G77+ Trung Quốc: Thúc đẩy một trật tự thế giới mới công bằng và toàn diện hơn

VOV.VN - “Xây dựng một thế giới công bằng hơn cho các quốc gia đang phát triển”. Đây là lời kêu gọi được Liên Hợp Quốc và các nhà lãnh đạo thế giới đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G77 và Trung Quốc đang diễn ra tại thủ đô La Habana, Cuba. 

Được thành lập từ năm 1964, G77+ Trung Quốc tập hợp các nền kinh tế phát triển và mới nổi chiếm 80% dân số toàn cầu nhằm thúc đẩy một trật tự kinh tế thế giới mới trong bối cảnh sự phân cực ngày càng tăng.

Trong phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã gọi các nước đang phát triển và mới nổi là “những nhà vô địch của chủ nghĩa đa phương”. 

Ông Gutterres bày tỏ tin tưởng tiếng nói của G77+ Trung Quốc sẽ góp phần nâng cao tiếng nói của Nam bán cầu và định hình lại hệ thống quốc tế dựa trên sự bình đẳng: “Định hình lại hệ thống quốc tế và các thể chế quốc tế để chúng phản ánh thực tế ngày nay thay vì thực tế tồn tại sau Chiến tranh thế giới thứ hai và tạo ra một tương lai công bằng hơn cho các nước đang phát triển. Tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm. Tiếng nói của G77 và Trung Quốc sẽ luôn rất cần thiết tại Liên Hợp Quốc. Hãy ủng hộ một hệ thống bắt nguồn từ sự bình đẳng. Đấu tranh cho một hệ thống sẵn sàng đảo ngược sự bất công và sự thờ ơ của hàng thế kỷ. Và ủng hộ một hệ thống mang lại lợi ích cho toàn nhân loại chứ không chỉ cho những người có đặc quyền.”

Đại diện của hơn 100 quốc gia, với khoảng 30 nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ đã tham dự hội nghị. Theo Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel từ La Habana, G77+ Trung Quốc sẽ tái khẳng định cam kết của mình đối với chủ nghĩa đa phương, hợp tác và phát triển:

“Chúng ta hãy đấu tranh cho quyền phát triển của mình. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể tham gia vào cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật một cách bình đẳng. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể có được vị trí xứng đáng trên thế giới. Chúng ta hãy cùng nhau hoàn thành sứ mệnh cao quý là làm cho thế giới trở nên công bằng hơn và hợp lý hơn mà không có mối đe dọa nào treo lơ lửng trên giấc mơ của chúng ta."

Với chủ đề “Những thách thức phát triển của thời đại: vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới”, các nhà tổ chức hi vọng hội nghị thượng đỉnh năm nay sẽ giải quyết được các vấn đề phát triển cốt lõi. Theo Tổng thống Rwanda Paul Kagame nhấn mạnh, tiến bộ khoa học và công nghệ là chìa khoá để đạt được sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, thực tế là nhiều nước đang bị gạt sang bên lề của tiến trình này và chỉ có hành động toàn cầu mới có thể giải quyết những bất bình đẳng, đảm bảo rằng trong kỷ nguyên công nghệ mới, không ai bị bỏ lại phía sau.

“Các nước đang phát triển đang phải chịu những ảnh hưởng không tương xứng của những cú sốc toàn cầu như biến đổi khí hậu, căng thẳng địa chính trị, hậu quả kéo dài của đại dịch. Khoa học và Công nghệ có thể đoàn kết chúng ta và giúp xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Tuy nhiên thật không may việc tiếp cận với công nghệ lại không phổ quát.”

Theo kế hoạch, Hội nghị thượng đỉnh G77+ Trung Quốc sẽ thông qua một tuyên bố cuối cùng nhấn mạnh những trở ngại mà các quốc gia đang phát triển phải đối mặt và kêu gọi thiết lập một trật tự kinh tế thế giới mới công bằng hơn, toàn diện hơn để đối mặt với những thách thức.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lãnh đạo Trung Quốc tiếp và hội đàm với Thủ tướng Campuchia Hun Manet
Lãnh đạo Trung Quốc tiếp và hội đàm với Thủ tướng Campuchia Hun Manet

VOV.VN - Hôm qua (15/9), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp Thủ tướng Campuchia Hun Manet, trong khi Thủ tướng Lý Cường đã hội đàm với người đồng cấp tại Bắc Kinh. Hai bên khẳng định sự coi trọng cũng như quyết tâm củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương. 

Lãnh đạo Trung Quốc tiếp và hội đàm với Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Lãnh đạo Trung Quốc tiếp và hội đàm với Thủ tướng Campuchia Hun Manet

VOV.VN - Hôm qua (15/9), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp Thủ tướng Campuchia Hun Manet, trong khi Thủ tướng Lý Cường đã hội đàm với người đồng cấp tại Bắc Kinh. Hai bên khẳng định sự coi trọng cũng như quyết tâm củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương. 

Trung Quốc trừng phạt 2 công ty Mỹ vì bán vũ khí cho Đài Loan
Trung Quốc trừng phạt 2 công ty Mỹ vì bán vũ khí cho Đài Loan

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua (15/9) cho biết, nước này quyết định trừng phạt 2 nhà thầu quân sự lớn của Mỹ vì cung cấp vũ khí cho Đài Loan. 

Trung Quốc trừng phạt 2 công ty Mỹ vì bán vũ khí cho Đài Loan

Trung Quốc trừng phạt 2 công ty Mỹ vì bán vũ khí cho Đài Loan

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua (15/9) cho biết, nước này quyết định trừng phạt 2 nhà thầu quân sự lớn của Mỹ vì cung cấp vũ khí cho Đài Loan. 

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?
Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

VOV.VN - Trong thời gian dài, đồng đô la Mỹ thống trị thị trường tài chính và thương mại thế giới. Nhưng đã xuất hiện nhiều tiếng nói phản đối vị thế của tiền tệ Mỹ. Xung đột Nga - Ukraine và đối đầu Mỹ - Trung Quốc đang thúc đẩy xu hướng đó, khiến một số người nghĩ kỷ nguyên đô la Mỹ sẽ sớm chấm dứt.

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

VOV.VN - Trong thời gian dài, đồng đô la Mỹ thống trị thị trường tài chính và thương mại thế giới. Nhưng đã xuất hiện nhiều tiếng nói phản đối vị thế của tiền tệ Mỹ. Xung đột Nga - Ukraine và đối đầu Mỹ - Trung Quốc đang thúc đẩy xu hướng đó, khiến một số người nghĩ kỷ nguyên đô la Mỹ sẽ sớm chấm dứt.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger 100 tuổi bất ngờ thăm Trung Quốc
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger 100 tuổi bất ngờ thăm Trung Quốc

VOV.VN - Ông Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng Mỹ đã 100 tuổi, đã bắt ngờ thăm Bắc Kinh và tuyên bố hai nước Mỹ, Trung Quốc phải học cách chung sống hòa bình và tránh đối đầu với nhau.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger 100 tuổi bất ngờ thăm Trung Quốc

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger 100 tuổi bất ngờ thăm Trung Quốc

VOV.VN - Ông Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng Mỹ đã 100 tuổi, đã bắt ngờ thăm Bắc Kinh và tuyên bố hai nước Mỹ, Trung Quốc phải học cách chung sống hòa bình và tránh đối đầu với nhau.

Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn
Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn

VOV.VN - Ngoài cuộc xung đột Nga - Ukraine, hội nghị thượng đỉnh NATO 2023 cũng chú ý nhiều đến Trung Quốc. Khối quân sự này xem Trung Quốc như một thách thức lớn mà họ phải ứng phó về dài hạn.

Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn

Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn

VOV.VN - Ngoài cuộc xung đột Nga - Ukraine, hội nghị thượng đỉnh NATO 2023 cũng chú ý nhiều đến Trung Quốc. Khối quân sự này xem Trung Quốc như một thách thức lớn mà họ phải ứng phó về dài hạn.

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu
Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

VOV.VN - Mỹ không cần và không thể tìm kiếm thế thượng phong ở mọi nơi. Xét riêng yếu tố địa lý, có một số vùng mà ảnh hưởng của Mỹ sẽ kém hơn Nga và Trung Quốc. Phương án tối ưu dành cho Mỹ là tập trung vào trọng điểm thay vì dàn trải nguồn lực.

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

VOV.VN - Mỹ không cần và không thể tìm kiếm thế thượng phong ở mọi nơi. Xét riêng yếu tố địa lý, có một số vùng mà ảnh hưởng của Mỹ sẽ kém hơn Nga và Trung Quốc. Phương án tối ưu dành cho Mỹ là tập trung vào trọng điểm thay vì dàn trải nguồn lực.

Máy bay chở khách C919 do Trung Quốc chế tạo và cuộc cạnh tranh với Mỹ
Máy bay chở khách C919 do Trung Quốc chế tạo và cuộc cạnh tranh với Mỹ

VOV.VN - Trung Quốc chế tạo máy bay chở khách C919 để cạnh tranh với hãng lớn của phương Tây là Boeing và Airbus. Thế nhưng máy bay này được cho là có dựa vào các linh kiện và hệ thống của Mỹ khiến máy bay có thể gặp khó khi ra thị trường toàn cầu.

Máy bay chở khách C919 do Trung Quốc chế tạo và cuộc cạnh tranh với Mỹ

Máy bay chở khách C919 do Trung Quốc chế tạo và cuộc cạnh tranh với Mỹ

VOV.VN - Trung Quốc chế tạo máy bay chở khách C919 để cạnh tranh với hãng lớn của phương Tây là Boeing và Airbus. Thế nhưng máy bay này được cho là có dựa vào các linh kiện và hệ thống của Mỹ khiến máy bay có thể gặp khó khi ra thị trường toàn cầu.

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?
Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

VOV.VN - Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp và vượt nền kinh tế Mỹ vào năm 2035. Khi đó kịch bản địa chiến lược, cụ thể là “trung tâm quyền lực thế giới”, có khả năng sẽ thay đổi. Sự chi phối của chủ nghĩa tư bản đối với các vấn đề quốc tế sẽ gặp thách thức nghiêm túc từ một nước từng rất nghèo cách đây 50 năm.

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

VOV.VN - Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp và vượt nền kinh tế Mỹ vào năm 2035. Khi đó kịch bản địa chiến lược, cụ thể là “trung tâm quyền lực thế giới”, có khả năng sẽ thay đổi. Sự chi phối của chủ nghĩa tư bản đối với các vấn đề quốc tế sẽ gặp thách thức nghiêm túc từ một nước từng rất nghèo cách đây 50 năm.