Bài dự thi viết về ngư dân

Bám biển, bám làng… trở thành triệu phú

(VOV) - Ông đã vận động, thuyết phục bà con quyết ở lại bám biển, bám làng, xây dựng cuộc sống mới từ trong khó khăn

“Ngày đất nước miềng mới được giải phóng, cái làng biển ni còn nghèo lắm. Đầu tắt, mặt tối quanh năm mà mãi chẳng đủ ăn. Hòa bình rồi nhưng  có người bi quan không biết khi mô mới cất mặt lên nổi. Là là người lính may mắn  trở về sau chiến tranh, tui bàn  với vợ là đạn bom, chết chóc không sợ, mắc mớ chi miềng phải sợ đói, sợ nghèo, phải tính chuyện “mần ăn” để “cứu” làng biển…. Được mụ vợ  đồng tâm, nhất trí,  rứa là tui bắt đầu khởi nghiệp…”.

Lão ngư, thương binh Phạm Phong Hoa, 66 tuổi,  xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình kể về chuyện “mần ăn” của mình…khi dẫn tôi đi một vòng tham quan cơ sở sửa chữa tàu thuyền của gia đình đóng ở cửa lạch sông Dinh.

 “Một tấc không đi, một ly không rời”

Ông Phạm Phong Hoa  sinh ra và lớn lên ở xã miền biển Nhân Trạch giàu tinh thần yêu nước và truyền thống cách mạng. Năm 18 tuổi theo tiếng gọi của Tổ quốc,  chàng trai trẻ Phạm Phong Hoa đã  tình nguyện gia nhập Trung đội Trực chiến 12 ly 7 xã Nhân Trạch.  

Giai đoạn 1965-1968 đế quốc Mỹ điên cuồng đánh phá với dã tâm biến Miền Bắc “trở lại thời kỳ đồ đá” hòng ngăn chặn từ gốc mọi nguồn chi viện sức người, sức của cho Miền Nam ruột thịt. Nhiều nơi trên “tuyến lửa” Quảng Bình, trong đó có xã miền biển Nhân Trạch … đã trở thành toạ độ lửa, trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ.

Với khẩu hiệu “một tấc không đi, một ly không rời”,  Trung đội Trực chiến 12 ly 7 của Phạm Phong Hoa đã kiên cường đánh trả máy bay giặc, canh giữ, bảo vệ toàn vẹn vùng biển, vùng trời, góp phần cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ.

 Chính những ngày cùng sát cánh bên nhau chiến đấu ở chiến trường, anh lính chiến Phong Hoa đã bén duyên cô gái cùng xã Phạm Thị Đảo nên nghĩa chồng vợ. Đầu năm 1968, trong một trận đánh tại trận địa bờ biển, ông Hoa bị thương. Cuối năm 1968, trong một trận chiến khác, bà  Đảo cũng bị thương. Năm 1975, khi hòa bình lập lại, vợ chồng ông Hoa, bà  Đảo trở về sinh sống và gắn bó với nghề đi biển ở thôn Dinh, xã Nhân Trạch quê hương.

Với uy tín trong chiến đấu cộng với kinh nghiệm của một ngư dân đi biển, ông Hoa đã được bà con trong xã bầu làm Chủ nhiệm Hợp tác xã Lý Nhân Nam chuyên đánh cá, chế biến thủy hải sản và trồng cây lâm nghiệp trên cát.

“Ở cái làng biển ni, trong chiến tranh, ai cũng quả cảm lắm! Nhưng khi hòa bình, đối mặt với nỗi lo cơm áo, gạo tiền, thì nhiều người lại bi quan. Ngay trong Hợp tác xã của tui, có người đạn bom không ngán, nhưng khi mần ăn gặp khó khăn thì lại ngán ngẩm tính chuyện bỏ xứ mà đi.”- ông Hoa nhớ lại những ngày đầu chồng chất khó khăn. Với cương vị Chủ nhiệm, ông đã vận động, thuyết phục toàn bộ xã viên và bà con làng biển của mình với khẩu hiệu như thời chiến “một tấc không đi, một ly không rời”, quyết ở lại bám biển, bám làng xây dựng cuộc sống mới từ trong hoang tàn, đổ nát…

 Thành công nhờ tư duy mới

Là Chủ nhiệm Hợp tác xã, với bản lĩnh của một người lính và tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm, ông Hoa bàn với vợ quyết định tự mình đứng ra mua  thuyền đánh cá riêng để đi biển. Đây chính là con thuyền tư nhân đầu tiên ở Nhân Trạch lúc đó. Vốn có  kinh nghiệm trong nghề lại nắm rõ ngư trường có trữ lượng thủy sản lớn, chiếc thuyền đánh cá của ông Hoa đã thu được hiệu quả kinh tế rõ rệt từ những chuyến ra khơi đầu tiên.

Tích cóp, dành dụm được một ít vốn liếng, năm 1990, ông  Hoa đầu tư 70 triệu đồng mua 1 chiếc tàu  có công suất 24 CV. Có tàu lớn, ông Hoa trực tiếp làm thuyền trưởng, cùng với các con mở đường tìm đến các ngư trường xa bờ để đánh bắt hải sản. Những chuyến biển đày ắp cá tôm đã giúp gia đình ông có thêm vốn liếng đóng thêm 1 chiếc tàu đánh cá mới, có công suất 33 CV. Hai chiếc tàu này đã giải quyết việc làm cho 12 lao động trong xã, với thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng/người/năm...Trừ các khoản chi phí, hàng năm, mỗi tàu đánh cá mang về cho gia đình ông  Hoa  hơn 200 triệu đồng tiền lãi...

Thấy gia đình ông Hoa ngày càng ăn nên làm ra, ngư dân làng biển Nhân Trạch trước đây chủ yếu sắm thuyền nhỏ, giản đơn đánh cá gần bờ thì nay đã mạnh dạn đầu tư mua sắm thêm nhiều tàu thuyền công suất lớn hơn để đi biển. Toàn xã hiện có 291 tàu thuyền, trong đó có 9 chiếc công suất máy trên 40 CV…Hàng năm, nghề đi biển đem về cho xã hàng chục tỷ đồng, đưa Nhân Trạch trở thành một trong những xã miền biển giàu có, trù phú nhất nhì ở huyện Bố Trạch.

“Bà đỡ” cho ngư dân trên biển

Nhân Trạch là xã vùng bãi ngang, số lượng tàu thuyền đi biển nhiều. Lâu nay, do thiếu các cơ sở dịch vụ, hậu cần nghề cá, mỗi khi tàu thuyền bị hư hỏng, ngư dân lại phải đưa đi xa để sửa chữa, vừa mất công sức lại gây tốn kém tiền của. Nhận thấy nhu cầu bức thiết về sửa chữa tàu thuyền đánh cá của ngư dân rất lớn, năm 1991, ông  Hoa đã quyết định đầu tư 300 triệu đồng mua sắm các loại máy móc hiện đại, như máy tiện, máy hàn, máy cưa... thành lập cơ sở dịch vụ sửa chữa tàu thuyền, đóng tại cửa lạch Dinh của xã.

Những ngày cao điểm mùa đi biển, cơ sở của ông Hoa tiếp nhận sửa chữa từ 30 – 40 tàu thuyền của ngư dân trong xã, trong vùng và các tỉnh bạn; Đảm nhận sửa chữa những hư hỏng thông thường, tân trang lại tàu thuyền, giúp ngư dân yên tâm hơn trong mỗi chuyến ra khơi. Hàng năm, cơ sở sửa chữa tàu thuyền mang lại thêm cho gia đình ông Hoa khoảng 400 triệu đồng.

Không chỉ tạo công ăn việc làm thường xuyên cho từ 4 - 5 lao động trong gia đình,  cơ sở dịch vụ sửa chữa tàu thuyền của  ông Phạm Phong Hoa đã đào tạo các nghề gò, hàn, gia công cơ khí và nâng cao tay nghề cho trên 30 lao động ở Nhân Trạch. Cả 30 lao động được trưởng thành từ đây đều khẳng định được tay nghề và có thu nhập cao khi đi làm việc tại Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan...“Thợ của tui không được học nhiều về lý luận, lý thuyết, nhưng tay nghề ai cũng vững vàng và có thể đảm nhận được các khâu sửa chữa tàu thuyền. Từ cái “lò” này mà nhiều đứa đã “nên cơm, nên cháo” - ông Hoa tự hào khoe./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc thi viết về ngư dân
Cuộc thi viết về ngư dân

Cuộc thi nhằm phát hiện, biểu dương cá nhân nhân tố điển hình tiên tiến trong hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên biển

Cuộc thi viết về ngư dân

Cuộc thi viết về ngư dân

Cuộc thi nhằm phát hiện, biểu dương cá nhân nhân tố điển hình tiên tiến trong hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên biển

Dị nhân vớt xác giữa trùng khơi
Dị nhân vớt xác giữa trùng khơi

Biển nhân từ cho ngư dân tôm cá nhưng cũng có lúc dậy sóng dữ dằn cuốn vùi bao số phận. Có một ngư dân nghĩa hiệp ngày đêm bám biển, “nhặt nhạnh” những linh hồn, mang họ từ trùng khơi lạnh giá về với đất liền

Dị nhân vớt xác giữa trùng khơi

Dị nhân vớt xác giữa trùng khơi

Biển nhân từ cho ngư dân tôm cá nhưng cũng có lúc dậy sóng dữ dằn cuốn vùi bao số phận. Có một ngư dân nghĩa hiệp ngày đêm bám biển, “nhặt nhạnh” những linh hồn, mang họ từ trùng khơi lạnh giá về với đất liền

Biệt đội chống “ngư tặc”
Biệt đội chống “ngư tặc”

(VOV) - Những năm trước, khi chưa có đội tuần tra, hàng nghìn ngư dân dọc miền Tam  Giang khi nhắc đến ngư tặc ai nấy đều kinh hãi

Biệt đội chống “ngư tặc”

Biệt đội chống “ngư tặc”

(VOV) - Những năm trước, khi chưa có đội tuần tra, hàng nghìn ngư dân dọc miền Tam  Giang khi nhắc đến ngư tặc ai nấy đều kinh hãi

Con tàu vẫn vươn xa
Con tàu vẫn vươn xa

(VOV) -Hồ Văn Thà là điển hình tiên tiến trong đánh bắt thủy - hải sản xa bờ ở vùng biển Cửa Việt

Con tàu vẫn vươn xa

Con tàu vẫn vươn xa

(VOV) -Hồ Văn Thà là điển hình tiên tiến trong đánh bắt thủy - hải sản xa bờ ở vùng biển Cửa Việt

Nghị lực của lão ngư khiếm thị
Nghị lực của lão ngư khiếm thị

Người lành lặn đi biển cũng đã bao khó khăn, vất vả, thế mà có chuyện người mù đi biển… Gần 70 tuổi, ngư dân Lê Hận có tới hơn 35 năm tung hoành trên một vùng ngư trường rộng lớn

Nghị lực của lão ngư khiếm thị

Nghị lực của lão ngư khiếm thị

Người lành lặn đi biển cũng đã bao khó khăn, vất vả, thế mà có chuyện người mù đi biển… Gần 70 tuổi, ngư dân Lê Hận có tới hơn 35 năm tung hoành trên một vùng ngư trường rộng lớn