Trung Quốc tưng bừng chào đón Lễ hội mùa xuân Nhâm Dần 2022

VOV.VN - Năm 2022 là Nhâm Dần nên hình ảnh về con hổ - loài vật tượng trưng cho uy quyền, sức mạnh và may mắn, xuất hiện khá phổ biến trên khắp đất nước Trung Quốc, khi nhiều người dân nước này đang tưng bừng chào đón Lễ hội mùa xuân - đánh dấu khởi đầu một năm mới tốt lành.

Con hổ vốn là một con vật rất được coi trọng trong văn hóa Trung Hoa. Con hổ là biểu tượng thứ 3 trong cung hoàng đạo 12 con giáp, tượng trưng cho lòng can đảm, dũng cảm. Người Trung Quốc cổ xưa coi đây là biểu tượng chống lại 3 đại họa trong gia đình như hỏa hoạn, trộm cắp và ma tà. Theo truyền thống, người Trung Quốc tin rằng trẻ em đội mũ, đi giày có hình đầu hổ vào năm mới sẽ được bảo vệ khỏi ma tà. Một trong những lý do khiến người dân nước này coi trọng con hổ cũng một phần vì màu lông trên trán con vật này rất giống với từ Vương theo tiếng Trung Quốc do đó người ta tin rằng con hổ sinh ra vốn đã là vua của muôn loài.

Ngay từ những ngày giáp tết Nguyên Đán, người dân Trung Quốc trên khắp mọi miền đất nước tất bật mua sắm hàng hóa chuẩn bị cho lễ hội mùa xuân. Tại những khu chợ sầm uất ở thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, năm nay các món đồ hình con hổ như giấy trang trí, thú nhồi bông hay mặt dây chuyền hình hổ bán rất chạy. 

Một số người dân đi sắm tết cho biết: "Tôi đã mua một cặp hổ trang trí vì tôi sinh năm Dần. Tôi cũng mua một cặp nút cát tường và giấy dán trang trí để mang không khí lễ tết về nhà".

"Cháu trai tôi sinh năm Dần. Chúng tôi đang chọn một cặp câu đối mừng Lễ hội mùa xuân bằng chữ Hán "con hổ", với mong muốn trong cuộc sống cháu mình luôn có ý chí mạnh mẽ, kiên cường và dũng cảm”.

Theo một chủ cửa hàng địa phương, nguồn hàng Tết hình hổ chiếm tới khoảng 60% lượng hàng bán ra năm nay: "Những ngày gần đây, trung bình tôi có thể bán hàng trăm món đồ trang trí hình con hổ chỉ trong một ngày, thậm chí có khi bán được từ 1.000 lên đến 2.000 món.”

Để đón một năm mới với mong muốn trọn vẹn niềm vui và may mắn, người dân Trung Quốc đua nhau chuẩn bị các câu đối đỏ mừng xuân, tranh giấy cắt hay những mảnh giấy đỏ vuông in ký tự truyền thống lớn mang ý nghĩa “Hạnh phúc” dán ngay cửa chính. Với quan niệm màu đỏ tượng trưng cho sự thịnh vượng và năng lượng, người Trung Quốc trang trí nhà cửa bằng những thứ màu đỏ, trong đó phổ biến là đèn lồng đỏ để xua đuổi tà ma và cầu phước lành, trường thọ, sức khỏe, bình an. Vì là năm con hổ nên những chiếc đèn lồng năm nay hướng tới chủ đề mang sắc thái sinh động hơn về con vật này. Tác phẩm trung tâm là một con hổ cao tới 9m được dựng ngay tại quảng trường chính ở Vườn Dự Viên, Thượng Hải để người dân địa phương và khách tham quan chiêm ngưỡng dịp tết này.

Không chỉ những món đồ trang trí, ẩm thực ngày tết cũng được người dân Trung Quốc hết sức coi trọng. Và một trong những món ăn không thể thiếu dịp tết đến xuân về đó là những chiếc bánh bao nhiều màu sắc với đủ loại nhân thơm ngon như đậu đỏ, thịt lợn, hạt sen... 

Ghé một vài tiệm bánh có tiếng tại tỉnh Sơn Đông, ngoài những chiếc bánh bao hình trái đào, thỏi vàng thường xuất hiện mỗi dịp lễ tết, năm nay thêm nhiều chiếc bánh bao hình những chú hổ con xinh xắn để mọi người chào đón năm Nhâm Dần. Chắc hẳn đây sẽ là món ăn truyền thống không thể thiếu trong “bữa tối đoàn tụ” tức bữa tối giao thừa của người Trung Quốc. Nhất là trong bối cảnh Covid-19, tổ chức tiệc tất niên ấm cúng tại nhà sẽ là lựa chọn số 1 của nhiều người Trung Quốc thay vì ra nhà hàng.

Cũng giống mọi năm, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán ở Trung Quốc năm nay kéo dài khoảng hai tuần và kết thúc bằng Lễ hội đèn lồng sẽ được tổ chức vào ngày 15/2 tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nét văn hóa đặc sắc đón năm mới của Nhật Bản
Nét văn hóa đặc sắc đón năm mới của Nhật Bản

VOV.VN - Từ năm 1873 (thời kỳ Minh Trị) trở về trước, giống như một số nước châu Á khác, Nhật Bản đón năm mới theo lịch âm, nhưng sau đó chuyển sang lịch dương do ảnh hưởng của nền văn hóa phương Tây. Chính vì vậy, bản sắc văn hóa Nhật Bản và phương Đông vẫn không thể mất đi khi đón năm mới.

Nét văn hóa đặc sắc đón năm mới của Nhật Bản

Nét văn hóa đặc sắc đón năm mới của Nhật Bản

VOV.VN - Từ năm 1873 (thời kỳ Minh Trị) trở về trước, giống như một số nước châu Á khác, Nhật Bản đón năm mới theo lịch âm, nhưng sau đó chuyển sang lịch dương do ảnh hưởng của nền văn hóa phương Tây. Chính vì vậy, bản sắc văn hóa Nhật Bản và phương Đông vẫn không thể mất đi khi đón năm mới.

Độc đáo phong tục đón Tết Nguyên đán Seollal ở Hàn Quốc
Độc đáo phong tục đón Tết Nguyên đán Seollal ở Hàn Quốc

VOV.VN - Seollal là tên gọi Tết Nguyên đán của người Hàn Quốc. Đây không chỉ là một trong những ngày lễ quan trọng đánh dấu sự chuyển giao của năm mới mà còn là dịp để người Hàn Quốc sum họp, tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên, gia đình cùng nhau quây quần. 

Độc đáo phong tục đón Tết Nguyên đán Seollal ở Hàn Quốc

Độc đáo phong tục đón Tết Nguyên đán Seollal ở Hàn Quốc

VOV.VN - Seollal là tên gọi Tết Nguyên đán của người Hàn Quốc. Đây không chỉ là một trong những ngày lễ quan trọng đánh dấu sự chuyển giao của năm mới mà còn là dịp để người Hàn Quốc sum họp, tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên, gia đình cùng nhau quây quần. 

Cuộc đấu sinh tử giữa hổ và bò tót, con nào chiến thắng?
Cuộc đấu sinh tử giữa hổ và bò tót, con nào chiến thắng?

VOV.VN - Trong cuộc đấu giữa bò tót và hổ, bò tót không có răng sắc và móng vuốt nhưng bù lại, nó có sức mạnh, sự dẻo dai và cặp sừng vừa khỏe vừa sắc nhọn.

Cuộc đấu sinh tử giữa hổ và bò tót, con nào chiến thắng?

Cuộc đấu sinh tử giữa hổ và bò tót, con nào chiến thắng?

VOV.VN - Trong cuộc đấu giữa bò tót và hổ, bò tót không có răng sắc và móng vuốt nhưng bù lại, nó có sức mạnh, sự dẻo dai và cặp sừng vừa khỏe vừa sắc nhọn.

Trung Quốc gọi “Năm Mùi” là Năm Dê hay Năm Cừu?
Trung Quốc gọi “Năm Mùi” là Năm Dê hay Năm Cừu?

VOV.VN - Báo chí phương Tây loay hoay tìm cách dịch “Năm Mùi” của Trung Quốc sang tiếng Anh. Người Trung Quốc vốn không có từ đơn để phân biệt cừu và dê.

Trung Quốc gọi “Năm Mùi” là Năm Dê hay Năm Cừu?

Trung Quốc gọi “Năm Mùi” là Năm Dê hay Năm Cừu?

VOV.VN - Báo chí phương Tây loay hoay tìm cách dịch “Năm Mùi” của Trung Quốc sang tiếng Anh. Người Trung Quốc vốn không có từ đơn để phân biệt cừu và dê.

Cuộc sống bên trong Tây An - nơi Trung Quốc siết chặt phong tỏa để chặn Covid-19
Cuộc sống bên trong Tây An - nơi Trung Quốc siết chặt phong tỏa để chặn Covid-19

VOV.VN - Những biện pháp chống dịch Covid-19 ở Trung Quốc có thể nói là khắc nghiệt nhất thế giới. Tại Tây An – điểm nóng dịch bệnh mới đây, người ta đã tiến hành phong tỏa gắt gao và cư dân thành phố phải bước qua chuỗi ngày gian khó. Bù lại, Covid-19 từng bước bị đẩy lùi.

Cuộc sống bên trong Tây An - nơi Trung Quốc siết chặt phong tỏa để chặn Covid-19

Cuộc sống bên trong Tây An - nơi Trung Quốc siết chặt phong tỏa để chặn Covid-19

VOV.VN - Những biện pháp chống dịch Covid-19 ở Trung Quốc có thể nói là khắc nghiệt nhất thế giới. Tại Tây An – điểm nóng dịch bệnh mới đây, người ta đã tiến hành phong tỏa gắt gao và cư dân thành phố phải bước qua chuỗi ngày gian khó. Bù lại, Covid-19 từng bước bị đẩy lùi.

Trung Quốc chống Covid-19 một cách gắt gao và khoa học thông qua chính sách zero “động”
Trung Quốc chống Covid-19 một cách gắt gao và khoa học thông qua chính sách zero “động”

VOV.VN - Ngược dòng với thế giới hiện nay, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược không khoan nhượng với Covid-19 (zero Covid). Quốc gia này vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát gắt gao trên quy mô lớn.

Trung Quốc chống Covid-19 một cách gắt gao và khoa học thông qua chính sách zero “động”

Trung Quốc chống Covid-19 một cách gắt gao và khoa học thông qua chính sách zero “động”

VOV.VN - Ngược dòng với thế giới hiện nay, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược không khoan nhượng với Covid-19 (zero Covid). Quốc gia này vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát gắt gao trên quy mô lớn.

Hong Kong gìn giữ tiếng mẹ đẻ trước tiếng Trung Quốc phổ thông
Hong Kong gìn giữ tiếng mẹ đẻ trước tiếng Trung Quốc phổ thông

VOV.VN - Tiếng Quảng Đông là tiếng mẹ đẻ của đặc khu hành chính Hong Kong nhưng ngôn ngữ này vấp phải áp lực lớn từ tiếng Trung Quốc phổ thông (Quan thoại).

Hong Kong gìn giữ tiếng mẹ đẻ trước tiếng Trung Quốc phổ thông

Hong Kong gìn giữ tiếng mẹ đẻ trước tiếng Trung Quốc phổ thông

VOV.VN - Tiếng Quảng Đông là tiếng mẹ đẻ của đặc khu hành chính Hong Kong nhưng ngôn ngữ này vấp phải áp lực lớn từ tiếng Trung Quốc phổ thông (Quan thoại).