Các trừng phạt mới của Mỹ và EU có tác động mạnh đến kinh tế Nga?

VOV.VN - Trong 2 ngày qua, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã lần lượt công bố các biện pháp trừng phạt mới chống Nga.

Theo Bộ Tài chính Mỹ, các hạn chế được áp đặt nhằm "cô lập Nga nhiều hơn khỏi nền kinh tế thế giới" và sẽ ngăn Moscow huy động nguồn lực để tài trợ cho chiến dịch đặc biệt ở Ukraine. Liệu các trừng phạt mới này có tác động mạnh đến kinh tế Nga, vốn đã chịu áp lực chưa từng có trong suốt cả năm ngoái?

Theo phó giáo sư Khoa Kinh tế tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Moscow Maxim Chirkov, các biện pháp trừng phạt mới thực tế không có gì mới, “không có gì siêu nhiên”, mà chỉ mở rộng danh sách các cá nhân và tổ chức mà chúng đang áp dụng. Ông lưu ý rằng, bây giờ một số người Nga sẽ không thể sử dụng thẻ UnionPay ở nước ngoài và các ngân hàng được liệt kê trong danh sách sẽ không thể hoạt động trong hệ thống thanh toán SWIFT. Các hạn chế mới áp dụng cho các ngân hàng nhỏ hơn và các tổ chức tín dụng lớn của Nga đã vượt qua giai đoạn này và thích nghi với các điều kiện trong thời gian qua. Theo ông, nhìn chung, đã rõ ràng về cách làm việc dưới các lệnh trừng phạt, cách xây dựng các mô hình kinh doanh mới. Trạng thái sốc đã được ghi nhận vào tháng 2-3 năm ngoái, bây giờ tất cả các hệ thống làm việc dưới lệnh trừng phạt này đã được điều chỉnh.

Về quyết định của Mỹ áp thuế nhập khẩu 200% đối với sản phẩm nhôm của Nga, chuyên gia Chirkov cho rằng, khả năng cạnh tranh của kim loại Nga đã tăng lên rất nhiều. Về cơ bản, ngành luyện kim của Nga sẽ được nhiều hơn là mất từ ​​các lệnh trừng phạt. Theo ông, “thái độ đối với các biện pháp trừng phạt nên bình tĩnh. Chỉ cần hiểu cách làm việc với chúng và cố gắng tìm thị trường bán hàng mới trong những điều kiện này, sử dụng lợi thế cạnh tranh”.

Nhà phân tích tại TeleTrade Alexey Fedorov cũng tin rằng, những hạn chế đối với lĩnh vực tài chính của Nga, rất có thể, sẽ không có bất kỳ tác động đáng chú ý nào đối với nền kinh tế nước này. Tất nhiên, việc đưa thêm một số ngân hàng vào danh sách trừng phạt có thể tạo thêm sự bất tiện và tăng chi phí chuyển tiền xuyên biên giới. Tuy nhiên, các công ty đã tích cực chuẩn bị cho tình huống như vậy và đã có kinh nghiệm của các ngân hàng Nga bị trừng phạt khác”.

Tương tự, người đứng đầu bộ phận phân tích của AMarkets Artyom Deev không nghĩ rằng, “các hạn chế sẽ thực sự làm xấu đi trạng thái của lĩnh vực tài chính Nga, vốn đã vượt qua thành công tất cả các hạn chế vào năm ngoái”, "mạnh hơn phương Tây dự tính".

Trong khi đó, bình luận về gói trừng phạt thứ 10 của EU, phó tiến sỹ kinh tế, nhà phân tích tài chính Mikhail Belyaev cho rằng, nếu họ thực hiện gói biện pháp thứ 10 chống Nga, điều này có nghĩa là không có biện pháp trừng phạt nào có hiệu lực đối với Nga. Ở phương Tây, họ đang “sửa sai” lần thứ 10 và nền kinh tế Nga vẫn đứng vững như không có chuyện gì xảy ra.

Theo chuyên gia, Mỹ, Liên minh châu Âu tin rằng, Nga là một cường quốc nguyên liệu thô, rằng chỉ sống bằng cách xuất khẩu tài nguyên năng lượng sang các nước châu Âu. Và nếu họ từ chối những nguồn cung cấp như vậy, thì Nga sẽ sụp đổ. Nhưng hóa ra không hoàn toàn như vậy. Nếu các nguồn năng lượng không cần thiết ở phương Tây, thì Nga đã chuyển hướng chúng sang phương Đông. Đây là một sản phẩm có nhu cầu cao. Đồng thời, các công ty năng lượng Nga, giống như những trụ cột, đã gửi các xung lực phát triển đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế, vì chúng có mối liên hệ chặt chẽ. Vì vậy, điều này giải thích sự ổn định của nền kinh tế Nga đối với bất kỳ lệnh trừng phạt và hạn chế nào.

Theo chuyên gia Belyaev, trong lĩnh vực ngoại thương, ở phương Tây, họ ngạc nhiên rằng Nga có thể phá vỡ các biện pháp trừng phạt. Nhưng đây là thị trường. Nếu một bên quan tâm đến việc bán một sản phẩm và bên kia cũng quan tâm không kém đến việc mua sản phẩm đó, thì họ chắc chắn sẽ tìm ra cách để làm điều đó và trong khuôn khổ luật pháp.

Trước đó, ngày 25/2, Liên minh châu Âu đã thông qua gói trừng phạt thứ 10. Danh sách đen bao gồm 121 cá nhân và pháp nhân, cũng như 96 tổ chức của Nga. Ngoài ra, Hội đồng EU cấm quá cảnh hàng hóa lưỡng dụng đến Nga và cấm nhập khẩu cao su tổng hợp và nhựa đường từ Nga. Hội đồng EU cũng mở rộng danh sách hàng hóa bị cấm xuất khẩu sang Nga, bổ sung thêm đồ điện tử, thiết bị đặc biệt và phụ tùng.

Mỹ cũng mở rộng danh sách các biện pháp trừng phạt chống Nga, nhằm vào tổ hợp công nghiệp-quân sự, khai thác mỏ và luyện kim, cũng như lĩnh vực tài chính của Nga. Tổng cộng, 23 cá nhân và 83 công ty bị ảnh hưởng bởi các hạn chế.

Ngoài ra, từ ngày 10/3, Mỹ dự kiến ​​tăng thuế đối với nhôm nhập khẩu từ Nga lên 200%. Điều đáng chú ý là khi công bố các trừng phạt mới, giới chức Mỹ đều thừa nhận sự bền vững của nền kinh tế Nga. Trong cả năm ngoái, phương Tây đã áp đặt 11,5 nghìn trừng phạt chống Nga./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ công bố gói biện pháp trừng phạt sâu rộng nhắm tới kinh tế Nga
Mỹ công bố gói biện pháp trừng phạt sâu rộng nhắm tới kinh tế Nga

VOV.VN - Ngày 24/2, Mỹ đã công bố gói biện pháp trừng phạt sâu rộng để gây thiệt hại kinh tế cho Nga, đồng thời tăng cường nỗ lực ngăn chặn Nga né tránh những hạn chế hiện hành.

Mỹ công bố gói biện pháp trừng phạt sâu rộng nhắm tới kinh tế Nga

Mỹ công bố gói biện pháp trừng phạt sâu rộng nhắm tới kinh tế Nga

VOV.VN - Ngày 24/2, Mỹ đã công bố gói biện pháp trừng phạt sâu rộng để gây thiệt hại kinh tế cho Nga, đồng thời tăng cường nỗ lực ngăn chặn Nga né tránh những hạn chế hiện hành.

Bất đồng khiến EU vẫn chưa thông qua được gói trừng phạt thứ 10 nhằm vào Nga
Bất đồng khiến EU vẫn chưa thông qua được gói trừng phạt thứ 10 nhằm vào Nga

VOV.VN - Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) hôm nay (24/2) vẫn chưa thống nhất được về gói trừng phạt thứ 10, dự định áp đặt với Nga vào ngày 24/2 - thời điểm tròn 1 năm Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Nguyên nhân là do bất đồng giữa các nước thành viên khối này.

Bất đồng khiến EU vẫn chưa thông qua được gói trừng phạt thứ 10 nhằm vào Nga

Bất đồng khiến EU vẫn chưa thông qua được gói trừng phạt thứ 10 nhằm vào Nga

VOV.VN - Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) hôm nay (24/2) vẫn chưa thống nhất được về gói trừng phạt thứ 10, dự định áp đặt với Nga vào ngày 24/2 - thời điểm tròn 1 năm Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Nguyên nhân là do bất đồng giữa các nước thành viên khối này.

Sau 1 năm trừng phạt Nga, liệu phương Tây có đạt được mục đích?
Sau 1 năm trừng phạt Nga, liệu phương Tây có đạt được mục đích?

VOV.VN - Khi sắp tròn 1 năm nổ ra xung đột Nga – Ukraine, liệu các lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây nhằm vào Moscow đã thực sự có hiệu quả?

Sau 1 năm trừng phạt Nga, liệu phương Tây có đạt được mục đích?

Sau 1 năm trừng phạt Nga, liệu phương Tây có đạt được mục đích?

VOV.VN - Khi sắp tròn 1 năm nổ ra xung đột Nga – Ukraine, liệu các lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây nhằm vào Moscow đã thực sự có hiệu quả?