Nhật Bản bắt đầu có hành động trả đũa Trung Quốc

(VOV) - Vụ ném bom xăng vào lãnh sự quán Trung Quốc chiều 17/9 là vụ bạo lực đầu tiên nhằm vào Trung Quốc xảy ra tại Nhật Bản.

Chiều 17/9, Lãnh sự quán Trung Quốc tại Thành phố Fukuoka, miền Trung Nhật Bản đã bị tấn công bằng hai quả bom xăng. Tuy nhiên, không ai bị thương trong vụ tấn công này. Sau đó, một thanh niên 21 tuổi đã ra trình diện cảnh sát và cho biết lý do ném bom xăng là nhằm phản đối Trung Quốc.

Làn sóng biểu tình chống Nhật đang lan rộng tại Trung Quốc (Ảnh: Reuters)

Đây là lần đầu tiên, một vụ bạo lực nhằm vào Trung Quốc xảy ra tại Nhật Bản kể từ khi căng thẳng leo thang giữa hai nước xung quanh quần đảo tranh chấp (phía Nhật Bản gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).

Cũng liên quan đến quần đảo này, sáng 18/9, 2 người Nhật đã đổ bộ lên đảo Uotsuri thuộc quần đảo Senkaku. Cảnh sát Nhật Bản đang điều tra làm rõ động cơ của những người này. Nhiều khả năng đây là hành động phản ứng đối với các cuộc biểu tình chống Nhật Bản diễn ra tại Trung Quốc trong những ngày gần đây.

Phía Trung Quốc ngay lập tức đã phản đối hành động này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết Trung Quốc bảo lưu quyền áp dụng thêm các biện pháp trước sự việc này. Đây được xem là lời cảnh báo về các biện pháp trả đũa mới của Trung Quốc.

Trên thực địa, Trung Quốc đang đẩy mạnh khả năng kiểm soát thực tế đối với quần đảo tranh chấp. Ngày 18/9, 10 tàu hải giám của Trung Quốc đã xâm nhập vùng biển tiếp giáp lãnh hải quần đảo đang tranh chấp. Đây là số tàu hải giám lớn nhất mà Trung Quốc từng triển khai cùng lúc ở vùng biển này. Báo chí Trung Quốc cũng đưa tin khoảng 1.000 tàu đánh cá của nước này sẽ đến đánh bắt cá tại vùng biển của quần đảo tranh chấp.

Trong khi đó, Nhật Bản đã yêu cầu Trung Quốc bảo đảm an toàn cho công dân Nhật Bản tại Trung Quốc trước làn sóng biểu tình bài Nhật đang lan rộng thành các hành động bạo lực nhằm vào công dân và doanh nghiệp Nhật Bản.

Phát biểu trong cuộc họp báo sáng 18/9, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Fujimura nói: “Thông qua con đường ngoại giao, Chính phủ Nhật Bản đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc tiếp tục áp dụng các biện pháp nhằm tránh gây hại cho công dân và doanh nghiệp Nhật Bản tại Trung Quốc. Các doanh nghiệp Nhật Bản đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế và tạo công ăn việc làm của Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc cần xử lý bình tĩnh dựa trên đại cục”.

Về thiệt hại của các doanh nghiệp Nhật Bản trong các cuộc biểu tình ở Trung Quốc, ông Fujimura cho rằng, việc bồi thường cần được thực hiện theo luật pháp Trung Quốc. Chính phủ Nhật Bản sẽ trợ giúp cho các doanh nghiệp ở mức tối đa nếu nhận được yêu cầu.

Ông Fujimura cũng cho biết chính phủ Nhật Bản đã thành lập Phòng thu thập thông tin đặc biệt trực thuộc Phủ Thủ tướng nhằm thu thập và xử lý thông tin liên quan đến vấn đề quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tàu Trung Quốc tuần tra ở quần đảo Điếu Ngư/Senkaku
Tàu Trung Quốc tuần tra ở quần đảo Điếu Ngư/Senkaku

Phía Trung Quốc khẳng định họ có chủ quyền không thể tranh cãi ở những đảo này.  

Tàu Trung Quốc tuần tra ở quần đảo Điếu Ngư/Senkaku

Tàu Trung Quốc tuần tra ở quần đảo Điếu Ngư/Senkaku

Phía Trung Quốc khẳng định họ có chủ quyền không thể tranh cãi ở những đảo này.  

Trung Quốc phản đối 2 nhà hoạt động Nhật lên đảo Điếu Ngư
Trung Quốc phản đối 2 nhà hoạt động Nhật lên đảo Điếu Ngư

(VOV) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, hành động trên vi phạm chủ quyền lãnh thổ của nước này.

Trung Quốc phản đối 2 nhà hoạt động Nhật lên đảo Điếu Ngư

Trung Quốc phản đối 2 nhà hoạt động Nhật lên đảo Điếu Ngư

(VOV) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, hành động trên vi phạm chủ quyền lãnh thổ của nước này.

Trung-Nhật biểu tình đòi xác định chủ quyền đảo Điếu Ngư
Trung-Nhật biểu tình đòi xác định chủ quyền đảo Điếu Ngư

Chiều 16/10, hàng nghìn người dân Trung Quốc đã tiến hành biểu tình phản đối Nhật Bản nhằm khẳng định "chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư (mà Nhật Bản gọi là Senkaku)".

Trung-Nhật biểu tình đòi xác định chủ quyền đảo Điếu Ngư

Trung-Nhật biểu tình đòi xác định chủ quyền đảo Điếu Ngư

Chiều 16/10, hàng nghìn người dân Trung Quốc đã tiến hành biểu tình phản đối Nhật Bản nhằm khẳng định "chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư (mà Nhật Bản gọi là Senkaku)".

“Trung Quốc coi quần đảo Điếu Ngư là lợi ích cốt lõi”
“Trung Quốc coi quần đảo Điếu Ngư là lợi ích cốt lõi”

Phản ứng với tuyên bố trên, Nhật Bản khẳng định nước này kiên trì lập trường chủ quyền với quần đảo này

“Trung Quốc coi quần đảo Điếu Ngư là lợi ích cốt lõi”

“Trung Quốc coi quần đảo Điếu Ngư là lợi ích cốt lõi”

Phản ứng với tuyên bố trên, Nhật Bản khẳng định nước này kiên trì lập trường chủ quyền với quần đảo này

Trung Quốc phản đối kế hoạch quốc hữu hóa đảo Điếu Ngư
Trung Quốc phản đối kế hoạch quốc hữu hóa đảo Điếu Ngư

Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã triệu kiến khẩn cấp Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc để phản đối kế hoạch này của Nhật.

Trung Quốc phản đối kế hoạch quốc hữu hóa đảo Điếu Ngư

Trung Quốc phản đối kế hoạch quốc hữu hóa đảo Điếu Ngư

Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã triệu kiến khẩn cấp Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc để phản đối kế hoạch này của Nhật.