DN nhà nước đóng vai trò quan trọng trong phát triển đất nước

VOV.VN -  Đây là khẳng định của các đại biểu tham dự hội thảo “Doanh nghiệp Nhà nước Thành công và Những bài học đắt giá.

“Doanh nghiệp Nhà nước Thành công và Những bài học đắt giá” là chủ đề của Hội thảo khoa học quốc gia diễn ra sáng nay (25/6), tại Hà Nội. Hội thảo do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Hiệp hội năng lượng Việt Nam tổ chức. 

Tại hội thảo, các đại biểu khẳng định: Trong những năm qua, doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò quan trọng trong phát triển đất nước. Tuy nhiên, trước sự khủng hoảng nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam có những biến động và gặp không ít khó khăn, do đó, các doanh nghiệp nhà nước gặp nhiều trở ngại và phát triển kém hiệu quả. Những khoản nợ xấu, nợ không trả được đang là gánh nặng của các doanh nghiệp nhà nước. Bởi vậy, vai trò đầu tàu của các doanh nghiệp nhà nước chưa được khẳng định…


Lắp ráp ôtô tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ôtô 1-5. (Ảnh: TTXVN)
Theo Tiến sỹ Trần Tiến Cường, nguyên Trưởng ban Cải cách và Phát triển doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương: Quy định về phân công, phân cấp quản lý doanh nghiệp nhà nước hiện nay còn chồng chéo và thiếu thống nhất giữa nhiều văn bản. Tình trạng phân công, phân cấp cho nhiều cơ quan, tổ chức tham gia quản lý doanh nghiệp nhà nước là nguyên nhân dẫn đến bất cập trong hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay.

Tiến sỹ Trần Tiến Cường nói: “Theo tôi, phân cấp hiện nay chưa triệt để, cho nên trách nhiệm còn ở cấp trên, không thể hiện doanh nghiệp rõ ràng ở địa phương, nó trải dài nhiều cơ quan, nhưng phối hợp trong phân công, phân cấp chưa tốt mà phải có chuyên trách, chuyên nghiệp và đi theo đó là cả cơ chế về động lực, sức ép, cần có cơ chế về động lực, sức ép, cũng có giám sát các cơ quan, tổ chức trực tiếp làm vai trò chủ sở hữu”.

Nghiên cứu mô hình tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước của các nước trên thế giới, Tiến sỹ Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là đổi mới mô hình thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước có sự đa dạng và được vận dụng trong điều kiện cụ thể tùy theo từng quy mô khu vực doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, để mô hình thực hiện chức năng chủ sở hữu hiệu quả cần tuân thủ một số nguyên tắc chung.

Tiến sỹ Trần Kim Chung nói: “Chúng ta phải phân định rõ chức năng chủ sở hữu nhà nước cần phân định rõ chức năng sở hữu với các chức năng khác của nhà nước, đặc biệt là chức năng điều tiết thị trường. Ngoài ra, chúng ta cần xác định rõ đầu mối chịu trách nhiệm, tiến tới tập trung hóa trong việc thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước. Cơ quan tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu phải có trách nhiệm giải trình độc lập, đủ năng lực thực hiện điều đó”.

Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu và các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng: để các doanh nghiệp nhà nước phát triển, trước hết cần đổi mới thể chế kinh tế các công việc như: loại bỏ cơ chế, chính sách lạc hậu; có cơ chế giám sát, kiểm tra chặt chẽ các doanh nghiệp nhà nước; đồng thời, kiểm tra toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước hiện có để đánh giá đúng thực chất về tài chính và hoạt động của các doanh nghiệp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế
Phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế

VOV.VN - Doanh nghiệp nhà nước đã có bước phát triển quan trọng về quy mô tài sản, doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách.

Phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế

Phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế

VOV.VN - Doanh nghiệp nhà nước đã có bước phát triển quan trọng về quy mô tài sản, doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách.

Xem xét lại quy định về doanh nghiệp Nhà nước
Xem xét lại quy định về doanh nghiệp Nhà nước

VOV.VN - Theo đó, Nhà nước chỉ sở hữu vốn chứ không sở hữu doanh nghiệp, không sở hữu tài sản.

Xem xét lại quy định về doanh nghiệp Nhà nước

Xem xét lại quy định về doanh nghiệp Nhà nước

VOV.VN - Theo đó, Nhà nước chỉ sở hữu vốn chứ không sở hữu doanh nghiệp, không sở hữu tài sản.

Cần “cưỡng bức” cải cách doanh nghiệp nhà nước
Cần “cưỡng bức” cải cách doanh nghiệp nhà nước

VOV.VN -Theo TS Trần Đình Thiên, giải pháp cưỡng bức cải cách có điều kiện thì cải cách DNNN diễn ra nhanh hơn, giảm áp lực nợ công.

Cần “cưỡng bức” cải cách doanh nghiệp nhà nước

Cần “cưỡng bức” cải cách doanh nghiệp nhà nước

VOV.VN -Theo TS Trần Đình Thiên, giải pháp cưỡng bức cải cách có điều kiện thì cải cách DNNN diễn ra nhanh hơn, giảm áp lực nợ công.

Cổ phần hóa 16 doanh nghiệp nhà nước trong quý I
Cổ phần hóa 16 doanh nghiệp nhà nước trong quý I

So với kế hoạch cổ phần hóa 423 doanh nghiệp trong 2 năm 2014 và 2015 thì đây vẫn là  kết quả khá khiêm tốn.

Cổ phần hóa 16 doanh nghiệp nhà nước trong quý I

Cổ phần hóa 16 doanh nghiệp nhà nước trong quý I

So với kế hoạch cổ phần hóa 423 doanh nghiệp trong 2 năm 2014 và 2015 thì đây vẫn là  kết quả khá khiêm tốn.

Có nên tồn tại cơ chế Bộ chủ quản với doanh nghiệp Nhà nước?
Có nên tồn tại cơ chế Bộ chủ quản với doanh nghiệp Nhà nước?

VOV.VN -Nhiều đại biểu cho rằng cần sớm xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản để đảm bảo công bằng trong hoạt động kinh doanh của các DN.

Có nên tồn tại cơ chế Bộ chủ quản với doanh nghiệp Nhà nước?

Có nên tồn tại cơ chế Bộ chủ quản với doanh nghiệp Nhà nước?

VOV.VN -Nhiều đại biểu cho rằng cần sớm xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản để đảm bảo công bằng trong hoạt động kinh doanh của các DN.

Cổ phần hóa được 15 doanh nghiệp nhà nước trong quý 1
Cổ phần hóa được 15 doanh nghiệp nhà nước trong quý 1

VOV.VN -Hơn một nửa số doanh nghiệp đấu giá là Tổng Công ty lớn và có đến 12 doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

Cổ phần hóa được 15 doanh nghiệp nhà nước trong quý 1

Cổ phần hóa được 15 doanh nghiệp nhà nước trong quý 1

VOV.VN -Hơn một nửa số doanh nghiệp đấu giá là Tổng Công ty lớn và có đến 12 doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải.