Hồ Tây không chỉ là một lá phổi điều hòa không khí cho Thủ đô, mà còn thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
Những con đường bao quanh hồ tạo nên sự thơ mộng cho một cảnh quan tự nhiên và ý nghĩa đối với đời sống an sinh đô thị.
Không chỉ vậy, nhiều di tích đình, chùa, đền...quanh Hồ Tây đã được xếp hạng cấp quốc gia, trong đó có chùa Trấn Quốc.
Chính vì vậy, trong quy hoạch chung Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050, Hồ Tây có vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển đô thị Hà Nội.
Tuy nhiên, hiện nay, việc khai thác mặt nước của Hồ Tây để kinh doanh đang làm gây ô nhiễm môi trường nước cũng như cảnh quan.
Việc cấp phép cũng như quản lý các tàu chưa thực sát sao tạo nên tình trạng mạnh ai người ấy làm.
Theo thống kê tại khu vực bến 4 Thụy Khuê có 8-9 tàu, hiện có 6 chủ tàu đăng ký, trong đó có chủ sở hữu 2 tàu. Ngoài ra, còn có 2 tàu tại đây không ai nhận là chủ.
Những con tàu vô chủ này thường được người dân gọi là "tàu ma".
Lối dẫn vào "tàu ma" được dào chắn một cách tạm bợ thiếu an toàn
Theo một người dân sống gần đó, tàu đã bị bỏ hoang từ lâu nhưng không hiểu sao không được kéo đi? Việc tàu cũ nát thiếu sự trông nom như thế này vừa mất mỹ quan vừa gây mất an toàn do nhiều người vào chụp ảnh hay ngồi câu cá.
Hoạt động của một số các du thuyền, nhà nổi kinh doanh dịch vụ ăn uống trên Hồ Tây gây ô nhiễm môi trường nước.
Hành lang xung quanh hồ bị biến thành nơi phơi chăn, bạt.
Khoảng đất xung quanh bờ kè cũng được nhiều người tận dùng để trồng rau.