Sắp xếp lại cơ bản thị trường vàng

Chính phủ chỉ đạo sắp xếp lại một cách cơ bản thị trường vàng, tổ chức mạng lưới mua bán vàng miếng theo cơ chế thị trường.

Báo cáo việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 và thứ 3 (khoá XIII) do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIII đã thẳng thắn nhìn nhận vấn đề này.

Theo đó, sau 5 tháng ban hành và thực hiện Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã hạn chế được tình trạng đầu cơ, buôn lậu vàng, giảm dần tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, góp phần ổn định thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, thị trường vàng trong nước vẫn có biến động lớn kéo dài, việc tuyên truyền về quản lý và sản xuất vàng miếng chưa được thực hiện tốt. Chính phủ chỉ đạo tiếp tục theo dõi chặt chẽ thị trường để có biện pháp kịp thời hơn, sắp xếp lại một cách cơ bản thị trường vàng, tổ chức mạng lưới mua bán vàng miếng theo cơ chế thị trường.

Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại

Chính phủ đã phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, trong đó đã chỉ đạo tổ chức đánh giá, phân loại, phê duyệt, thực hiện phương án cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém; trong quá trình xử lý, về cơ bản, việc chi trả tiền gửi tại các ngân hàng diễn ra bình thường, thanh khoản của các ngân hàng vẫn bảo đảm.

Đối với việc xử lý nợ xấu, đã triển khai các giải pháp như: Cơ cấu lại nợ, giãn nợ, bán nợ xấu có tài sản bảo đảm; xử lý nợ bằng nguồn dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng và xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ; chuyển nợ thành vốn góp, cổ phần của tổ chức cho vay; mua bán nợ... Tuy vậy, đến nay, tiến độ xử lý nợ xấu còn chậm, kết quả còn hạn chế. Đây là vấn đề bức xúc, đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của ngành ngân hàng và các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan.

Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện cơ cấu lại theo lộ trình, xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém; khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án xử lý nợ xấu, minh bạch hoá và triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu; tăng cường thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng, tiếp tục chỉ đạo xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Lãi suất giảm, doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn

Việc thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng đã góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nhưng cũng đã phát sinh hệ quả là sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Mặc dù lãi suất cho vay đã giảm, nhưng doanh nghiệp vẫn khó hấp thụ và khó tiếp cận vốn, tăng trưởng dư nợ tín dụng còn thấp. Giải quyết vấn đề này, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp đã đề ra nhằm kiểm soát lạm phát, điều hành lãi suất phù hợp, bảo đảm tăng trưởng tín dụng đi đôi với an toàn hệ thống.

Về tỷ giá, việc điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, tỷ giá và thị trường ngoại hối phù hợp với tình hình cung - cầu ngoại tệ nên tỷ giá cơ bản ổn định, từng bước chuyển dần quan hệ huy động - cho vay sang quan hệ mua - bán ngoại tệ. Dự trữ ngoại hối thời gian qua tăng cao, cán cân thanh toán được cải thiện. Các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp, hợp lý của người dân và doanh nghiệp cơ bản được đáp ứng.

Cùng với việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay, nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được triển khai đồng bộ như: tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên; điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ; miễn, giảm lãi phải trả; tạo điều kiện vay vốn cho các doanh nghiệp có triển vọng nhưng đang gặp khó khăn... Riêng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đã có chính sách ưu đãi đối với cả tổ chức tín dụng và đối tượng vay vốn, nên dư nợ trong lĩnh vực này đạt khá và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ toàn hệ thống. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, những giải pháp này chưa đem lại hiệu quả như mong muốn, việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhìn chung còn khó khăn; có chính sách triển khai quá chậm. Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc này.

Tăng cường giám sát ngân hàng

Giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, kiểm soát cho vay bất động sản, chứng khoán cũng được thực hiện đồng bộ hơn. Thời gian qua, cơ cấu tín dụng đã chuyển dịch theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích, trong đó dư nợ cho vay bất động sản, chứng khoán được kiểm soát chặt chẽ hơn. Tính đến hết tháng 9 năm 2012, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích chiếm 4,83% trong tổng dư nợ, thấp hơn nhiều so với mức 11,13% thời điểm cuối năm 2011. Trong đó, tỷ trọng dư nợ cho vay bất động sản là 3,42%; dư nợ cho vay chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán là 0,49%. Tuy nhiên, dư nợ bất động sản còn lớn, nợ xấu chiếm tỷ trọng cao và chậm được xử lý./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quản lý, dự báo kém dẫn đến hàng tồn kho cao
Quản lý, dự báo kém dẫn đến hàng tồn kho cao

(VOV) - Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cho rằng, chất lượng quy hoạch, dự báo thị trường và quản lý còn nhiều hạn chế.

Quản lý, dự báo kém dẫn đến hàng tồn kho cao

Quản lý, dự báo kém dẫn đến hàng tồn kho cao

(VOV) - Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cho rằng, chất lượng quy hoạch, dự báo thị trường và quản lý còn nhiều hạn chế.

Chất vấn chuyện Petrolimex lỗ lớn, lương cao
Chất vấn chuyện Petrolimex lỗ lớn, lương cao

(VOV) - Theo Tổng kiểm toán, năm Petrolimex lỗ 1.423 tỷ đồng, lương Chủ tịch là 58 triệu đồng/tháng

Chất vấn chuyện Petrolimex lỗ lớn, lương cao

Chất vấn chuyện Petrolimex lỗ lớn, lương cao

(VOV) - Theo Tổng kiểm toán, năm Petrolimex lỗ 1.423 tỷ đồng, lương Chủ tịch là 58 triệu đồng/tháng

Giá xăng dầu giảm không liên quan đến họp Quốc hội
Giá xăng dầu giảm không liên quan đến họp Quốc hội

(VOV) -Hai Bộ trưởng Tài chính – Công thương khẳng định điều này tại phiên chất vấn sáng nay (12/11).

Giá xăng dầu giảm không liên quan đến họp Quốc hội

Giá xăng dầu giảm không liên quan đến họp Quốc hội

(VOV) -Hai Bộ trưởng Tài chính – Công thương khẳng định điều này tại phiên chất vấn sáng nay (12/11).

Thị trường xăng dầu chưa cạnh tranh
Thị trường xăng dầu chưa cạnh tranh

(VOV) - Bộ trưởng Công thương: Petrolimex chiếm tới 48 - 50%, PV Oil chiếm 15 – 16% thị phần là lớn, nhưng đây là do lịch sử để lại.

Thị trường xăng dầu chưa cạnh tranh

Thị trường xăng dầu chưa cạnh tranh

(VOV) - Bộ trưởng Công thương: Petrolimex chiếm tới 48 - 50%, PV Oil chiếm 15 – 16% thị phần là lớn, nhưng đây là do lịch sử để lại.

“Cái khó với chúng ta là thương hiệu gạo”
“Cái khó với chúng ta là thương hiệu gạo”

Bộ Công thương với vai trò quản lý nhà nước nhưng chưa làm tốt vai trò phối hợp, dẫn dắt và bàn bạc với các doanh nghiệp.

“Cái khó với chúng ta là thương hiệu gạo”

“Cái khó với chúng ta là thương hiệu gạo”

Bộ Công thương với vai trò quản lý nhà nước nhưng chưa làm tốt vai trò phối hợp, dẫn dắt và bàn bạc với các doanh nghiệp.