Đức dỡ bỏ “phanh nợ” trước cuộc khủng hoảng ngân sách chưa từng có

VOV.VN - Chính phủ Đức ngày 24/11 quyết định dỡ bỏ các quy định hạn chế về nợ công của mình, còn được biết đến dưới cái tên “phanh nợ”, nhằm tìm ra biện pháp thoát khỏi sự phong tỏa tài chính công.

Tòa án Tối cao Đức ngày 15/11 ra phán quyết cho rằng chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz đã vi phạm các quy định nợ công khi chuyển khoản ngân sách gần 60 tỷ Euro, chưa sử dụng dành cho hỗ trợ đại dịch Covid-19 sang quỹ dành cho chống Biến đổi Khí hậu. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Đức đang gấp rút chuẩn bị cho chương trình tài khóa năm 2024, đã làm đảo lộn kế hoạch chi tiêu của chính phủ Đức và có thể đẩy nền kinh tế số 1 của Liên minh châu Âu (EU) vào cuộc khủng hoảng ngân sách chưa từng có.

Mới đây, ngày 24/11, chính phủ Đức đã quyết định dỡ bỏ các quy định hạn chế về nợ công của mình, xóa bỏ biện pháp “phanh nợ” nhằm tìm kiếm một thỏa thuận bù đắp cho khoản ngân sách thâm hụt 60 tỷ euro. Nếu điều này được áp dụng, đây sẽ là năm thứ 4 liên tiếp Chính phủ Đức phải hoãn thực thi biện pháp “phanh nợ”, được sử dụng để giảm các thâm hụt liên quan đến nợ công cử chính phủ.

Với quyết định mới, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho biết chính phủ liên bang sẽ có cơ sở trình ngân sách bổ sung vào tuần tới để đảm bảo về mặt hiến pháp cho các khoản chi tiêu công trong năm 2023.

“Tôi coi nhiệm vụ của mình là phải làm rõ mọi việc. Chúng ta không thể nói về năm 2024 và những năm tiếp theo cho đến khi chúng ta có được một tình huống chắc chắn và đáng tin cậy về mặt pháp lý được Hiến pháp bảo đảm. Vì vậy, chúng tôi sẽ trình một dự thảo ngân sách bổ sung cho năm 2023 vào tuần tới”.

Theo ông Lindner, cùng với kế hoạch tài khóa mới, chính phủ sẽ đưa ra nghị quyết trước quốc hội để tuyên bố “tình trạng khẩn cấp đặc biệt” tạo cơ sở pháp lý để đình chỉ biện pháp “phanh nợ”. Quy định về giới hạn nợ đã được ghi trong Hiến pháp từ năm 2009, nhưng nó đã bị đình chỉ nhiều lần kể từ năm 2020 để giải quyết các tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Trong một cuộc thăm dò gần đây của kênh RTL-Đức, 66% người Đức không nghĩ rằng Thủ tướng Olaf Scholz sẽ có thể vượt qua cuộc khủng hoảng mà đất nước đang trải qua.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu: Hungary kêu gọi EU nghiên cứu lại chính sách
Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu: Hungary kêu gọi EU nghiên cứu lại chính sách

VOV.VN - Ngày 8/11, Ngoại trưởng Hungary Péter Szijjártó kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) áp dụng cách tiếp cận thực tế đối với cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở châu Âu.

Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu: Hungary kêu gọi EU nghiên cứu lại chính sách

Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu: Hungary kêu gọi EU nghiên cứu lại chính sách

VOV.VN - Ngày 8/11, Ngoại trưởng Hungary Péter Szijjártó kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) áp dụng cách tiếp cận thực tế đối với cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở châu Âu.

Châu Âu chuẩn bị đối phó với khủng hoảng giá khí đốt
Châu Âu chuẩn bị đối phó với khủng hoảng giá khí đốt

VOV.VN - Châu Âu đang lên kế hoạch đối phó khủng hoảng khí đốt, bao gồm việc cân nhắc gia hạn mức giá trần khí đốt đã được áp dụng khẩn cấp từ hồi tháng 2.

Châu Âu chuẩn bị đối phó với khủng hoảng giá khí đốt

Châu Âu chuẩn bị đối phó với khủng hoảng giá khí đốt

VOV.VN - Châu Âu đang lên kế hoạch đối phó khủng hoảng khí đốt, bao gồm việc cân nhắc gia hạn mức giá trần khí đốt đã được áp dụng khẩn cấp từ hồi tháng 2.

Nỗi ám ảnh khủng hoảng di cư trở lại châu Âu
Nỗi ám ảnh khủng hoảng di cư trở lại châu Âu

VOV.VN - Thảm kịch chìm thuyền khiến hơn 500 người thiệt mạng và mất tích ngoài khơi miền Nam Hy Lạp hôm 14/6 một lần nữa khiến nỗi ám ảnh khủng hoảng di cư trở lại với châu Âu. Con đường di cư Trung Địa Trung Hải ngày càng nguy hiểm hơn trong bối cảnh tranh cãi và chia rẽ không hồi kết về giải pháp cho thách thức lớn này.

Nỗi ám ảnh khủng hoảng di cư trở lại châu Âu

Nỗi ám ảnh khủng hoảng di cư trở lại châu Âu

VOV.VN - Thảm kịch chìm thuyền khiến hơn 500 người thiệt mạng và mất tích ngoài khơi miền Nam Hy Lạp hôm 14/6 một lần nữa khiến nỗi ám ảnh khủng hoảng di cư trở lại với châu Âu. Con đường di cư Trung Địa Trung Hải ngày càng nguy hiểm hơn trong bối cảnh tranh cãi và chia rẽ không hồi kết về giải pháp cho thách thức lớn này.

Năm 2023, khủng hoảng năng lượng tại châu Âu sẽ còn tồi tệ hơn?
Năm 2023, khủng hoảng năng lượng tại châu Âu sẽ còn tồi tệ hơn?

VOV.VN - Năm 2023 dự báo sẽ còn khó khăn hơn nhiều nếu nguồn cung khí đốt từ Nga cho châu lục này tiếp tục bị thắt chặt. Chưa kể, biện pháp áp trần giá khí đốt gây tranh cãi gần đây còn có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình hình.

Năm 2023, khủng hoảng năng lượng tại châu Âu sẽ còn tồi tệ hơn?

Năm 2023, khủng hoảng năng lượng tại châu Âu sẽ còn tồi tệ hơn?

VOV.VN - Năm 2023 dự báo sẽ còn khó khăn hơn nhiều nếu nguồn cung khí đốt từ Nga cho châu lục này tiếp tục bị thắt chặt. Chưa kể, biện pháp áp trần giá khí đốt gây tranh cãi gần đây còn có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình hình.

Áp lực di cư: Châu Âu rơi vào khủng hoảng kép?
Áp lực di cư: Châu Âu rơi vào khủng hoảng kép?

VOV.VN - Vốn là bài toán khó đeo đẳng châu Âu suốt nhiều năm, cuộc khủng hoảng di cư đang nóng trở lại khi dòng người kéo đến tăng cao kỷ lục và những căng thẳng mới giữa các nước thành viên EU bùng phát.

Áp lực di cư: Châu Âu rơi vào khủng hoảng kép?

Áp lực di cư: Châu Âu rơi vào khủng hoảng kép?

VOV.VN - Vốn là bài toán khó đeo đẳng châu Âu suốt nhiều năm, cuộc khủng hoảng di cư đang nóng trở lại khi dòng người kéo đến tăng cao kỷ lục và những căng thẳng mới giữa các nước thành viên EU bùng phát.