Năm 2013, kinh tế châu Âu tiếp tục ảm đạm

(VOV) - Hy Lạp và Cộng hòa Cyprus vẫn là những mảng tối trong nền kinh tế châu Âu.

Kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu được dự báo tiếp tục khó khăn trong năm 2013, trong bối cảnh khu vực này đang bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng nợ công. Hy Lạp, tâm bão của cuộc khủng hoảng hiện đang chìm sâu trong suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng cao, trong khi Cộng hòa Cyprus vừa bị Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's hạ 3 bậc do gánh nặng nợ công.

Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s hôm 10/1 cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc Cộng hòa Cyprus bị hạ 3 bậc xếp hạng tín nhiệm trái phiếu chính phủ là do gánh nặng nợ công của nước này gia tăng. Ngoài dự báo triển vọng kinh tế tiêu cực, Moody's cảnh báo có thể tiếp tục hạ bậc tín nhiệm nếu quốc gia thành viên Khu vực đồng euro (Eurozone) này không kiểm soát được tình hình.

 

(ảnh: Reuters)

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ châu Âu kéo dài tác động tới nhiều nền kinh tế khu vực đồng euro, Moody's đã hạ tổng cộng 9 bậc xếp hạng tín nhiệm đối với Cộng hòa Cyprus trong 10 tháng qua. Tháng 6/2012, quốc đảo này đã trở thành nước thứ năm trong khu vực cầu viện tới gói cứu trợ tài chính từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Trong khi đó, tình hình kinh tế của Hy Lạp tiếp tục diễn biến xấu, với tỷ lệ thất nghiệp ở nước này đã tăng lên mức 26,8%, trong dó tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ cũng tăng lên mức kỷ lục mới 56,6% trong tháng 10 năm ngoái.

Theo Cơ quan Thống kê quốc gia Hy Lạp, tỷ lệ thất nghiệp ở Hy Lạp đã tăng gần gấp ba lần kể từ khi tình trạng thất nghiệp bắt đầu xuất hiện tràn lan vào tháng 9/2009. Sau nhiều tháng bất ổn do vấn đề liên quan đến tương lai của nước này trong Eurozone, Hy Lạp đã tìm cách thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công, nhưng nền kinh tế hiện vẫn đang trong tình trạng suy thoái sâu sắc do những chính sách "thắt lưng buộc bụng" mà Athens phải thực hiện theo yêu cầu của các chủ nợ quốc tế để đổi lấy các gói viện trợ.

Trong bối cảnh nhiều quốc gia thành viên khu vực đồng euro tiếp tục chìm sâu trong suy thoái kinh tế, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) hôm qua đã quyết định duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục là 0,75%. Quyết định duy trì lãi suất siêu thấp của ECB nhằm khuyến khích hoạt động cho vay liên ngân hàng với kỳ vọng kích thích kinh tế tăng trưởng.

Nhận định về triển vọng kinh tế trong năm nay của khu vực đồng tiền chung châu Âu, Chủ tịch ECB Mario Draghi cho rằng kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ vẫn yếu trong năm 2013. “Việc cân bằng thu chi trong lĩnh vực tài chính và phi tài chính và một số nhân tố bất ổn khác sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế của khu vực. Cuối năm nay, chúng ta mới có thể từng bước thúc đẩy kinh tế phục hồi tăng trưởng”.

Các cơ quan dự báo của Đức, Pháp và Italy cũng đã đưa ra đánh giá, kinh tế khu vực đồng euro có thể bắt đầu hồi phục trong nửa cuối năm nay. Dự báo kinh tế khu vực này giảm 0,1% trong quý 4 năm ngoái, trước khi "giậm chân tại chỗ" với 0% trong quý đầu năm nay, sau đó phục hồi nhẹ ở mức 0,2% trong quý 2./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Châu Á đang có cơ hội giúp kinh tế châu Âu hồi phục
Châu Á đang có cơ hội giúp kinh tế châu Âu hồi phục

(VOV) - Bộ trưởng Tài chính Thái Lan cho rằng, đây cũng là thời điểm kiểm nghiệm vai trò đối tác năng động giữa hai châu lục.

Châu Á đang có cơ hội giúp kinh tế châu Âu hồi phục

Châu Á đang có cơ hội giúp kinh tế châu Âu hồi phục

(VOV) - Bộ trưởng Tài chính Thái Lan cho rằng, đây cũng là thời điểm kiểm nghiệm vai trò đối tác năng động giữa hai châu lục.

Khủng hoảng Eurozone bắt đầu lan sang Đức, Pháp
Khủng hoảng Eurozone bắt đầu lan sang Đức, Pháp

(VOV) -Những chỉ số kinh tế vĩ mô mới nhất cho thấy hậu quả cuộc khủng hoảng nợ công ở Eeurozone đã bắt đầu ảnh hưởng tới Đức và Pháp.

Khủng hoảng Eurozone bắt đầu lan sang Đức, Pháp

Khủng hoảng Eurozone bắt đầu lan sang Đức, Pháp

(VOV) -Những chỉ số kinh tế vĩ mô mới nhất cho thấy hậu quả cuộc khủng hoảng nợ công ở Eeurozone đã bắt đầu ảnh hưởng tới Đức và Pháp.

ECB: Kinh tế châu Âu khả quan không đáng kể so với dự báo
ECB: Kinh tế châu Âu khả quan không đáng kể so với dự báo

Theo đánh giá của Ngân hàng Trung ương châu Âu, mức tăng trưởng GDP của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu sẽ tăng, dao động từ -4,4% đến -3,8%, thay vì -5,1% như thông báo hồi tháng 6.

ECB: Kinh tế châu Âu khả quan không đáng kể so với dự báo

ECB: Kinh tế châu Âu khả quan không đáng kể so với dự báo

Theo đánh giá của Ngân hàng Trung ương châu Âu, mức tăng trưởng GDP của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu sẽ tăng, dao động từ -4,4% đến -3,8%, thay vì -5,1% như thông báo hồi tháng 6.

Khủng hoảng nợ công eurozone lan rộng
Khủng hoảng nợ công eurozone lan rộng

Cuộc khủng hoảng nợ công đã không chỉ bắt nguồn từ Hy Lạp và nó đã âm ỉ khởi nguồn từ trong châu Âu, và hiện nay đã ảnh hưởng đến nhiều nước Nam Âu.  

Khủng hoảng nợ công eurozone lan rộng

Khủng hoảng nợ công eurozone lan rộng

Cuộc khủng hoảng nợ công đã không chỉ bắt nguồn từ Hy Lạp và nó đã âm ỉ khởi nguồn từ trong châu Âu, và hiện nay đã ảnh hưởng đến nhiều nước Nam Âu.  

Khủng hoảng nợ công bao trùm châu Âu năm 2012
Khủng hoảng nợ công bao trùm châu Âu năm 2012

(VOV)-Không chỉ có lục địa già, mà cả nền kinh tế toàn cầu chưa thể nghĩ tới một viễn cảnh sáng sủa khi suy thoái tiếp tục lan rộng. 

Khủng hoảng nợ công bao trùm châu Âu năm 2012

Khủng hoảng nợ công bao trùm châu Âu năm 2012

(VOV)-Không chỉ có lục địa già, mà cả nền kinh tế toàn cầu chưa thể nghĩ tới một viễn cảnh sáng sủa khi suy thoái tiếp tục lan rộng. 

Các "con bài đôminô" kinh tế châu Âu tiếp tục đổ
Các "con bài đôminô" kinh tế châu Âu tiếp tục đổ

Giới phân tích kinh tế Mỹ vẫn bi quan về các nền kinh tế châu Âu, cho rằng sau khi các nền kinh tế Hy Lạp và Ireland sụp đổ, các "con bài đôminô" kinh tế khác ở châu Âu sẽ tiếp tục đổ theo.

Các "con bài đôminô" kinh tế châu Âu tiếp tục đổ

Các "con bài đôminô" kinh tế châu Âu tiếp tục đổ

Giới phân tích kinh tế Mỹ vẫn bi quan về các nền kinh tế châu Âu, cho rằng sau khi các nền kinh tế Hy Lạp và Ireland sụp đổ, các "con bài đôminô" kinh tế khác ở châu Âu sẽ tiếp tục đổ theo.

Cơ chế giám sát chung là ưu tiên hàng đầu tại Eurozone
Cơ chế giám sát chung là ưu tiên hàng đầu tại Eurozone

(VOV) -Phát biểu của Tổng giám đốc IMF trong cuộc gặp với Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi.

Cơ chế giám sát chung là ưu tiên hàng đầu tại Eurozone

Cơ chế giám sát chung là ưu tiên hàng đầu tại Eurozone

(VOV) -Phát biểu của Tổng giám đốc IMF trong cuộc gặp với Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi.