Mỹ phê chuẩn thỏa thuận hạt nhân dân sự với Việt Nam

VOV.VN - Theo giới chuyên gia, thị trường điện hạt nhân của Việt Nam hiện đứng thứ hai tại Đông Á, chỉ sau Trung Quốc.

Sáng 25/2 (theo giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phê chuẩn thỏa thuận hạt nhân dân sự với Việt Nam hay còn gọi là “Hiệp định 123”, mở đường cho các công ty Mỹ bán lò phản ứng hạt nhân cho Việt Nam.

Theo thỏa thuận, Việt Nam cam kết không sản xuất các thành phần phóng xạ phục vụ việc chế tạo các loại vũ khí hạt nhân và ký kết các tiêu chuẩn không phổ biến hạt nhân với Mỹ. Trong bản ghi nhớ gửi Bộ Năng lượng Mỹ, Tổng thống Obama cho biết thỏa thuận trên sẽ chỉ thúc đẩy chứ không gây nguy cơ đối với các vấn đề chung về quốc phòng và an ninh. 

Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ký tắt Hiệp định Cung cấp hạt nhân dân sự tại Brunei (Ảnh: Thanhnien.com.vn)

Trước đó, tại lễ ký diễn ra vào tháng 10 năm ngoái bên lề Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Brunei, Việt Nam đã nhất trí không làm giàu hoặc tái chế uranium - những bước đi quan trọng trong tiến trình chế tạo vũ khí hạt nhân.

Theo quy định, thoả thuận trên sẽ được Quốc hội Mỹ xem xét trong vòng 90 ngày kể từ ngày được Tổng thống phê chuẩn và sẽ chính thức có hiệu lực nếu không có dự luật phản đối nào được đưa ra.

Theo giới chuyên gia, thị trường điện hạt nhân của Việt Nam hiện đứng thứ hai tại Đông Á, chỉ sau Trung Quốc và được dự báo sẽ tăng lên 50 tỷ USD trong 2 thập kỷ tới. Việt Nam hy vọng năng lượng hạt nhân sẽ đáp ứng trên 10% nhu cầu sản xuất điện trong nước vào năm 2030./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ấn Độ thông qua luật hạt nhân dân sự
Ấn Độ thông qua luật hạt nhân dân sự

Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng đối với Ấn Độ - nền kinh tế đang nổi trên thế giới có nhu cầu ngày càng lớn về năng lượng cho phát triển.

Ấn Độ thông qua luật hạt nhân dân sự

Ấn Độ thông qua luật hạt nhân dân sự

Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng đối với Ấn Độ - nền kinh tế đang nổi trên thế giới có nhu cầu ngày càng lớn về năng lượng cho phát triển.

Mỹ có thể chấp nhận việc Iran phát triển hạt nhân dân sự
Mỹ có thể chấp nhận việc Iran phát triển hạt nhân dân sự

Thông điệp này của Tổng thống Obama đã được Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ gửi tới Đại Giáo chủ Iran.

Mỹ có thể chấp nhận việc Iran phát triển hạt nhân dân sự

Mỹ có thể chấp nhận việc Iran phát triển hạt nhân dân sự

Thông điệp này của Tổng thống Obama đã được Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ gửi tới Đại Giáo chủ Iran.

Syria, Lebanon và Iraq ủng hộ Iran phát triển hạt nhân dân sự
Syria, Lebanon và Iraq ủng hộ Iran phát triển hạt nhân dân sự

Phát biểu trong một hội nghị giải trừ vũ khí hạt nhân tổ chức tại Tehran, Ngoại trưởng 3  nước này nhấn mạnh Israel phải gia nhập Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

Syria, Lebanon và Iraq ủng hộ Iran phát triển hạt nhân dân sự

Syria, Lebanon và Iraq ủng hộ Iran phát triển hạt nhân dân sự

Phát biểu trong một hội nghị giải trừ vũ khí hạt nhân tổ chức tại Tehran, Ngoại trưởng 3  nước này nhấn mạnh Israel phải gia nhập Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

Mỹ nối lại thỏa thuận hạt nhân dân sự với Nga
Mỹ nối lại thỏa thuận hạt nhân dân sự với Nga

Mỹ sẵn sàng nối lại thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự với Nga, từng bị hủy bỏ 2 năm trước đây dưới thời chính quyền tiền nhiệm George W. Bush sau cuộc chiến tại Gruzia

Mỹ nối lại thỏa thuận hạt nhân dân sự với Nga

Mỹ nối lại thỏa thuận hạt nhân dân sự với Nga

Mỹ sẵn sàng nối lại thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự với Nga, từng bị hủy bỏ 2 năm trước đây dưới thời chính quyền tiền nhiệm George W. Bush sau cuộc chiến tại Gruzia

Iran sẽ thuyết phục quốc tế về chương trình hạt nhân dân sự?
Iran sẽ thuyết phục quốc tế về chương trình hạt nhân dân sự?

Trình bày ý tưởng, thuyết phục các nước tin vào chương trình hạt nhân dân sự  là điều mà Iran phải làm tại Hội nghị NAM lần này.

Iran sẽ thuyết phục quốc tế về chương trình hạt nhân dân sự?

Iran sẽ thuyết phục quốc tế về chương trình hạt nhân dân sự?

Trình bày ý tưởng, thuyết phục các nước tin vào chương trình hạt nhân dân sự  là điều mà Iran phải làm tại Hội nghị NAM lần này.

Quốc hội Ấn Độ thông qua luật hạt nhân dân sự
Quốc hội Ấn Độ thông qua luật hạt nhân dân sự

Hạ viện Ấn Độ hôm qua (25/8) đã biểu quyết thông qua luật hạt nhân có sửa đổi vốn bị trì hoãn từ lâu, cho phép các tập đoàn hạt nhân tư nhân nước ngoài được xây dựng lò phản ứng điện hạt nhân tại nước này.

Quốc hội Ấn Độ thông qua luật hạt nhân dân sự

Quốc hội Ấn Độ thông qua luật hạt nhân dân sự

Hạ viện Ấn Độ hôm qua (25/8) đã biểu quyết thông qua luật hạt nhân có sửa đổi vốn bị trì hoãn từ lâu, cho phép các tập đoàn hạt nhân tư nhân nước ngoài được xây dựng lò phản ứng điện hạt nhân tại nước này.

Thỏa thuận hạt nhân dân sự Nga- Mỹ có hiệu lực
Thỏa thuận hạt nhân dân sự Nga- Mỹ có hiệu lực

Một thỏa thuận hạt nhân dân sự giữa Mỹ và Nga ký kết năm 2008 chính thức có hiệu lực vào ngày 11/1.

Thỏa thuận hạt nhân dân sự Nga- Mỹ có hiệu lực

Thỏa thuận hạt nhân dân sự Nga- Mỹ có hiệu lực

Một thỏa thuận hạt nhân dân sự giữa Mỹ và Nga ký kết năm 2008 chính thức có hiệu lực vào ngày 11/1.