Bên trong Chiến dịch Bình minh Đỏ và cuộc truy lùng Saddam Hussein năm 2003

VOV.VN - Từ tháng 3/2003, quân đội Mỹ đã thực hiện hàng chục nhiệm vụ nhằm xác định vị trí của Tổng thống Iraq bị lật đổ Saddam Hussein, nhưng phải 9 tháng sau, họ mới tìm thấy ông trong một căn hầm nhỏ gần một trang trại ở nông thôn.

Năm 2003, Mỹ đã tìm mọi cách để bắt Tổng thống Iraq Saddam Hussein. Ông gần như biến mất ngay sau khi Mỹ đưa quân tới Iraq. Khi đó, quân đội Mỹ coi Saddam Hussein là “Mục tiêu có giá trị cao số một”.

Cuộc truy lùng Saddam Hussein kéo dài 9 tháng và hàng chục cuộc đột kích đã kết thúc không thành công khi các lực lượng Mỹ không thể xác định được vị trí của ông.      

Tháng 12/2003, lực lượng Mỹ đột kích một ngôi nhà ở thủ đô Baghdad. Ở đó, họ tìm thấy Mohammed Ibrahim Omar al-Muslit, cánh tay phải của Saddam và người này đã cung cấp thông tin quan trọng về nơi ở của vị Tổng thống bị lật đổ.

Dựa trên những thông tin thu thập được, phía Mỹ xác định được 2 địa điểm khả thi. Sau đó, Chiến dịch Bình minh Đỏ bắt đầu và cuối cùng nó đã dẫn đến việc bắt giữ Saddam Hussein.

Con đường đến quyền lực của Saddam Hussein

Saddam Hussein sinh ngày 28/4/1937 ở ngôi làng nhỏ Al Awja, gần thị trấn Tikrit thuộc tỉnh Saladdin. Ông gia nhập Đảng Xã hội Arab Ba'ath vào đầu những năm 1950.

Ba'ath là một chính đảng liên Arab với sự ủng hộ mạnh mẽ chủ yếu ở Syria. Tuy nhiên, vào thời điểm Saddam gia nhập, số người ủng hộ đảng Ba'ath ở Iraq chỉ khoảng 300 người.

Những người theo chủ nghĩa Ba'ath được truyền cảm hứng từ sự nổi lên của Gamal Abdel Nasser, Tổng thống thứ hai của Ai Cập và là người lãnh đạo cuộc cách mạng năm 1952 lật đổ Vua Farouk. Cuộc cách mạng của Nasser đã thúc đẩy vô số người khác trên khắp khu vực Arab đứng lên.

Năm 1958, các sĩ quan quân đội Iraq do Abd al-Karim Qasim lãnh đạo đã tổ chức một cuộc đảo chính chống lại vị vua cuối cùng của họ, Faisal II. Tuy nhiên, Qasim không tán thành lý tưởng nghĩa liên Arab của đảng Ba’ath và thay vào đó thực hiện theo đường lối chính sách “Iraq trên hết”.

Chính vì điều này, nhiều người theo chủ nghĩa Ba'ath trở nên thất vọng với Qasim - và bắt đầu âm mưu ám sát ông ta. Trong số những người được chọn để thực hiện chiến dịch có Saddam Hussein.

Theo các nhà sử học Jerrold M. Post và Amatzia Baram, mặc dù không thành công nhưng vụ ám sát đã khiến Saddam Hussein trở nên nổi danh. Trở về nước sau cuộc sống lưu vong vào năm 1963, ông đã có thể xây dựng ảnh hưởng và quyền lực của mình và đến năm 1976, ông trở thành lãnh đạo của lực lượng vũ trang Iraq.

Saddam Hussein chính thức trở thành Tổng thống vào năm 1979, mặc dù ông đã là người đứng đầu trên thực tế của Iraq trong vài năm.

Hai cuộc chiến với Mỹ

Từ khi lên nắm quyền, Saddam Hussein đã tuyên bố rõ rằng sự khoan dung về tôn giáo và chính trị không phải là mối quan tâm chính. Ông đã trục xuất 40.000 người Hồi giáo Shiite và ra lệnh xử tử Muhammad Baqir al-Sadr, một triết gia người Iraq có quan hệ mật thiết với Ayatollah Khomeini, nhà cách mạng đến từ Iran đã kêu gọi lật đổ những người theo chủ nghĩa Ba'ath của người Hồi giáo Sunni.

Ngày 22/9/1980, Saddam ra lệnh cho quân đội tiến hành một cuộc không kích chống lại Iran, bắt đầu một cuộc xung đột kéo dài 8 năm và khiến hơn 1 triệu người thiệt mạng.

Năm 1990, Iraq xâm chiếm Kuwait với 140.000 quân, đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc xung đột khác: Chiến tranh vùng Vịnh. Đáp lại, lực lượng liên minh do Mỹ lãnh đạo đã phát động Chiến dịch Bão táp Sa mạc để giải phóng Kuwait khỏi sự chiếm đóng của Iraq.

Chiến dịch cuối cùng đã thành công nhưng không thể làm suy yếu quyền lực của Saddam. 4 năm sau khi chiến dịch Bão táp Sa mạc kết thúc, Saddam tái đắc cử Tổng thống Iraq và các mối quan hệ quốc tế chỉ trở nên chua chát hơn khi Iraq từ chối hợp tác với các cuộc thanh tra vũ khí của Liên Hợp Quốc.

Tổng thống Mỹ George W. Bush, trong thông điệp Liên bang ngày 29/1/2002, đã gọi 3 quốc gia – Triều Tiên, Iran và Iraq – là “Trục ma quỷ”.

“Những quốc gia như thế này và các đồng minh khủng bố của họ tạo thành một trục ma quỷ, vũ trang để đe dọa hòa bình thế giới”. “Bằng cách tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt, các chế độ này gây ra mối nguy hiểm ngày càng nghiêm trọng. Họ có thể cung cấp những vũ khí này cho những kẻ khủng bố. Họ có thể tấn công các đồng minh của chúng ta hoặc cố gắng tống tiền nước Mỹ. Trong bất kỳ trường hợp nào, cái giá của sự thờ ơ sẽ là thảm họa”, nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh.

Mỹ chính thức bắt đầu cuộc chiến ở Iraq vào ngày 20/3/2003. Mặc dù phát động cuộc tấn công dưới chiêu bài tịch thu “vũ khí hủy diệt hàng loạt” của Iraq nhưng Washington không có bằng chứng thực tế nào cho thấy Baghdad từng sở hữu những vũ khí như vậy.

Tuy nhiên, mục tiêu còn lại rất đơn giản: bắt giữ Saddam Hussein.

Chiến dịch Bình minh Đỏ

Theo một báo cáo của Lục quân Mỹ về vụ bắt giữ Saddam Hussein, các lực lượng Mỹ đã kiểm soát được Baghdad chỉ trong vòng 3 tuần sau đưa quân tới Iraq, nhưng Saddam Hussein đã trốn thoát khỏi thành phố. Sau đó, cuộc truy lùng Tổng thống Iraq bị lật đổ kéo dài 9 tháng đã bắt đầu.

Mỹ đã soạn một danh sách các “Mục tiêu có giá trị cao” trong đó Saddam Hussein là ưu tiên hàng đầu và bắt đầu bắt giữ những thành viên nổi bật trong chế độ của ông. Tuy nhiên, Washington nhanh chóng nhận ra rằng chính phủ của Saddam Hussein đã trở nên hoàn toàn rời rạc sau khi chế độ sụp đổ và các nhà lãnh đạo chính trị trước đây không còn hữu ích cho việc bắt giữ ông.

Các sĩ quan tình báo Mỹ cho rằng, sẽ tốt hơn nếu thẩm vấn các thành viên cấp thấp trong chế độ của Saddam Hussein, chẳng hạn như tài xế và đầu bếp. Giới chức Mỹ nghĩ rằng những người này có thể có thông tin đáng tin cậy hơn về nơi ở của ông.

Vào ngày 1/12/2003, một cựu tài xế của đã tiết lộ cho các nhà điều tra Mỹ cái tên Muhammed Ibrahim Omar al-Musslit, một trong những cánh tay phải của Saddam Hussein. Sau khi thẩm vấn gia đình al-Musslit, lực lượng Mỹ đã tiến hành một cuộc đột kích vào ngày 12/12 và xác định được vị trí của người đàn ông này. Al-Musslit sau đó đã tiết lộ thông tin về nơi có thể tìm thấy Saddam Hussein.

Sử dụng thông tin này, Lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ 121 và Đội tác chiến Lữ đoàn 1 thuộc Sư đoàn bộ binh số 4 của Lục quân Mỹ đã tiến hành Chiến dịch Bình minh Đỏ để cuối cùng bắt giữ Saddam Hussein trong một căn hầm ở vùng nông thôn Ad Dawr, Iraq.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Di sản nặng nề của chiến tranh Iraq đối với nước Mỹ và bài học rút ra
Di sản nặng nề của chiến tranh Iraq đối với nước Mỹ và bài học rút ra

VOV.VN - Chiến tranh Iraq 2003 đã gắn chặt với lịch sử nước Mỹ, gây ra nhiều tổn hại cho nước này. Cái bóng của cuộc chiến ấy vẫn đeo bám nước Mỹ cho tới tận ngày nay, khi nhiều người Mỹ ghi nhận đất nước họ đã mắc sai lầm.

Di sản nặng nề của chiến tranh Iraq đối với nước Mỹ và bài học rút ra

Di sản nặng nề của chiến tranh Iraq đối với nước Mỹ và bài học rút ra

VOV.VN - Chiến tranh Iraq 2003 đã gắn chặt với lịch sử nước Mỹ, gây ra nhiều tổn hại cho nước này. Cái bóng của cuộc chiến ấy vẫn đeo bám nước Mỹ cho tới tận ngày nay, khi nhiều người Mỹ ghi nhận đất nước họ đã mắc sai lầm.

Nhóm thánh chiến Iraq nhận trách nhiệm vụ tập kích căn cứ Mỹ
Nhóm thánh chiến Iraq nhận trách nhiệm vụ tập kích căn cứ Mỹ

VOV.VN - Nhóm vũ trang tự xưng “Lực lượng kháng chiến Hồi giáo tại Iraq” vừa ra thông báo nhận trách nhiệm thực hiện cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào một căn cứ của quân đội Mỹ ở miền Bắc Iraq sáng nay (19/1).

Nhóm thánh chiến Iraq nhận trách nhiệm vụ tập kích căn cứ Mỹ

Nhóm thánh chiến Iraq nhận trách nhiệm vụ tập kích căn cứ Mỹ

VOV.VN - Nhóm vũ trang tự xưng “Lực lượng kháng chiến Hồi giáo tại Iraq” vừa ra thông báo nhận trách nhiệm thực hiện cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào một căn cứ của quân đội Mỹ ở miền Bắc Iraq sáng nay (19/1).

Iran sẽ mạnh tay đến đâu sau vụ tấn công trụ sở tình báo của Israel tại Iraq?
Iran sẽ mạnh tay đến đâu sau vụ tấn công trụ sở tình báo của Israel tại Iraq?

VOV.VN - Ông Mehran Kamraca, Giáo sư thuộc Đại học Georgetown Qatar cho rằng, cuộc tấn công của Iran vào Erbil ở phía Bắc Iraq là một động thái "có chủ đích và tính toán" nhằm cho thấy khả năng tên lửa của nước này.

Iran sẽ mạnh tay đến đâu sau vụ tấn công trụ sở tình báo của Israel tại Iraq?

Iran sẽ mạnh tay đến đâu sau vụ tấn công trụ sở tình báo của Israel tại Iraq?

VOV.VN - Ông Mehran Kamraca, Giáo sư thuộc Đại học Georgetown Qatar cho rằng, cuộc tấn công của Iran vào Erbil ở phía Bắc Iraq là một động thái "có chủ đích và tính toán" nhằm cho thấy khả năng tên lửa của nước này.