Phản ứng của các nước và WHO trước vấn đề độ an toàn của vaccine AstraZeneca

VOV.VN - Vaccine của AstraZeneca liệu có an toàn? WHO khuyến cáo tiếp tục sử dụng trong khi một số lãnh đạo các nước quyết định sử dụng vaccine này.

Lo ngại tác dụng phụ của vaccine, hôm qua (15/3) có thêm một số quốc gia châu Âu dừng sử dụng vaccine của hãng dược phẩm AstraZeneca. Tuy nhiên, có không ít quốc gia vẫn khẳng định tính an toàn và tiếp tục sử dụng loại vaccine này.

Nhằm trấn an dư luận, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua khẳng định, hiện chưa có bằng chứng về các sự cố sức khỏe do vaccine AstraZeneca gây ra, đồng thời khuyến cáo các quốc gia nên tiếp tục sử dụng loại vaccine này.

Sau khi có thông tin về khả năng vaccine của AstraZeneca gây ra chứng huyết khối tĩnh mạch (cục máu đông), Bộ Y tế Đức hôm qua thông báo tạm ngừng sử dụng vaccine này. Tuy nhiên Bộ Y tế Đức cũng nhấn mạnh, quyết định tạm ngừng sử dụng vaccine là một biện pháp “thuần túy mang tính phòng ngừa”, chờ hướng dẫn cụ thể của Cơ quan quản lý được phẩm châu Âu (EMA), dự kiến sẽ được đưa ra trong tuần này, sau khi xem xét kỹ lưỡng các trường hợp.

Phát biểu tại cuộc họp báo cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn nhấn mạnh: “Quyết định tạm ngừng sử dụng vaccine chỉ là một biện pháp thuần túy mang tính phòng ngừa. Hàng triệu liều vaccine AstraZeneca đã được triển khai trên toàn thế giới. Chúng tôi nhận thức rõ hậu quả của quyết định này và hy vọng Cơ quan quản lý được phẩm châu Âu sẽ sớm đưa ra hướng dẫn cụ thể, sau khi xem xét kỹ lưỡng các trường hợp”.

Tiếp sau Đức, hai quốc gia châu Âu khác là Pháp và Italy cùng ngày cũng đưa ra quyết định tương tự. Trước đó, một số nước châu Âu khác như Đan Mạch, Na Uy, Iceland, Bulgaria, Ireland và Hà Lan cũng tạm ngừng tiêm.

Trong một diễn biến liên quan, Indonesia hôm 15/3 thông báo hoãn triển khai vaccine AstraZeneca do thông tin về các ca đông máu ở châu Âu, trong khi nhà chức trách Venezuela bày tỏ lo ngại về tác dụng phụ đối với người sử dụng.

Trái với quan điểm của một số quốc gia trên, có không ít quốc gia vẫn khẳng định tính an toàn của vaccine AstraZeneca và tiếp tục sử dụng loại vaccine này. Trong một tuyên bố đưa ra hôm qua, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã bày tỏ ủng hộ vaccine AstraZeneca, đồng thời cho biết các chuyên gia y tế nước này đảm bảo tất cả các loại vaccine phòng Covid-19 đang được sử dụng trong nước đều an toàn, bao gồm vaccine AstraZeneca. Thủ tướng Anh Boris Johnson trước đó cũng khẳng định, vaccine ngừa  Covid-19 của AstraZeneca an toàn và chính phủ Anh hoàn toàn tin tưởng loại vaccine này trong kế hoạch tiêm chủng của mình.

Ông Johnson nhấn mạnh: “Nước Anh có một trong những cơ quan kiểm soát dược phẩm có nhiều kinh nghiệm và khắt khe nhất trên thế giới. Họ xác định không có lý do gì dừng chương trình tiêm vaccine đối với bất cứ loại vaccine nào chúng tôi đang sử dụng. Cơ quan này tin tưởng rằng những loại vaccine này hiệu quả cao, giảm số ca nhập viện và giảm tỷ lệ tử vong. Và Chúng tôi cũng tin tưởng về chương trình tiêm vaccine của mình và sẽ đẩy nhanh kế hoạch trên toàn nước Anh”.

Bày tỏ ủng hộ vaccine AstraZeneca, một số lãnh đạo thế giới đã sử dụng loại vaccine này. Thủ tướng Thái Lan và các thành viên nội các hôm nay đã trở thành những người đầu tiên tiêm vaccine AstraZeneca tại nước này. Trước đó, hôm qua, Phủ Tổng thống Hàn Quốc thông báo Tổng thống Moon Jae-in dự kiến sẽ được tiêm vaccine của AstraZeneca vào tuần tới, trước khi lên đường tham gia hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) diễn ra vào tháng 6 tới tại Anh.

Trước những quan ngại về hiệu quả của vaccine và để trấn an dư luận, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua khẳng định, hiện chưa có bằng chứng về các sự cố sức khỏe do vaccine AstraZeneca gây ra, đồng thời khuyến cáo các quốc gia nên tiếp tục sử dụng loại vaccine này.

Phát biểu tại cuộc họp báo, nhà khoa học hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới, bà Soumya Swaminathan nêu rõ: “Cho đến nay có 2,6 triệu người đã chết do Covid-19. Khoảng 300 triệu liều vaccine đã được tiêm phòng cho mọi người trên khắp thế giới, bao gồm cả vaccine của AstraZeneca. Cho đến nay, chúng tôi không tìm thấy mối liên hệ nào giữa tình trạng đông máu và vaccine. Chúng tôi không muốn mọi người hoảng sợ và khuyến nghị các quốc gia tiếp tục tiêm vaccine AstraZeneca.”

Dự kiến trong hôm nay, Ủy ban tư vấn của Tổ chức Y tế Thế giới sẽ nhóm họp về độ an toàn của vaccine của AstraZeneca. Trong khi Cơ quan quản lý được phẩm châu Âu cũng sẽ triệu tập cuộc họp vào ngày 18/3 tới để đánh giá tình hình, đưa ra các kết luận liệu vaccine AstraZeneca có gây ra cục máu đông hay không.

Australia khẳng định sự tin tưởng đối với vaccine của AstraZeneca

Chính quyền và cơ quan y tế Australia khẳng định vaccine ngừa Covid-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca đảm bảo an toàn và sẽ tiếp tục sử dụng vaccine này cho chương trình tiêm chủng trên toàn quốc.

Trong bối cảnh một số quốc gia trên thế giới đã quyết định tạm dừng sử dụng vaccine ngừa Covid-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca để điều tra nguyên nhân gây tử vong đối với một số trường hợp sau khi tiêm vaccine của hãng này, ngày hôm nay (16/3) chính phủ và cơ quan y tế Australia tiếp tục lên tiếng khẳng định sự tin tưởng đối với vaccine của AstraZeneca.

Cơ quan quản lý sản phẩm trị liệu (TGA) và là đơn vị chịu trách nhiệm cấp phép sử dụng vaccine Covid-19 tại Australia ngày hôm nay khẳng định hiện không có bằng chứng về mối liên hệ sinh học giữa vaccine AstraZeneca và cục máu đông. Cơ quan này cũng cho biết, tính đến ngày hôm qua (15/3), tại Australia chưa ghi nhận trường hợp nào xuất hiện các cục máu đông sau khi tiêm vaccine của AstraZeneca.

Cơ quan cấp phép dược phẩm của Australia cũng cho biết, cục máu đông và tắc mạch phổi là các triệu chứng rất phổ biến, với hơn 10 triệu người mắc mỗi năm trên toàn cầu. Chỉ riêng tại Australia, mỗi năm cơ quan y tế ghi nhận ít nhất 17 nghìn trường hợp bị rối loạn đông máu.

Theo giáo sư Paul Kelly, Giám đốc Y tế Australia, hiện không có bằng chứng cho thấy vaccine của AstraZeneca gây ra cục máu đông. Tuy nhiên, các báo cáo về tác dụng phụ của vaccine này sẽ được điều tra như một biện pháp phòng ngừa.

Dư luận Australia cho rằng cơ quan y tế nước này nên xem xét phản ứng từ các nước và nên tạm dừng triển khai vaccine AstraZeneca. Tuy nhiên, trong một tuyên bố vào chiều nay, Thủ tướng Scott Morrison đã bác bỏ những quan ngại này và cho rằng người dân nên lắng nghe lời khuyên chính thức từ các chuyên gia y tế. Trước đó, ông Morrison cũng đã lên tiếng kêu gọi người dân không nên hỏi ý kiến từ “bác sĩ Google hay bác sĩ Facebook” khi muốn tìm hiểu về vaccine và chương trình tiêm chủng vì tại những nơi đó luôn có thông tin, nhưng sẽ không có ai phải chịu trách nhiệm.

Cho đến thời điểm hiện tại, Australia đang có hợp đồng mua gần 54 triệu liều vaccine của AstraZeneca, trong đó 50 triệu liệu đang được sản xuất tại nước này.

Cơ quan dược phẩm châu Âu vẫn bảo vệ vaccine AstraZeneca 

Trong thông cáo báo chí phát đi cuối ngày 15/03, Cơ quan dược phẩm châu Âu (EMA) đánh giá lợi ích mà vaccine của hãng dược phẩm AstraZeneca mang lại trong việc ngăn ngừa Covid-19 vẫn lớn hơn rủi ro của vaccine này, trong bối cảnh hàng loạt nước châu Âu vừa quyết định tạm ngưng sử dụng vaccine của AstraZeneca.

Trong thông cáo được đưa ra ít giờ sau khi hàng loạt các nước châu Âu, trong đó có 3 quốc gia đông dân nhất là Đức, Pháp, Italia, quyết định tạm ngưng sử dụng vaccine ngừa Covid-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca, Cơ quan dược phẩm châu Âu (EMA) đánh giá, việc các nước ra quyết định trên là một biện pháp thận trọng trong lúc chờ đợi các cuộc điều tra rõ ràng hơn về tác dụng phụ của vaccine.

Tuy nhiên, EMA thông tin cho biết, triệu chứng đông máu chỉ xuất hiện trong một tỷ lệ rất nhỏ những người đã tiêm vaccine AstraZeneca, đồng thời mỗi năm đều có hàng nghìn công dân châu Âu mắc chứng đông máu vì nhiều lí do khác nhau và ở thời điểm hiện tại, số lượng người gặp triệu chứng đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca không nhiều hơn tỷ lệ trung bình trong dân chúng.

Do đó, trong lúc tiếp tục tiến hành các điều tra sâu hơn, EMA tuyên bố Cơ quan này vẫn giữ nguyên quan điểm cho rằng các lợi ích mà vaccine của AstraZeneca mang lại trong việc ngăn ngừa Covid-19, đặc biệt là nguy cơ nhập viện và tử vong, cao hơn so với rủi ro mà các tác dụng phụ của loại vaccine này gây ra.

Theo kế hoạch, trong ngày hôm nay, 16/3, EMA sẽ tiến hành một cuộc họp khẩn với giới chức y tế các nước cũng như đại diện của hãng dược AstraZeneca để xem xét, đánh giá tất cả các dữ liệu mới trong số hàng triệu người đã tiêm vaccine AstraZeneca tại châu Âu. Kết luận dự kiến được đưa ra sớm nhất trong chiều nay theo giờ địa phương, hoặc sau một cuộc họp khác của EMA trong ngày 18/03.

Trong lúc đó, quyết định tạm ngưng sử dụng vaccine AstraZeneca tại hàng loạt nước châu Âu đang tạo ra rất nhiều tranh cãi trong nội bộ các nước. Tại Pháp, dù không ít ý kiến chỉ trích Tổng thống Emmanuel Macron đã đưa ra một quyết định quá thận trọng và là động thái dọn đường cho khả năng tái phong tỏa vùng Ile-de France quanh thủ đô Paris, nhưng cũng có quan điểm cho rằng sự thận trọng này là cần thiết

Phát biểu trên đài phát thanh France Inter sáng ngày 16/3, Giáo sư Alain Fischer, Chủ tịch Hội đồng định hướng chiến lược tiêm chủng của Pháp, cho biết, quyết định tạm ngưng vaccine AstraZeneca được đưa ra không phải do số lượng người gặp triệu chứng đông máu cao bất thường mà do có những biểu hiện bất thường trong các triệu chứng này.

 “Tình hình hiện nay là do có những tín hiệu báo động mới đến từ nhiều nước châu Âu trong đợt cuối tuần, và nhất là trong ngày hôm qua, cho thấy là có những sự bất thường trong các ca đông máu. Các triệu chứng này là không điển hình và điều này cho thấy là có thể đã có điều gì đó xảy ra, mà trong đó có vai trò của loại vaccine đang được sử dụng”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc và WHO công bố báo cáo điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19
Trung Quốc và WHO công bố báo cáo điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19

VOV.VN - Các chuyên gia Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã công bố bản báo cáo chung về công tác điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19.

Trung Quốc và WHO công bố báo cáo điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19

Trung Quốc và WHO công bố báo cáo điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19

VOV.VN - Các chuyên gia Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã công bố bản báo cáo chung về công tác điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19.

EU có thể hoàn thành mục tiêu tiêm chủng vaccine Covid-19 nhờ Pfizer
EU có thể hoàn thành mục tiêu tiêm chủng vaccine Covid-19 nhờ Pfizer

VOV.VN - Liên minh Châu Âu (EU) có thể duy trì các mục tiêu tiêm chủng vaccine Covid-19 trong quý này nhờ vào số vaccine của công ty Pfizer.

EU có thể hoàn thành mục tiêu tiêm chủng vaccine Covid-19 nhờ Pfizer

EU có thể hoàn thành mục tiêu tiêm chủng vaccine Covid-19 nhờ Pfizer

VOV.VN - Liên minh Châu Âu (EU) có thể duy trì các mục tiêu tiêm chủng vaccine Covid-19 trong quý này nhờ vào số vaccine của công ty Pfizer.

Nga bắt đầu thử nghiệm vaccine Sputnik-V trên bệnh nhân ung thư
Nga bắt đầu thử nghiệm vaccine Sputnik-V trên bệnh nhân ung thư

VOV.VN - Giám đốc trung tâm nghiên cứu Dịch tễ và vi trùng học Gamalei Alexander Ginzburg ngày 13/3 cho biết vaccine Sputnik-V không chống chỉ định sử dụng cho những người bị ung thư, ngoại trừ những trường hợp bệnh nhân đang hóa trị liệu.

Nga bắt đầu thử nghiệm vaccine Sputnik-V trên bệnh nhân ung thư

Nga bắt đầu thử nghiệm vaccine Sputnik-V trên bệnh nhân ung thư

VOV.VN - Giám đốc trung tâm nghiên cứu Dịch tễ và vi trùng học Gamalei Alexander Ginzburg ngày 13/3 cho biết vaccine Sputnik-V không chống chỉ định sử dụng cho những người bị ung thư, ngoại trừ những trường hợp bệnh nhân đang hóa trị liệu.

Tổng thống Nga Putin nói sẵn sàng tiêm vaccine Covid-19 dù ông đã quá tuổi khuyến cáo
Tổng thống Nga Putin nói sẵn sàng tiêm vaccine Covid-19 dù ông đã quá tuổi khuyến cáo

VOV.VN - Tổng thống Putin nói sẵn sàng tiêm vaccine ngừa Covid-19 dù đã nhiều tuổi so với khuyến cáo. Ông khẳng định tầm quan trọng của miễn dịch cộng đồng thông qua vaccine, đồng thời từ chối bình luận về nguồn gốc của Covid-19.

Tổng thống Nga Putin nói sẵn sàng tiêm vaccine Covid-19 dù ông đã quá tuổi khuyến cáo

Tổng thống Nga Putin nói sẵn sàng tiêm vaccine Covid-19 dù ông đã quá tuổi khuyến cáo

VOV.VN - Tổng thống Putin nói sẵn sàng tiêm vaccine ngừa Covid-19 dù đã nhiều tuổi so với khuyến cáo. Ông khẳng định tầm quan trọng của miễn dịch cộng đồng thông qua vaccine, đồng thời từ chối bình luận về nguồn gốc của Covid-19.

Tên vaccine “Sputnik V” ngừa Covid-19 thể hiện niềm tự hào của Nga
Tên vaccine “Sputnik V” ngừa Covid-19 thể hiện niềm tự hào của Nga

VOV.VN - Việc chính quyền Nga đặt tên “Sputnik V” cho vaccine ngừa Covid-19 của họ có lẽ phản ánh niềm tự hào của họ trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Mỹ.

Tên vaccine “Sputnik V” ngừa Covid-19 thể hiện niềm tự hào của Nga

Tên vaccine “Sputnik V” ngừa Covid-19 thể hiện niềm tự hào của Nga

VOV.VN - Việc chính quyền Nga đặt tên “Sputnik V” cho vaccine ngừa Covid-19 của họ có lẽ phản ánh niềm tự hào của họ trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Mỹ.

Nhóm cướp giấy toilet ở Hong Kong hồi đầu dịch Covid-19 bị tống giam hơn 3 năm
Nhóm cướp giấy toilet ở Hong Kong hồi đầu dịch Covid-19 bị tống giam hơn 3 năm

VOV.VN - Ba kẻ dùng dao để cướp hàng trăm cuộn giấy toilet trong đợt thiếu hàng hóa do hoảng loạn trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19 ở đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) đã bị tống giam hôm 11/3 và sẽ phải ngồi tù trong hơn 3 năm.

Nhóm cướp giấy toilet ở Hong Kong hồi đầu dịch Covid-19 bị tống giam hơn 3 năm

Nhóm cướp giấy toilet ở Hong Kong hồi đầu dịch Covid-19 bị tống giam hơn 3 năm

VOV.VN - Ba kẻ dùng dao để cướp hàng trăm cuộn giấy toilet trong đợt thiếu hàng hóa do hoảng loạn trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19 ở đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) đã bị tống giam hôm 11/3 và sẽ phải ngồi tù trong hơn 3 năm.

Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?
Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?

VOV.VN - Mỹ có thể đạt được mức độ miễn dịch Covid-19 ở 2/3 dân số nước này nhờ vào sự kết hợp của tiêm chủng vaccine và cả các ca nhiễm bệnh trước đây.

Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?

Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?

VOV.VN - Mỹ có thể đạt được mức độ miễn dịch Covid-19 ở 2/3 dân số nước này nhờ vào sự kết hợp của tiêm chủng vaccine và cả các ca nhiễm bệnh trước đây.