Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp bàn về tình hình Trung Phi

VOV.VN - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 9/12 đã họp trực tuyến về tình hình khu vực Trung Phi và hoạt động của Văn phòng Liên Hợp Quốc tại khu vực này (UNOCA).

Báo cáo trước Hội đồng Bảo an, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về khu vực Trung Phi François Louncény Fall thông tin về một số thành tựu đáng chú ý của khu vực. Cụ thể, các nước khu vực đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc cải tổ thể chế của Cộng đồng Kinh tế các nước khu vực Trung Phi (ECCAS). Các thành viên cũng liên tục thúc đẩy hợp tác và tăng cường quan hệ ngoại giao nhằm chung tay giải quyết các thách thức an ninh xuyên biên giới, phát triển kinh tế-xã hội, trong đó đã đạt được thành công nhất định khi cơ bản kiềm chế được Covid-19 bùng phát. Đại diện đặc biệt cho đây sẽ là tiền đề quan trọng trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực đang trong chu kỳ bầu cử và cải tổ bộ máy nhà nước.

Tuy nhiên, Đại diện đặc biệt cũng cho biết tình hình an ninh của khu vực rất đáng lo ngại với hoạt động của khủng bố và các nhóm vũ trang, đặc biệt là tại khu vực Hồ Chad và Vịnh Guinea. Trong đó, hoạt động của Boko Haram đang đe doạ nghiêm trọng an ninh tại một số nước trong khu vực như Cameroon hay Chad, gây tác động tiêu cực tới đời sống dân thường. Ông Louncény Fall kêu gọi tăng cường phối hợp nhằm tìm giải pháp cho hoà bình và an ninh tại khu vực, nhấn mạnh vai trò hỗ trợ của Liên Hợp Quốc và các đối tác quốc tế.

Tại cuộc họp này, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, thay mặt hai nước ASEAN tại Hội đồng Bảo an là Việt Nam và Indonesia có phát biểu chung. Đại sứ Đặng Đình Quý hoan nghênh nỗ lực của các nước khu vực Trung Phi trong thúc đẩy hợp tác và cải tổ thể chế trong thời gian vừa qua.

Từ kinh nghiệm của ASEAN, Đại sứ nhấn mạnh vai trò quan trọng của tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa các nước khu vực và tiểu khu vực, cho đây là chìa khoá nhằm giải quyết nguyên nhân gốc rễ của bất ổn. Đại sứ khẳng định cam kết của Việt Nam, Indonesia và các nước ASEAN trong duy trì hoà bình và an ninh tại Trung Phi, trong đó có việc đóng góp hơn 1.600 nhân sự tại các Phái bộ Gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc tại khu vực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về ứng phó Đại dịch COVID-19
Phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về ứng phó Đại dịch COVID-19

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi thông điệp tại Phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về ứng phó Đại dịch COVID-19.

Phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về ứng phó Đại dịch COVID-19

Phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về ứng phó Đại dịch COVID-19

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi thông điệp tại Phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về ứng phó Đại dịch COVID-19.

Liên Hợp Quốc: 20.000 chiến binh ở Libya rất nguy hiểm     
Liên Hợp Quốc: 20.000 chiến binh ở Libya rất nguy hiểm     

VOV.VN - Đại diện Liên Hợp Quốc về Libya bà Stephanie Williams cảnh báo về một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Libya khi vũ khí tiếp tục tràn vào nước này cùng với nhiều chiến binh và lính đánh thuê.

Liên Hợp Quốc: 20.000 chiến binh ở Libya rất nguy hiểm     

Liên Hợp Quốc: 20.000 chiến binh ở Libya rất nguy hiểm     

VOV.VN - Đại diện Liên Hợp Quốc về Libya bà Stephanie Williams cảnh báo về một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Libya khi vũ khí tiếp tục tràn vào nước này cùng với nhiều chiến binh và lính đánh thuê.

Cuộc họp nhóm nước Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
Cuộc họp nhóm nước Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Ngày 25/11, Việt Nam đã chủ trì, cùng Na Uy và Nam Phi đồng tổ chức Cuộc họp giữa 10 nước Ủy viên không thường trực đương nhiệm (E10) và 5 nước mới trúng cử Ủy viên không thường trực (I5).

Cuộc họp nhóm nước Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Cuộc họp nhóm nước Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Ngày 25/11, Việt Nam đã chủ trì, cùng Na Uy và Nam Phi đồng tổ chức Cuộc họp giữa 10 nước Ủy viên không thường trực đương nhiệm (E10) và 5 nước mới trúng cử Ủy viên không thường trực (I5).