Nơi nào có nhiều 'sát thủ rắn' nhất?

VOV.VN - Ở nơi ấy, trung bình mỗi năm có 58.000 người tử vong do rắn cắn. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang tìm cách giúp kéo giảm con số này xuống một nửa...

Theo WHO, Ấn Độ đứng đầu những nước mà người dân bị rắn độc làm hại nhiều nhất. Hằng năm, số nạn nhân rắn cắn ở nước này chiếm 1/2 số ca trên toàn cầu. Tương tự, người chết vì rắn độc tại Ấn Độ mỗi năm cũng hơn 1/2 số trường hợp tử vong trên khắp thế giới.

Nghiên cứu của nhiều nhà khoa học quốc tế đăng trên tạp chí uy tín eLife cho thấy từ năm 2000 đến năm 2019, khoảng 1,2 triệu người Ấn Độ bỏ mạng vì rắn cắn. Trung bình mỗi năm nước này ghi nhận 58.000 ca tử vong do rắn độc tấn công.

Trong danh sách nạn nhân, một nửa là những người từ 30-69 tuổi và 1/4 là trẻ em dưới 15 tuổi. Các ca tử vong phần lớn xuất hiện tại những vùng nông thôn đông dân.

Hổ lục, cạp nong và hổ mang là những "sát thủ" hàng đầu. Nghiên cứu cũng chỉ ra khoảng 50% số ca tử vong trong năm xảy ra từ tháng 6 đến tháng 9, lúc gió mùa hoạt động mạnh.

noi nao co nhieu 'sat thu ran' nhat? hinh 2

Phân bố một số loài rắn độc ở Ấn Độ - (Ảnh: THE HINDU)

Phần lớn nạn nhân đều bị rắn cắn ở chân, tử vong do nọc độc rắn quá mạnh nhưng không thể cấp cứu kịp thời.

WHO đặt mục tiêu đến năm 2030 có thể hỗ trợ Ấn Độ giảm một nửa số ca tử vong vì rắn cắn so với hiện tại.

"Chúng tôi sẽ bắt đầu bằng những biện pháp truyền thông và giáo dục. Trong đó, nông dân có thể áp dụng những phương pháp canh tác ít tác động đến rắn hay có thể đeo ủng, găng tay khi làm việc, sử dụng thêm đèn vào ban đêm để giảm rủi ro bị rắn cắn", ông Romulus Whitaker - nhà nghiên cứu bò sát, nhiều năm cộng tác với WHO - cho biết. 

Trên toàn cầu, WHO cũng ghi nhận mỗi năm có từ 80.000-140.000 ca tử vong vì rắn độc cắn. Số liệu được công bố vào năm 2019 cho thấy người chết vì rắn cắn trên thế giới vượt qua số ca tử vong vì sốt xuất huyết hay bệnh dại.

noi nao co nhieu 'sat thu ran' nhat? hinh 3

Rắn ở Ấn Độ thường xuất hiện nhiều ở nông thôn - (Ảnh: GETTY IMAGES)

Ở cấp khu vực, châu Á và châu Phi dẫn đầu về số người tử vong do rắn cắn, kế đến là Nam Mỹ, châu Đại Dương…

Theo WHO, khí hậu và thổ nhưỡng ở châu Á và châu Phi rất phù hợp cho các loại rắn độc, trong khi hệ thống y tế và kỹ thuật điều trị - nhất là sơ cứu, tại nhiều nước ở hai châu lục này nhìn chung còn nhiều hạn chế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Video: Rắn độc 2 đầu cực hiếm cạnh khu chung cư Ấn Độ
Video: Rắn độc 2 đầu cực hiếm cạnh khu chung cư Ấn Độ

VOV.VN - Con rắn 2 đầu cực hiếm sau thuộc một trong các loài rắn độc hàng đầu ở Ấn Độ. Người ta phát hiện nó bên ngoài một chung cư ở Maharashtra.

Video: Rắn độc 2 đầu cực hiếm cạnh khu chung cư Ấn Độ

Video: Rắn độc 2 đầu cực hiếm cạnh khu chung cư Ấn Độ

VOV.VN - Con rắn 2 đầu cực hiếm sau thuộc một trong các loài rắn độc hàng đầu ở Ấn Độ. Người ta phát hiện nó bên ngoài một chung cư ở Maharashtra.

Chuyện lạ ở Tây Ninh: Sốt rần rần với mô hình cá-rau nuôi lẫn nhau
Chuyện lạ ở Tây Ninh: Sốt rần rần với mô hình cá-rau nuôi lẫn nhau

Sau 4 tháng triển khai hợp tác, mô hình nông nghiệp công nghệ cao Aquaponics của Đại học quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) đã được chuyển giao cho tỉnh Tây Ninh.

Chuyện lạ ở Tây Ninh: Sốt rần rần với mô hình cá-rau nuôi lẫn nhau

Chuyện lạ ở Tây Ninh: Sốt rần rần với mô hình cá-rau nuôi lẫn nhau

Sau 4 tháng triển khai hợp tác, mô hình nông nghiệp công nghệ cao Aquaponics của Đại học quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) đã được chuyển giao cho tỉnh Tây Ninh.

Đi trồng keo thuê, người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cắn tử vong
Đi trồng keo thuê, người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cắn tử vong

VOV.VN -Đang trồng keo thuê, anh Chương bị một con rắn hổ mang chúa cắn. Dù được đưa đến bệnh viện nhưng nạn nhân đã tử vong.

Đi trồng keo thuê, người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cắn tử vong

Đi trồng keo thuê, người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cắn tử vong

VOV.VN -Đang trồng keo thuê, anh Chương bị một con rắn hổ mang chúa cắn. Dù được đưa đến bệnh viện nhưng nạn nhân đã tử vong.