Mỹ phản ứng gì với vụ thử hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc?

Các quan chức Mỹ đã phân vân về việc Bắc Kinh được vũ trang hạt nhân sẽ có ý nghĩa thế nào với sự cân bằng quyền lực ở châu Á.


Ngày 16/10/1964, Trung Quốc thử vũ khí hạt nhân đầu tiên của nước này, một quả bom tương đương 16.000 tấn thuốc nổ TNT phát nổ tại cơ sở Lop Nur tại Nội Mông.
Theo Bussiness Insider, các tài liệu do Kho lưu trữ an ninh quốc gia thuộc trường Đại học George Washington mới công bố gần đây đã hé lộ một số điều xảy ra tiếp theo đó.

Trước khi cuộc thử nghiệm diễn ra, một số quan chức Mỹ ngờ rằng Trung Quốc có khả năng chế một vũ khí hạt nhân. Sau đó, các quan chức Mỹ và những chính phủ đồng minh trong vùng đã phân vân về việc Bắc Kinh được vũ trang hạt nhân sẽ có ý nghĩa thế nào với Mỹ và sự cân bằng quyền lực ở châu Á.

Dưới đây là một số phản ứng đáng chú ý của Mỹ liên quan tới cuộc thử nghiệm hạt nhân lịch sử đầu tiên của Trung Quốc, được tiết lộ trong tài liệu mới công bố.

Mỹ quá ngỡ ngàng

Ngay sau khi cuộc thử nghiệm diễn ra, tình báo Mỹ không biết Trung Quốc làm thế nào có đủ uranium tinh chế để để chế tạo một quả bom.

Ngày 2/11/1964, bản ghi nhớ nghiên cứu của Phòng Tình báo và Nghiên cứu thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ có đoạn mở đầu như sau: Báo cáo trước ngày 16/10 đã không đánh giá đúng khả năng của Trung Quốc - có thể sản xuất ra chất đồng vị U-235".

Vì thế, nhiều khả năng Trung Quốc có khả năng làm giàu uranium lớn hơn so với những gì Mỹ biết, hoặc nước này nhận được uranium từ một nguồn cung cấp bên ngoài chưa rõ danh tính, nhưng nhiều khả năng là Liên Xô.

Các khả năng đều khó chấp nhận và chưa có giải thích nào dường như đủ hữu hiệu cho sự kiện Trung Quốc thử hạt nhân.

Văn bản trên không nêu ra giải pháp nào cho một trong những vấn đề quan trọng nhất mà vụ thử nêu ra.

Hợp tác với Liên Xô để ngăn chặn chạy đua hạt nhân

Một số quan chức Mỹ cho rằng, vụ thử là rất đáng báo động, đủ để hợp tác chống phổ biến hạt nhân với Liên Xô.

Vụ thử của Trung Quốc diễn ra khoảng 2 năm sau Khủng hoảng tên lửa Cuba, 3 năm sau cuộc xâm chiếm Vịnh Con Lợn năm 1961 và diễn ra vào thời điểm căng thẳng chưa từng có giữa Mỹ và khối Cộng sản.

Ngày 30/10, hai tuần sau vụ thử của Trung Quốc, các quan chức cấp cao Mỹ đã công khai thảo luận về khả năng hợp tác với Liên Xô, để ngăn chặn các nước láng giềng của Trung Quốc cũng thâu tóm năng lực hạt nhân, có lẽ bằng cách trấn an Ấn Độ rằng khả năng của Trung Quốc không đe dọa tới nước này.

Giới chức Mỹ cho rằng, việc hợp tác với kẻ thù cũng đáng để đảm bảo rằng vụ thử hạt nhân của Trung Quốc không châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang lớn khó đoán trước trên toàn cầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Triều Tiên đã chế được đầu đạn hạt nhân dùng để tấn công Mỹ”
“Triều Tiên đã chế được đầu đạn hạt nhân dùng để tấn công Mỹ”

VOV.VN - Mối quan hệ với Iran và Pakistan có thể giúp Triều Tiên tiếp cận được với những công nghệ cần thiết để thu nhỏ đầu đạn hạt nhân.

“Triều Tiên đã chế được đầu đạn hạt nhân dùng để tấn công Mỹ”

“Triều Tiên đã chế được đầu đạn hạt nhân dùng để tấn công Mỹ”

VOV.VN - Mối quan hệ với Iran và Pakistan có thể giúp Triều Tiên tiếp cận được với những công nghệ cần thiết để thu nhỏ đầu đạn hạt nhân.

Phương Tây hoài nghi cơ hội đạt được thỏa thuận hạt nhân Iran
Phương Tây hoài nghi cơ hội đạt được thỏa thuận hạt nhân Iran

VOV.VN - Thời hạn chót 24/11 đang đến gần nhưng Iran vẫn chưa có những bước đi đáng kể nào để tạo ra sự đột phá trong vấn đề hạt nhân.

Phương Tây hoài nghi cơ hội đạt được thỏa thuận hạt nhân Iran

Phương Tây hoài nghi cơ hội đạt được thỏa thuận hạt nhân Iran

VOV.VN - Thời hạn chót 24/11 đang đến gần nhưng Iran vẫn chưa có những bước đi đáng kể nào để tạo ra sự đột phá trong vấn đề hạt nhân.

Iran bác bỏ việc lùi thời hạn chót để đạt thỏa thuận hạt nhân lâu dài
Iran bác bỏ việc lùi thời hạn chót để đạt thỏa thuận hạt nhân lâu dài

VOV.VN - Iran ngày 17/10 tuyên bố không chấp nhận việc lùi thời hạn chót để đạt được thỏa thuận hạt nhân lâu dài vào ngày 24/11 tới.

Iran bác bỏ việc lùi thời hạn chót để đạt thỏa thuận hạt nhân lâu dài

Iran bác bỏ việc lùi thời hạn chót để đạt thỏa thuận hạt nhân lâu dài

VOV.VN - Iran ngày 17/10 tuyên bố không chấp nhận việc lùi thời hạn chót để đạt được thỏa thuận hạt nhân lâu dài vào ngày 24/11 tới.

Iran lạc quan về một thỏa thuận hạt nhân với P5+1 trước thời hạn chót
Iran lạc quan về một thỏa thuận hạt nhân với P5+1 trước thời hạn chót

VOV.VN - Tổng thống Iran Rouhani cho biết, không bên nào, đặc biệt là các nước phương Tây muốn kéo dài sự bế tắc trong cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân.

Iran lạc quan về một thỏa thuận hạt nhân với P5+1 trước thời hạn chót

Iran lạc quan về một thỏa thuận hạt nhân với P5+1 trước thời hạn chót

VOV.VN - Tổng thống Iran Rouhani cho biết, không bên nào, đặc biệt là các nước phương Tây muốn kéo dài sự bế tắc trong cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân.

Nga chưa có bằng chứng về việc IS sở hữu vũ khí hạt nhân
Nga chưa có bằng chứng về việc IS sở hữu vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Dù chưa có bằng chứng cho thấy Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sở hữu vũ khí hạt nhân, song Nga không loại trừ nguy cơ này là có thật.

Nga chưa có bằng chứng về việc IS sở hữu vũ khí hạt nhân

Nga chưa có bằng chứng về việc IS sở hữu vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Dù chưa có bằng chứng cho thấy Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sở hữu vũ khí hạt nhân, song Nga không loại trừ nguy cơ này là có thật.

Pháp điều tra vụ máy bay bí ẩn bay qua các nhà máy hạt nhân
Pháp điều tra vụ máy bay bí ẩn bay qua các nhà máy hạt nhân

VOV.VN - Việc phát hiện thấy máy bay không người lái làm gia tăng sự lo ngại về sự an toàn của các nhà máy hạt nhân.

Pháp điều tra vụ máy bay bí ẩn bay qua các nhà máy hạt nhân

Pháp điều tra vụ máy bay bí ẩn bay qua các nhà máy hạt nhân

VOV.VN - Việc phát hiện thấy máy bay không người lái làm gia tăng sự lo ngại về sự an toàn của các nhà máy hạt nhân.