Nguy cơ nợ xấu tăng gấp đôi

Các chuyên gia cho rằng, không nên trì hoãn áp dụng chuẩn phân loại nợ xấu mới, dù có thể khiến nợ xấu tăng vọt.

Theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 1/6/2014, các ngân hàng sẽ phải phân loại nợ xấu theo những chuẩn mực mới tại Thông tư 02 với hàng loạt các quy định chặt chẽ hơn. Với quy định mới được kỳ vọng là tiệm cận với quốc tế này, nhiều khoản tín dụng của doanh nghiệp, cá nhân sẽ bị liệt vào các nhóm nợ xấu hơn trước đây. Khả năng tiếp cận vốn mới của khách hàng, theo đó, sẽ rất khó khăn.

Ông Nguyễn Đức Kiên ước tính tỷ lệ nợ xấu có thể tăng gấp đôi nếu các ngân hàng đồng loạt áp dụng phân loại mới.

Tại hội nghị tổng kết ngành sáng 18/12, đại diện các ngân hàng đều khẩn thiết xin lùi thời điểm triển khai. "Thông tư 02 Thống đốc đã cho hoãn tới 1/6/2014. Song trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn, sức khoẻ của ngành ngân hàng cũng như nền kinh tế và các doanh nghiệp vẫn đang rất yếu, nếu áp dụng từ giữa năm sau sẽ gây khó khăn hơn cho ngân hàng thương mại và doanh nghiệp. Tôi mạnh dạn đề nghị với Thủ tướng và Thống đốc suy nghĩ chọn thời điểm áp dụng cho phù hợp hơn", Tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội Lê Công nói.

Chung quan điểm, Chủ tịch Ngân hàng Công Thương Phạm Huy Hùng đề xuất lùi tới năm 2015, vì theo ông "nợ xấu bày ra hết lúc này cũng không xử lý được".

Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, ước tính tỷ lệ nợ xấu có thể tăng gấp đôi nếu các ngân hàng đồng loạt áp dụng phân loại mới. Mặc dù vậy, vị chuyên gia này vẫn cho rằng không nên lùi thêm nữa thời hạn thực hiện quy định này. "Trì hoãn thì sẽ lại tạo thêm khó khăn cho những năm sau mà thôi. Nếu không làm thì chính ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong một, hai năm tới", ông Kiên nói.

Tại họp báo hôm 16/12, đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận nợ xấu chắc chắn sẽ tăng lên khi toàn hệ thống đồng loạt áp chuẩn phân loại mới. Ông Đặng Văn Thảo - Phó chánh Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước cho biết đã tính toán mức độ tăng nhưng từ chối đưa ra con số cụ thể. Tuy nhiên, chỉ cần nhìn vào số khoản nợ đã được cơ cấu lại nhờ QĐ780 và hoãn thực hiện Thông tư 02 lên tới gần 320.000 tỷ - xấp xỉ 10% tổng dư nợ - cũng phần nào thấy nguy cơ "cục máu đông" có thể phình lên không ít sau 1/6/2014.

Theo dự kiến ban đầu, Thông tư 02 đáng lẽ được đi vào thực tế từ tháng 6 năm nay nhưng Ngân hàng Nhà nước buộc phải hoãn thêm một năm vì sợ doanh nghiệp thêm khó tiếp cận vốn trong khi đang khó khăn trăm bề. Mặc dù vậy, đến nay nhiều ngân hàng vẫn ngỏ ý xin "chậm thêm" với lý lẽ doanh nghiệp sẽ thêm đổ vỡ khi chuẩn mới có thể làm họ bị nhảy nhóm nợ xấu và càng thêm khó khăn khi đi vay.

Bình luận về việc này, ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng, nếu nói vì Thông tư 02 mà tình hình kinh tế thêm xấu đi thì chưa thực sự thuyết phục. "Phải thẳng thắn thừa nhận với nhau rằng, dù áp dụng Thông tư 02 hay không thì nợ của doanh nghiệp vẫn tồn tại đó từ trước. Chỉ có điều, khi phân loại theo chuẩn mới ta thấy rõ hơn là doanh nghiệp thực ra có những khoản nợ xấu như vậy chứ không phải vì thực hiện mà phát sinh", ông nói.

Ông Đặng Văn Thảo đã khẳng định với báo chí sẽ không có chuyện hoãn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02 bởi dù sao, việc cơ cấu lại nợ đã hoàn thành xong "vai trò lịch sử" - theo cách nói của vị lãnh đạo này - là hỗ trợ doanh nghiệp khi khó khăn. Đến nay, ở góc độ cơ quan tham mưu cho Thống đốc, ông Thảo cho biết không thể gia hạn thêm.

Để tình hình không quá xấu đi và hỗ trợ cho ngân hàng - doanh nghiệp, cơ quan Thanh tra Giám sát của Ngân hàng Nhà nước đang tính đến phương án cho phép phân nợ xấu thành 3 nhóm để dễ xử lý. Cụ thể, với nhóm khách hàng đã giải thể, phá sản thì buộc phải dùng nguồn dự phòng để xóa nợ. Nhưng với nhóm đang hoạt động mà có khó khăn có thể tìm biện pháp cơ cấu lại nợ, giãn nợ, giảm lãi. Nhóm thứ 3 là các khách hàng đã phá sản nhưng có tài sản bảo đảm thì thực hiện phát mại. "Có thể mở lại cơ chế cho phép các ngân hàng lập trung tâm đấu giá để có thể xử lý nhanh hơn", Phó Chánh Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước nói.

Một trong những điểm mới của Thông tư 02 là các ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng, phân loại nợ xấu với cả các khoản vay là trái phiếu chưa niêm yết và thẻ tín dụng. Trên thực tế, một năm trở lại, thẻ tín dụng tại Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khá nhanh, đặc biệt trong bối cảnh mảng cho vay doanh nghiệp không còn nhộn nhịp và khởi sắc như trước. Do đó, không ít ý kiến lo ngại nợ xấu từ các khoản vay tín chấp qua thẻ sẽ gia tăng, đặc biệt sau khi áp chuẩn phân loại mới.

Ngược lại, ông Nguyễn Đức Kiên lại bác bỏ khả năng này. Ông Kiên lập luận, tỷ lệ phát hành thẻ có thể tăng nhưng hạn mức của mỗi khách hàng cá nhân trên thẻ tín dụng không lớn và không đáng kể nếu so với dư nợ của các doanh nghiệp. "Nước nào cũng vậy, sẽ có một tỷ lệ nợ xấu nhất định từ thẻ tín dụng nhưng mức này rất thấp và chưa đáng lo lắm. Trong khi đó, chỉ một doanh nghiệp vay hàng chục tỷ đầu tư vướng nợ xấu mới khiến tỷ lệ tăng lên", ông Kiên lý giải.

Vị chuyên gia này cũng khuyến cáo thêm, không nên hãm việc phát triển thị trường thẻ tín dụng trong bối cảnh hiện nay. Ngược lại, theo ông cần vận động mọi người chi tiêu qua thẻ nhiều thay vì thanh toán bằng tiền mặt. "Có như vậy thì mới dễ dàng cho công tác giám sát thị trường tài chính về sau này", ông nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp Nhà nước được phép bán nợ xấu
Doanh nghiệp Nhà nước được phép bán nợ xấu

VOV.VN -Chỉ được bán nợ cho các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán nợ trực tiếp cho khách nợ.

Doanh nghiệp Nhà nước được phép bán nợ xấu

Doanh nghiệp Nhà nước được phép bán nợ xấu

VOV.VN -Chỉ được bán nợ cho các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán nợ trực tiếp cho khách nợ.

Nợ xấu của DNNN muốn bán cũng không dễ!
Nợ xấu của DNNN muốn bán cũng không dễ!

VOV.VN -Trong khi đó, khả năng hỗ trợ của ngân sách nhà nước để giảm nợ của khu vực DNNN sẽ vô cùng khó khăn.

Nợ xấu của DNNN muốn bán cũng không dễ!

Nợ xấu của DNNN muốn bán cũng không dễ!

VOV.VN -Trong khi đó, khả năng hỗ trợ của ngân sách nhà nước để giảm nợ của khu vực DNNN sẽ vô cùng khó khăn.

Nợ xấu của DNNN: Chỉ mua với giá 10-20% giá trị
Nợ xấu của DNNN: Chỉ mua với giá 10-20% giá trị

VOV.VN -Theo qui định là phải mua - bán theo giá thị trường nhưng cốt lõi là món nợ đó có bán được hay không?

Nợ xấu của DNNN: Chỉ mua với giá 10-20% giá trị

Nợ xấu của DNNN: Chỉ mua với giá 10-20% giá trị

VOV.VN -Theo qui định là phải mua - bán theo giá thị trường nhưng cốt lõi là món nợ đó có bán được hay không?

VAMC đã xử lý gần 106 nghìn tỷ đồng nợ xấu
VAMC đã xử lý gần 106 nghìn tỷ đồng nợ xấu

VOV.VN -Dự kiến đến cuối năm 2013,VAMC mua được khoảng 30 - 35 nghìn tỷ đồng nợ xấu.

VAMC đã xử lý gần 106 nghìn tỷ đồng nợ xấu

VAMC đã xử lý gần 106 nghìn tỷ đồng nợ xấu

VOV.VN -Dự kiến đến cuối năm 2013,VAMC mua được khoảng 30 - 35 nghìn tỷ đồng nợ xấu.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Nợ xấu xử lý chưa tốt
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Nợ xấu xử lý chưa tốt

VOV.VN -Tình hình còn khó khăn, lạm phát còn tiềm ẩn, nợ (nhất là nợ xấu) xử lý chưa tốt, chưa đúng theo kế hoạch đề ra.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Nợ xấu xử lý chưa tốt

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Nợ xấu xử lý chưa tốt

VOV.VN -Tình hình còn khó khăn, lạm phát còn tiềm ẩn, nợ (nhất là nợ xấu) xử lý chưa tốt, chưa đúng theo kế hoạch đề ra.

Sẽ phát mại tài sản để xử lý nợ xấu
Sẽ phát mại tài sản để xử lý nợ xấu

VOV.VN -Thông tư liên tịch số 02 ban hành năm 2002 có thể được sử dụng lại, cho phép các TCTD thành lập các hội đồng đấu giá.

Sẽ phát mại tài sản để xử lý nợ xấu

Sẽ phát mại tài sản để xử lý nợ xấu

VOV.VN -Thông tư liên tịch số 02 ban hành năm 2002 có thể được sử dụng lại, cho phép các TCTD thành lập các hội đồng đấu giá.

Nhiều giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam
Nhiều giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam

VOV.VN - Tại Việt Nam, nợ xấu cũng đang là vấn đề nan giải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế đất nước.

Nhiều giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam

Nhiều giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam

VOV.VN - Tại Việt Nam, nợ xấu cũng đang là vấn đề nan giải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế đất nước.

Nợ xấu sẽ chỉ còn 3%
Nợ xấu sẽ chỉ còn 3%

Năm 2014 sẽ xử lý 100.000 - 150.000 tỷ đồng nợ xấu và đến năm 2015 trong toàn hệ thống ngân hàng sẽ chỉ còn 3%.

Nợ xấu sẽ chỉ còn 3%

Nợ xấu sẽ chỉ còn 3%

Năm 2014 sẽ xử lý 100.000 - 150.000 tỷ đồng nợ xấu và đến năm 2015 trong toàn hệ thống ngân hàng sẽ chỉ còn 3%.