấu kim ngạch hơn 19 tỷ USD

(VOV)-Tập đoàn Dệt may Việt Nam đưa ra thông tin này tại buổi họp báo về kết quả sản xuất kinh doanh 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013.

Năm 2013, xuất khẩu dệt may phấn đấu kim ngạch hơn 19 tỷ USD

Năm 2013, xuất khẩu dệt may phấn đấu kim ngạch hơn 19 tỷ USD

(VOV)-Tập đoàn Dệt may Việt Nam đưa ra thông tin này tại buổi họp báo về kết quả sản xuất kinh doanh 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013.

Nhiều đơn hàng dệt may đến hết quý III
Nhiều đơn hàng dệt may đến hết quý III

(VOV) - Hoạt động sản xuất kinh doanh hàng dệt may có phần khởi sắc bởi nhiều đơn hàng từ nay đến hết quý III năm 2013.

Nhiều đơn hàng dệt may đến hết quý III

Nhiều đơn hàng dệt may đến hết quý III

(VOV) - Hoạt động sản xuất kinh doanh hàng dệt may có phần khởi sắc bởi nhiều đơn hàng từ nay đến hết quý III năm 2013.

Xuất khẩu dệt may: Vệt sáng có kéo dài?
Xuất khẩu dệt may: Vệt sáng có kéo dài?

(VOV) -Dệt may 4 năm liên tiếp dẫn đầu nhóm hàng xuất khẩu cả nước, tháng 1/2013 tăng trưởng tới 24,8%, nhưng vẫn chưa được coi là bền vững.

Xuất khẩu dệt may: Vệt sáng có kéo dài?

Xuất khẩu dệt may: Vệt sáng có kéo dài?

(VOV) -Dệt may 4 năm liên tiếp dẫn đầu nhóm hàng xuất khẩu cả nước, tháng 1/2013 tăng trưởng tới 24,8%, nhưng vẫn chưa được coi là bền vững.

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm dệt may nội địa
Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm dệt may nội địa

(VOV) - Mục tiêu của Tập đoàn dệt may Việt Nam là hướng tới tỷ lệ sản phẩm nội địa hóa đạt 60% vào năm 2015.

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm dệt may nội địa

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm dệt may nội địa

(VOV) - Mục tiêu của Tập đoàn dệt may Việt Nam là hướng tới tỷ lệ sản phẩm nội địa hóa đạt 60% vào năm 2015.

Sẽ đáp ứng 90% nhu cầu xơ cho dệt may vào năm 2015
Sẽ đáp ứng 90% nhu cầu xơ cho dệt may vào năm 2015

(VOV)-Thông tin này trong báo cáo của Bộ Công thương về tình hình đầu tư nước ngoài trong phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.

Sẽ đáp ứng 90% nhu cầu xơ cho dệt may vào năm 2015

Sẽ đáp ứng 90% nhu cầu xơ cho dệt may vào năm 2015

(VOV)-Thông tin này trong báo cáo của Bộ Công thương về tình hình đầu tư nước ngoài trong phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.