Ấn Độ, Mỹ thảo luận hợp tác công nghiệp quốc phòng và sẽ tập trận chung

VOV.VN - Cuộc họp lần thứ 17 Nhóm Chính sách quốc phòng Ấn Độ - Mỹ (DPG) ngày 17/5 đã được tổ chức tại thủ đô Washington, nhằm đánh giá về mối quan hệ Đối tác quốc phòng song phương và xem xét tiến trình đạt được trong thúc đẩy hợp tác công nghiệp quốc phòng.

Cuộc họp lần thứ 17 Nhóm Chính sách quốc phòng Ấn Độ - Mỹ do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách chính sách Colin Kahl và người đồng cấp Ấn Độ Giridhar Aramane đồng chủ trì.

Trong một thông cáo, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, tại cuộc họp hai bên đã tập trung thảo luận về các khía cạnh quan trọng như hợp tác giữa quân đội hai nước, việc thực hiện các thỏa thuận quốc phòng, cũng như các cuộc tập trận và hoạt động hợp tác đang diễn ra và trong tương lai ở khu vực Ấn Độ Dương.

Các cuộc thảo luận với trọng tâm là về những biện pháp và phương tiện để tăng cường hợp tác công nghiệp quốc phòng, bao gồm quan hệ đối tác công nghệ, nghiên cứu, phát triển dài hạn và cải thiện an ninh chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, quan chức Bộ Quốc phòng hai nước cũng trao đổi về việc thúc đẩy hợp tác phát triển và sản xuất ở Ấn Độ, bao gồm các lĩnh vực và dự án tiềm năng mà các công ty quốc phòng hai nước có thể hợp tác. Ấn Độ và Mỹ nhất trí khuyến khích các bên liên quan, bao gồm tư nhân và chính phủ, áp dụng các hệ sinh thái đổi mới và thúc đẩy các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực quốc phòng.

Nhóm Chính sách quốc phòng Ấn Độ-Mỹ là cấp độ liên lạc chính thức cấp cao giữa Bộ Quốc phòng hai nước. Các cuộc họp của Nhóm đánh giá kỹ lưỡng và định hướng tất cả các khía cạnh hợp tác quốc phòng song phương, với cách tiếp cận tập trung vào chính sách.

Hai bên đã tái khẳng định cam kết tăng cường khả năng tương tác và hợp tác giữa các lực lượng của Ấn Độ và Mỹ trên tất cả các lĩnh vực. Hai nước cũng tái khẳng định cam kết lâu dài trong việc tăng cường quan hệ đối tác quốc phòng song phương.

Trong một diễn biến khác liên quan đến quân đội Mỹ và Ấn Độ, hải quân của các nước trong Nhóm Đối thoại An ninh 4 bên (QUAD) gồm Ấn Độ, Australia, Mỹ và Nhật Bản sẽ tiến hành cuộc Tập trận Hàng hải Malabar năm 2023 tại Australia vào tháng 8 tới. Đây là thông báo của Hải quân Ấn Độ ngày 18/5. Các hoạt động diễn tập sẽ diễn ra từ ngày 11- 21/8. Đây là lần thứ 4, Hải quân của 4 quốc gia thuộc nhóm QUAD cùng tham gia vào tập trận Malabar. Hoạt động này nhằm thúc đẩy việc lên kế hoạch tập thể, hiệp đồng tác chiến và triển khai các chiến thuật chiến tranh tiên tiến giữa các nước tham gia.

Năm 2022, Nhật Bản đăng cai tổ chức Diễn tập Hàng hải Malabar. Theo Đại sứ quán Mỹ tại Ấn Độ, cuộc tập trận trên biển năm ngoái bao gồm nhiều hoạt động huấn luyện chiến thuật cao cấp, tích hợp tàu ngầm, huấn luyện tác chiến chống ngầm, diễn tập phòng không, hoạt động bổ sung đa quốc gia trên biển, diễn tập liên lạc, kịch bản lập kế hoạch tác chiến chung, diễn tập bắn pháp, và các hoạt động ngăn chặn hàng hải.

 Năm ngoái, Hải quân Ấn Độ cử đội hình gồm tàu khu trục tàng hình đa nhiệm INS Shivalik, tàu hộ tống chống ngầm INS Kamorta, một máy bay tuần tra hàng hải P-8I và Lực lượng Biệt kích thủy quân lục chiến (MARCOS) tham dự tập trận Malabar./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liệu EU và Ấn Độ có đối đầu vì dầu mỏ Nga?
Liệu EU và Ấn Độ có đối đầu vì dầu mỏ Nga?

VOV.VN - Sau hơn 1 năm chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, EU đã áp đặt hơn một chục lệnh trừng phạt lên Nga, đặc biệt nhắm tới lĩnh vực dầu thô. Tuy nhiên, giới chức châu Âu thừa nhận một khối lượng lớn dầu thô Nga vẫn đang được chuyển đến thị trường toàn cầu và tới các nước châu Âu theo hướng “cửa sau”.

Liệu EU và Ấn Độ có đối đầu vì dầu mỏ Nga?

Liệu EU và Ấn Độ có đối đầu vì dầu mỏ Nga?

VOV.VN - Sau hơn 1 năm chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, EU đã áp đặt hơn một chục lệnh trừng phạt lên Nga, đặc biệt nhắm tới lĩnh vực dầu thô. Tuy nhiên, giới chức châu Âu thừa nhận một khối lượng lớn dầu thô Nga vẫn đang được chuyển đến thị trường toàn cầu và tới các nước châu Âu theo hướng “cửa sau”.

Ấn Độ phản bác EU về khả năng chặn xăng dầu có nguồn gốc từ Nga
Ấn Độ phản bác EU về khả năng chặn xăng dầu có nguồn gốc từ Nga

VOV.VN - Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar ngày 16/05 cho rằng Liên minh châu Âu (EU) cần nhìn lại quy định của khối trước khi ngăn chặn các sản phẩm xăng dầu sản xuất tại Ấn Độ, nhưng có nguồn gốc từ dầu thô nhập khẩu từ Nga.

Ấn Độ phản bác EU về khả năng chặn xăng dầu có nguồn gốc từ Nga

Ấn Độ phản bác EU về khả năng chặn xăng dầu có nguồn gốc từ Nga

VOV.VN - Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar ngày 16/05 cho rằng Liên minh châu Âu (EU) cần nhìn lại quy định của khối trước khi ngăn chặn các sản phẩm xăng dầu sản xuất tại Ấn Độ, nhưng có nguồn gốc từ dầu thô nhập khẩu từ Nga.

Dầu Nga liệu có hết đường vào châu Âu qua ngả Ấn Độ?
Dầu Nga liệu có hết đường vào châu Âu qua ngả Ấn Độ?

VOV.VN - Liên minh châu Âu (EU) cần phải ngăn chặn việc Ấn Độ bán các sản phẩm xăng dầu được chế biến từ dầu thô nhập khẩu từ Nga vào thị trường khối này. Đây là khẳng định của một quan chức đối ngoại cao cấp của EU trong bối cảnh các nước phương Tây tiếp tục siết chặt các lệnh cấm vận nhằm vào lĩnh vực năng lượng của Nga.

Dầu Nga liệu có hết đường vào châu Âu qua ngả Ấn Độ?

Dầu Nga liệu có hết đường vào châu Âu qua ngả Ấn Độ?

VOV.VN - Liên minh châu Âu (EU) cần phải ngăn chặn việc Ấn Độ bán các sản phẩm xăng dầu được chế biến từ dầu thô nhập khẩu từ Nga vào thị trường khối này. Đây là khẳng định của một quan chức đối ngoại cao cấp của EU trong bối cảnh các nước phương Tây tiếp tục siết chặt các lệnh cấm vận nhằm vào lĩnh vực năng lượng của Nga.

Ấn Độ phô diễn vũ khí khủng tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022
Ấn Độ phô diễn vũ khí khủng tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022

VOV.VN - Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 (Vietnam Defence Expo 2022) đang diễn ra tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, từ ngày 8-10/12. Bộ Quốc phòng Ấn Độ là một trong những bên trưng bày nhiều vũ khí khí tài nhất tại sự kiện này.

Ấn Độ phô diễn vũ khí khủng tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022

Ấn Độ phô diễn vũ khí khủng tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022

VOV.VN - Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 (Vietnam Defence Expo 2022) đang diễn ra tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, từ ngày 8-10/12. Bộ Quốc phòng Ấn Độ là một trong những bên trưng bày nhiều vũ khí khí tài nhất tại sự kiện này.

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?
Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

VOV.VN - Dù không chính thức công khai mục tiêu chính, cả AUKUS và Quad đều liên hệ gắn bó với nhau và cùng nhắm tới kiềm chế sự trỗi dậy và các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Hai khối này như 2 gọng kìm kết hợp sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

VOV.VN - Dù không chính thức công khai mục tiêu chính, cả AUKUS và Quad đều liên hệ gắn bó với nhau và cùng nhắm tới kiềm chế sự trỗi dậy và các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Hai khối này như 2 gọng kìm kết hợp sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu
Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu

VOV.VN - Hiệp ước quân sự AUKUS (gồm 3 nước Australia-Anh-Mỹ) là một vấn đề an ninh của cả châu Âu chứ không riêng gì nước Pháp.

Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu

Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu

VOV.VN - Hiệp ước quân sự AUKUS (gồm 3 nước Australia-Anh-Mỹ) là một vấn đề an ninh của cả châu Âu chứ không riêng gì nước Pháp.

Mỹ cần lấy lòng Pháp để tránh tác hại tiêu cực từ cơn thịnh nộ của Pháp đối với AUKUS
Mỹ cần lấy lòng Pháp để tránh tác hại tiêu cực từ cơn thịnh nộ của Pháp đối với AUKUS

VOV.VN - Liên minh AUKUS củng cố thế trận của Mỹ trong ứng phó với Trung Quốc. Nhưng sự giận dữ của Pháp có thể gây bất lợi không nhỏ cho Mỹ, đòi hỏi Mỹ phải khéo léo ngoại giao để xoa dịu Pháp.

Mỹ cần lấy lòng Pháp để tránh tác hại tiêu cực từ cơn thịnh nộ của Pháp đối với AUKUS

Mỹ cần lấy lòng Pháp để tránh tác hại tiêu cực từ cơn thịnh nộ của Pháp đối với AUKUS

VOV.VN - Liên minh AUKUS củng cố thế trận của Mỹ trong ứng phó với Trung Quốc. Nhưng sự giận dữ của Pháp có thể gây bất lợi không nhỏ cho Mỹ, đòi hỏi Mỹ phải khéo léo ngoại giao để xoa dịu Pháp.

Ấn Độ có thể đóng góp cho liên minh AUKUS của Mỹ trong ứng phó Trung Quốc như thế nào?
Ấn Độ có thể đóng góp cho liên minh AUKUS của Mỹ trong ứng phó Trung Quốc như thế nào?

VOV.VN - AUKUS được ngầm hiểu là liên minh an ninh giữa Mỹ, Anh, và Australia trong ứng phó với Trung Quốc. Các công nghệ chiến lược đóng vai trò quan trọng trong hợp tác của liên minh này. Với trình độ công nghệ của mình và những điểm tương đồng về lợi ích, Ấn Độ có thể hỗ trợ rất nhiều cho AUKUS.

Ấn Độ có thể đóng góp cho liên minh AUKUS của Mỹ trong ứng phó Trung Quốc như thế nào?

Ấn Độ có thể đóng góp cho liên minh AUKUS của Mỹ trong ứng phó Trung Quốc như thế nào?

VOV.VN - AUKUS được ngầm hiểu là liên minh an ninh giữa Mỹ, Anh, và Australia trong ứng phó với Trung Quốc. Các công nghệ chiến lược đóng vai trò quan trọng trong hợp tác của liên minh này. Với trình độ công nghệ của mình và những điểm tương đồng về lợi ích, Ấn Độ có thể hỗ trợ rất nhiều cho AUKUS.