Nhật Bản quyết định cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu sang nước thứ ba

VOV.VN - Khoảng 10 ngày sau khi liên minh đảng cầm quyền Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) và đảng Công Minh đạt được thỏa thuận về nguyên tắc cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu sang nước thứ 3, hôm nay (26/3), chính phủ Nhật Bản cũng chính thức thông qua vấn đề này tại cuộc họp Nội các vừa diễn ra.

Theo quyết định của Chính phủ, Nhật Bản sẽ được phép xuất khẩu máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo đang được phát triển cùng Vương quốc Anh và Italy sang các nước thứ ba, nhưng phải tuân thủ theo những hạn chế được áp dụng và theo thỏa thuận được thống nhất giữa liên minh đảng cầm quyền Dân chủ Tự do Nhật Bản, đảng Công Minh và đảng Dân chủ lập hiến đối lập.

Theo đó, trong quá trình ký kết các hợp đồng xuất khẩu máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo, Nội các Nhật Bản sẽ quyết định từng vấn đề riêng biệt trên cơ sở bàn bạc, thống nhất trong chính phủ. Mọi hợp đồng xuất khẩu và đối với từng loại mặt hàng xuất khẩu đều phải được đưa ra bàn bạc, thống nhất tại các cuộc họp của nội các và có sự phê duyệt của nội các.

Trước đó cùng ngày, Chính phủ Nhật Bản cũng đã tổ chức một cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) nhằm thảo luận về việc sửa đổi các hướng dẫn hoạt động đối với “Ba nguyên tắc về chuyển giao thiết bị phòng thủ”, đồng thời nhất trí các quy chế về việc xuất khẩu thiết bị quốc phòng. Theo đó, Chính phủ Nhật Bản chỉ cho phép xuất khẩu sang các nước đang không xảy ra xung đột hoặc chiến sự, và có ký kết thỏa thuận về việc chuyển giao thiết bị quốc phòng với Nhật Bản.

Trong một tuyên bố, Chính phủ Nhật Bản nhấn mạnh: Để hiện thực hóa các máy bay chiến đấu thế hệ mới có thể đáp ứng được các yêu cầu về hiệu suất đối với môi trường an ninh của Nhật Bản, đảm bảo không cản trở khả năng phòng thủ của Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng các cơ chế cho phép chuyển giao máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo sang các nước thứ ba. Điều này là cần thiết.

Trong khi đó, phát biểu tại một cuộc họp báo sau cuộc họp Nội các, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản - Minoru Kihara cho rằng: Trải qua một quá trình bàn bạc và thảo luận một cách nghiêm ngặt trước khi ra quyết định, Nhật Bản đã chứng minh rõ ràng về việc tiếp tục duy trì các nguyên tắc cơ bản với tư cách là một quốc gia hòa bình. Nhật Bản tin tưởng, đảm bảo được vị thế có thể đóng góp bình đẳng cho Vương quốc Anh và Italy, đồng thời tiếp tục nỗ lực phối hợp với hai nước nhằm mục đích phát triển một máy bay chiến đấu phù hợp với môi trường an ninh của Nhật Bản.

Về tiến độ phát triển máy bay thế hệ mới, ông Minoru Kihara cũng cho biết: Hiện nay, công việc thiết kế đang được tiến hành ở cả Nhật Bản, Vương quốc Anh và Italy. Ba quốc gia đang hợp tác chặt chẽ với nhau để có thể hoàn thiện các thông số kỹ thuật và hiệu suất của máy bay chiến đấu trong khoảng 5 năm tới.

Hiện nay, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Italy đang có kế hoạch thu hút thêm các quốc gia khác vào dự án hợp tác phát triển máy bay thế hệ tiếp theo với vai trò đối tác cấp dưới trong Chương trình tác chiến không quân toàn cầu chung (GCAP). Arab Saudi là một trong những ứng cử viên sẽ tham gia dự án này và dự kiến sẽ mang lại tiền và thị trường sinh lời cho dự án có thể tiêu tốn hàng chục tỷ USD.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật Bản tiến hành xả nước thải nhà máy điện Fukushima ra biển lần thứ 4
Nhật Bản tiến hành xả nước thải nhà máy điện Fukushima ra biển lần thứ 4

VOV.VN - Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) của Nhật Bản hôm nay bắt đầu đợt xả thải thứ 4, xả 7.800 tấn nước thải nhiễm xạ đã qua xử lý của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển. Đợt xả này dự kiến sẽ thực hiện trong vòng 17 ngày.

Nhật Bản tiến hành xả nước thải nhà máy điện Fukushima ra biển lần thứ 4

Nhật Bản tiến hành xả nước thải nhà máy điện Fukushima ra biển lần thứ 4

VOV.VN - Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) của Nhật Bản hôm nay bắt đầu đợt xả thải thứ 4, xả 7.800 tấn nước thải nhiễm xạ đã qua xử lý của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển. Đợt xả này dự kiến sẽ thực hiện trong vòng 17 ngày.

Mỹ và Nhật Bản tập trận “Cú đấm sắt” quy mô lớn
Mỹ và Nhật Bản tập trận “Cú đấm sắt” quy mô lớn

VOV.VN - Ngày 25/2, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (GSDF) và lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ bắt đầu tiến hành cuộc tập trận chung mang tên Iron Fist (tạm dịch “Cú đấm sắt”). Đây là cuộc tập trận quy mô lớn và kéo dài trong thời gian gần một tháng, với nội dung huấn luyện các lực lượng chiếm lại các hòn đảo xa xôi ở khu vực Kyushu và Okinawa, Nhật Bản.

Mỹ và Nhật Bản tập trận “Cú đấm sắt” quy mô lớn

Mỹ và Nhật Bản tập trận “Cú đấm sắt” quy mô lớn

VOV.VN - Ngày 25/2, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (GSDF) và lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ bắt đầu tiến hành cuộc tập trận chung mang tên Iron Fist (tạm dịch “Cú đấm sắt”). Đây là cuộc tập trận quy mô lớn và kéo dài trong thời gian gần một tháng, với nội dung huấn luyện các lực lượng chiếm lại các hòn đảo xa xôi ở khu vực Kyushu và Okinawa, Nhật Bản.

Mỹ tiếp tục điều tra vụ máy bay Osprey rơi ở vùng biển phía Tây Nhật Bản
Mỹ tiếp tục điều tra vụ máy bay Osprey rơi ở vùng biển phía Tây Nhật Bản

VOV.VN - Hôm qua (20/2), quân đội Mỹ ra thông báo cho biết, công tác điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố máy bay vận tải Osprey bị rơi ngoài khơi đảo Yakushima, tỉnh Kagoshima vào tháng 11 năm ngoái vẫn đang được tiếp tục. Tuy nhiên, không cung cấp thông tin chi tiết các tình tiết liên quan.

Mỹ tiếp tục điều tra vụ máy bay Osprey rơi ở vùng biển phía Tây Nhật Bản

Mỹ tiếp tục điều tra vụ máy bay Osprey rơi ở vùng biển phía Tây Nhật Bản

VOV.VN - Hôm qua (20/2), quân đội Mỹ ra thông báo cho biết, công tác điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố máy bay vận tải Osprey bị rơi ngoài khơi đảo Yakushima, tỉnh Kagoshima vào tháng 11 năm ngoái vẫn đang được tiếp tục. Tuy nhiên, không cung cấp thông tin chi tiết các tình tiết liên quan.