Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 3/11

VOV.VN - Dưới đây là những diễn biến chính tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine ngày 3/11.

Tổng thống Ukraine nói về nguy cơ chiến tranh hạt nhân: Mối đe dọa chiến tranh hạt nhân thực sự tồn tại nhưng khó có khả năng xảy ra, vì thế không cần phải e sợ Nga, Tổng thống Ukraine nhận định ngày 2/11.

"Tôi không cho là chúng ta phải e sợ điều đó", Tổng thống Zelensky nhận định khi được hỏi về khả năng chiến tranh hạt nhân xảy ra. "Chúng ta không cần xem xét các tối hậu thư và sức ép từ Nga một cách nghiêm túc", nhà lãnh đạo Ukraine cho hay, đồng thời nói Kiev sẽ không đưa ra bất kỳ nhượng bộ nào với Moscow. "Nếu Nga không rời khỏi Donbass và Crimea, điều đó tức là chiến tranh sẽ chưa kết thúc", Tổng thổng Ukraine bình luận, cho biết mỗi bên đều đang tăng cường lực lượng để chuẩn bị cho cuộc xung đột mới thay vì chấm dứt nó qua "ngoại giao và đàm phán".

Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố về ngăn chặn chiến tranh hạt nhân: Ngày 2/11, Bộ Ngoại giao Nga đã ra tuyên bố về ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. Moscow kêu gọi các quốc gia có vũ khí hạt nhân đảm bảo sự ổn định chiến lược toàn cầu và ngừng khuyến khích các hành động khiêu khích sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Nga chỉ rõ tính toán của phương Tây khi NATO tăng hơn gấp đôi quân ở biên giới: Phương Tây đang tìm cách phá hủy tiềm năng kinh tế và quân sự của Nga nhằm khiến cho nước này không thể theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu nhận định ngày 2/11. Ông Shoigu chỉ ra rằng số lượng binh lính NATO ở Trung và Đông Âu đã tăng 2,5 lần kể từ tháng 2/2022 và có thể tiếp tục gia tăng trong tương lai gần, đặt các đồng minh của Nga, trong đó có Belarus gặp nguy hiểm.

Khả năng Mỹ và châu Âu viện trợ cho Ukraine trong thời gian tới: Trong bối cảnh cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ sắp diễn ra, cả chính quyền Tổng thống Joe Biden lẫn chính quyền Tổng thống Zelensky đều lo ngại các kênh hỗ trợ dành cho Ukraine có thể sụt giảm.

>>> Khả năng Mỹ và châu Âu viện trợ cho Ukraine trong thời gian tới

Ukraine lựa chọn phi công biết tiếng Anh, đánh giá khả năng Mỹ cấp chiến đấu cơ hiện đại: Quân đội Ukraine mong mỏi sở hữu các máy bay chiến đấu hiện đại của Mỹ và phương Tây để đủ sức đối phó Nga trên chiến trường. Họ đã xúc tiến lựa chọn phi công học lái máy bay phương Tây. Nhưng triển vọng nhận được phi cơ Mỹ khá xa vời.

>>> Ukraine lựa chọn phi công biết tiếng Anh, liệu Mỹ có cấp chiến đấu cơ hiện đại?

Điện Kremlin nói về kế hoạch tranh cử năm 2024 của Tổng thống Putin: Tổng thống Nga Vladimir Putin chưa quyết định về việc liệu có ra tái tranh cử vào năm 2024 hay không khi Nga dự kiến bỏ phiếu để bầu ra lãnh đạo kế tiếp, người phát ngôn điện Kremlin cho hay. Ông Putin hiện đang trong nhiệm kỳ thứ tư trên cương vị là Tổng thống. Ông Putin đảm nhiệm cương vị Tổng thống từ 2000 - 2008 và sau đó tiếp tục quay lại vị trí này từ năm 2012.

Liên Hợp Quốc không thông qua dự thảo nghị quyết điều tra vũ khí sinh học ở Ukraine: Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 2/11 đã không thông qua dự thảo dự quyết về việc thành lập nhóm điều tra các cáo buộc rằng Mỹ và Ukraine có chương trình vũ khí sinh học ở Ukraine. Duy nhất Nga và Trung Quốc bỏ phiếu ủng hộ dự thảo nghị quyết trong khi ba nước thành viên thường trực khác là Mỹ, Anh và Pháp bỏ phiếu chống. 10 thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an đều bỏ phiếu trắng. Các quan chức giải giáp hạt nhân Liên Hợp Quốc từng khẳng định không hề biết tới bất cứ chương trình vũ khí sinh học nào ở Ukraine.

Italy tạm "đóng băng" nguồn cung cấp vũ khí cho Ukraine: Tờ Il Messdowro dẫn các nguồn tin trong chính phủ Italy cho biết, Italy đang giảm bớt nguồn cung vũ khí cho Ukraine và hiện chưa xem xét cung cấp gói vũ khí mới nào cho Kiev.

Mỹ lý giải mục đích của Nga khi thảo luận về sử dụng vũ khí hạt nhân: Trong bối cảnh Nga đang có những tổn thất trên chiến trường, việc thảo luận sử dụng vũ khí hạt nhân là động thái báo động. Tuy nhiên, giới chức Mỹ cho rằng hiện không thấy có dấu hiệu Nga đang chuẩn bị sử dụng loại vũ khí này.

>>> Mỹ lý giải mục đích của Nga khi thảo luận về sử dụng vũ khí hạt nhân

Khả năng đối phó của Ukraine nếu Nga tiếp nhận hàng loạt UAV và tên lửa mới từ Iran: Giới chức một nước phương Tây chuyên theo dõi chương trình vũ khí của Iran đã nói với đài CNN rằng Iran sắp gửi xấp xỉ 1.000 vũ khí mới cho Nga, trong đó có tên lửa đạn đạo tầm ngắn và UAV tấn công.

>>> Ukraine đối phó thế nào nếu Nga tiếp nhận hàng loạt UAV và tên lửa mới từ Iran?

Mỹ thay đổi chính sách với Ukraine nếu đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội: Nếu đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Thượng viện hoặc Hạ viện hoặc cả 2 viện trong Quốc hội vào cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới, có một số dấu hiệu cho thấy chính sách đối ngoại của Mỹ với Ukraine sẽ thay đổi./.

>>> Mỹ có thay đổi chính sách với Ukraine nếu đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội?

Diễn biến tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 2/11

VOV.VN - 24 giờ qua ghi nhận nhiều diễn biến quan trọng liên quan đến xung đột tại Ukraine, trong đó đáng chú ý là việc Nga nêu lý do tấn công vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine và NATO đang chuyển sang phòng thủ tập thể gần biên giới Nga.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sức mạnh tên lửa diệt hạm Kh-32 Nga dùng tấn công mục tiêu mặt đất ở Ukraine
Sức mạnh tên lửa diệt hạm Kh-32 Nga dùng tấn công mục tiêu mặt đất ở Ukraine

VOV.VN - Thông tin mới nhất cho hay, oanh tạc cơ tầm xa Tu-22M3M phiên bản hiện đại hóa của Nga đang sử dụng các tên lửa hành trình diệt hạm Kh-32 mới để tấn công chính xác vào các cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine.

Sức mạnh tên lửa diệt hạm Kh-32 Nga dùng tấn công mục tiêu mặt đất ở Ukraine

Sức mạnh tên lửa diệt hạm Kh-32 Nga dùng tấn công mục tiêu mặt đất ở Ukraine

VOV.VN - Thông tin mới nhất cho hay, oanh tạc cơ tầm xa Tu-22M3M phiên bản hiện đại hóa của Nga đang sử dụng các tên lửa hành trình diệt hạm Kh-32 mới để tấn công chính xác vào các cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine.

Ukraine đối phó thế nào nếu Nga tiếp nhận hàng loạt UAV và tên lửa mới từ Iran?
Ukraine đối phó thế nào nếu Nga tiếp nhận hàng loạt UAV và tên lửa mới từ Iran?

VOV.VN - Giới chức một nước phương Tây chuyên theo dõi chương trình vũ khí của Iran đã nói với đài CNN rằng Iran sắp gửi xấp xỉ 1.000 vũ khí mới cho Nga, trong đó có tên lửa đạn đạo tầm ngắn và UAV tấn công.

Ukraine đối phó thế nào nếu Nga tiếp nhận hàng loạt UAV và tên lửa mới từ Iran?

Ukraine đối phó thế nào nếu Nga tiếp nhận hàng loạt UAV và tên lửa mới từ Iran?

VOV.VN - Giới chức một nước phương Tây chuyên theo dõi chương trình vũ khí của Iran đã nói với đài CNN rằng Iran sắp gửi xấp xỉ 1.000 vũ khí mới cho Nga, trong đó có tên lửa đạn đạo tầm ngắn và UAV tấn công.

Nga công bố video tiêm kích Su-35S phóng tên lửa bắn hạ chiến đấu cơ Ukraine
Nga công bố video tiêm kích Su-35S phóng tên lửa bắn hạ chiến đấu cơ Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tiêm kích Su-35S của Nga đã sử dụng tên lửa không đối không tầm xa bắn hạ một chiến đấu cơ của Ukraine.

Nga công bố video tiêm kích Su-35S phóng tên lửa bắn hạ chiến đấu cơ Ukraine

Nga công bố video tiêm kích Su-35S phóng tên lửa bắn hạ chiến đấu cơ Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tiêm kích Su-35S của Nga đã sử dụng tên lửa không đối không tầm xa bắn hạ một chiến đấu cơ của Ukraine.

Italy tạm "đóng băng" nguồn cung cấp vũ khí cho Ukraine
Italy tạm "đóng băng" nguồn cung cấp vũ khí cho Ukraine

VOV.VN - Bất chấp việc tạm thời trì hoãn phê duyệt gói vũ khí thứ 6 cho Ukraine, chính phủ mới của Italy khẳng định rằng hỗ trợ quân sự cho Kiev là điều “không phải bàn cãi”.

Italy tạm "đóng băng" nguồn cung cấp vũ khí cho Ukraine

Italy tạm "đóng băng" nguồn cung cấp vũ khí cho Ukraine

VOV.VN - Bất chấp việc tạm thời trì hoãn phê duyệt gói vũ khí thứ 6 cho Ukraine, chính phủ mới của Italy khẳng định rằng hỗ trợ quân sự cho Kiev là điều “không phải bàn cãi”.

Liên Hợp Quốc không thông qua dự thảo nghị quyết điều tra vũ khí sinh học ở Ukraine
Liên Hợp Quốc không thông qua dự thảo nghị quyết điều tra vũ khí sinh học ở Ukraine

VOV.VN - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 2/11 đã không thông qua dự thảo dự quyết về việc thành lập nhóm điều tra các cáo buộc rằng Mỹ và Ukraine có chương trình vũ khí sinh học ở Ukraine.

Liên Hợp Quốc không thông qua dự thảo nghị quyết điều tra vũ khí sinh học ở Ukraine

Liên Hợp Quốc không thông qua dự thảo nghị quyết điều tra vũ khí sinh học ở Ukraine

VOV.VN - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 2/11 đã không thông qua dự thảo dự quyết về việc thành lập nhóm điều tra các cáo buộc rằng Mỹ và Ukraine có chương trình vũ khí sinh học ở Ukraine.