Mỹ bất ngờ nhượng bộ lớn: Cơ hội hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran?

VOV.VN - Trong bối cảnh các cuộc đàm phán hạt nhân Iran bước vào giai đoạn cuối then chốt, việc chính quyền Tổng thống Biden cho khôi phục quyết định miễn trừng phạt Iran được cho sẽ mở đường cho các dự án hợp tác hạt nhân quốc tế nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran 2015.

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Mỹ lý giải việc khôi phục quyết định miễn trừ trừng phạt sẽ giúp thúc đẩy các cuộc đàm phán tại Vienna, Áo nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân 2015. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng khẳng định rằng việc miễn trừng phạt phục vụ cho các lợi ích của Mỹ liên quan đến không phổ biến vũ khí hạt nhân và an toàn hạt nhân, đồng thời kiềm chế các hoạt động hạt nhân của Iran.

Việc miễn trừng phạt cũng sẽ cho phép các công ty Nga, Trung Quốc và châu Âu thực hiện các dự án hợp tác nhằm đảm bảo rằng các cơ sở hạt nhân của Iran không được sử dụng cho việc phát triển vũ khí hạt nhân. Các công việc này bao gồm thiết kế lại lò phản ứng hạt nhân nước nặng Arak ở Iran, công tác chuẩn bị và sửa đổi cở sở Fordow cho việc sản xuất chất đồng vị, các hoạt động, đào tạo và dịch vụ liên quan đến nhà máy điện hạt nhân Busher và nhiều việc khác.

Iran hiện chưa có phản ứng gì sau quyết định của Mỹ. Tuy nhiên, trong các tuyên bố trước đây, giới chức Iran đã nhiều lần nói rằng, việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran chỉ khả thi khi Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với nước này.

Trong một tuyên bố mới đây, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi nhấn mạnh: “Đàm phán chỉ có chỗ cho các thỏa thuận khi và chỉ khi tất cả các bên sẵn sàng dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt bất công đối với Iran. Người Mỹ đã gửi nhiều thông điệp nói họ muốn có đàm phán trực tiếp. Đây là thông điệp không mới. Điều này đã được đề cập trong cả chính quyền trước và hiện nay nhưng đàm phán trực tiếp sẽ không diễn ra nếu Mỹ vẫn tiếp tục trừng phạt Iran”.

Trước đó, chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2018 và liên tiếp tái áp đặt trừng phạt Iran vào năm 2019 và 2020. Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden lên nắm quyền, chính quyền Mỹ hiện nay đã nhiều lần bày tỏ ý định đưa Mỹ quay trở lại thỏa thuận. Nhằm cứu vãn thỏa thuận này, Iran và các cường quốc còn lại tham gia thỏa thuận hạt nhân đã nối lại đàm phán trực tiếp từ tháng 4/2021 tại Vienna, Áo trong khi phía Mỹ tham gia gián tiếp.

Hiện chưa có thông báo chính thức nào về thời điểm diễn ra vòng đàm phán thứ 9, song giới chuyên gia hy vọng, với việc khôi phục quyết định miễn trừng phạt Iran, đàm phán sẽ được nối lại vào tuần tới.

Theo nhà phân tích Henry Rome thuộc công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, có trụ sở tại Mỹ, phục hồi quyết định miễn trừ trừng phạt là một bước đi hợp lý. Miễn trừ trừng phạt không phải là sự nhượng bộ với Iran mà thực chất là một cử chỉ thiện chí góp phần đảm bảo các cuộc thảo luận tại Vienna sẽ diễn ra suôn sẻ.

Mục đích chính của tiến trình đàm phán là để các bên thảo luận về triển vọng Mỹ có thể quay trở lại thỏa thuận hạt nhân và cách để bảo đảm tất cả các bên thực hiện đầy đủ và hiệu quả thỏa thuận. Tuy nhiên, lập trường “không bên nào chịu nhường bên nào” vẫn đang là rào cản lớn nhất để các nước tìm được tiếng nói chung. Trong khi Mỹ yêu cầu Iran tuân thủ các cam kết trong thỏa thuận, thì Iran cương quyết kêu gọi Mỹ và Liên minh châu Âu dỡ bỏ toàn bộ các lệnh trừng phạt nhằm vào nước này từ năm 2017, kể cả những trừng phạt không liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran, trước khi đòi hỏi nước Cộng hòa Hồi giáo này tái thực thi các điều khoản./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngoại trưởng Qatar thăm Tehran khi Iran và Mỹ cân nhắc đàm phán trực tiếp
Ngoại trưởng Qatar thăm Tehran khi Iran và Mỹ cân nhắc đàm phán trực tiếp

VOV.VN - Chuyến thăm diễn ra sau khi Ngoại trưởng Iran ngày 26/1 cho biết, Tehran sẵn sàng xem xét các cuộc đàm phán trực tiếp với Mỹ nếu nước này nhận thấy có thể đạt được một thỏa thuận hạt nhân tốt với Washington.

Ngoại trưởng Qatar thăm Tehran khi Iran và Mỹ cân nhắc đàm phán trực tiếp

Ngoại trưởng Qatar thăm Tehran khi Iran và Mỹ cân nhắc đàm phán trực tiếp

VOV.VN - Chuyến thăm diễn ra sau khi Ngoại trưởng Iran ngày 26/1 cho biết, Tehran sẵn sàng xem xét các cuộc đàm phán trực tiếp với Mỹ nếu nước này nhận thấy có thể đạt được một thỏa thuận hạt nhân tốt với Washington.

Iran có thể khôi phục Thỏa thuận hạt nhân 2015 nếu Mỹ dỡ bỏ trừng phạt
Iran có thể khôi phục Thỏa thuận hạt nhân 2015 nếu Mỹ dỡ bỏ trừng phạt

VOV.VN - Tổng thống Iran - Ebrahim Raisi hôm qua (25/1) cho rằng có thể khôi phục lại Thỏa thuận hạt nhân 2015 nếu Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào quốc gia Hồi giáo này.

Iran có thể khôi phục Thỏa thuận hạt nhân 2015 nếu Mỹ dỡ bỏ trừng phạt

Iran có thể khôi phục Thỏa thuận hạt nhân 2015 nếu Mỹ dỡ bỏ trừng phạt

VOV.VN - Tổng thống Iran - Ebrahim Raisi hôm qua (25/1) cho rằng có thể khôi phục lại Thỏa thuận hạt nhân 2015 nếu Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào quốc gia Hồi giáo này.

Iran, Trung Quốc và Nga tập trận hải quân “Vành đai An ninh Biển 2022”
Iran, Trung Quốc và Nga tập trận hải quân “Vành đai An ninh Biển 2022”

VOV.VN - Đài truyền hình nhà nước Iran hôm nay (21/1) đưa tin, Iran, Trung Quốc và Nga đã tổ chức một cuộc tập trận hải quân chung lần thứ ba với tên gọi “Vành đai An ninh Biển 2022” ở khu vực phía bắc Ấn Độ Dương.

Iran, Trung Quốc và Nga tập trận hải quân “Vành đai An ninh Biển 2022”

Iran, Trung Quốc và Nga tập trận hải quân “Vành đai An ninh Biển 2022”

VOV.VN - Đài truyền hình nhà nước Iran hôm nay (21/1) đưa tin, Iran, Trung Quốc và Nga đã tổ chức một cuộc tập trận hải quân chung lần thứ ba với tên gọi “Vành đai An ninh Biển 2022” ở khu vực phía bắc Ấn Độ Dương.