1. Khủng hoảng chính trị ở Ukraine dẫn tới việc Crimea sáp nhập vào Nga
Tổng thống Nga ký luật sáp nhập Crimea vào Nga (Ánh RIA)
Cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych vào tháng 2 và chính sách thân phương Tây của chính quyền mới đã gây bất bình cho những người thân Nga tại Ukraine. Người dân ở bán đảo Crimea chính thức tổ chức trưng cầu dân ý vào tháng 3/2014, quyết định tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Liên bang Nga. Từ đây bắt đầu một làn sóng đòi ly khai ở các phần lãnh thổ miền Đông Ukraine, gây nên xung đột kéo dài cướp đi sinh mạng của ít nhất 4.300 người và khiến gần 1 triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
>> Xem thêm: Crimea: Bộn bề lo toan sau niềm vui sáp nhập vào Nga
2. Quan hệ giữa Nga với Mỹ và phương Tây xuống mức thấp nhất kể từ sau khi kết thúc “chiến tranh Lạnh”
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Obama khi buộc phải giáp mặt nhau bên lề Hội nghị APEC tại Bắc Kinh tháng 11/2014, cả hai tỏ ra khá lạnh nhạt (Ảnh AP)
Sau sự kiện bán đảo Crimea sáp nhập vào Liên bang Nga, Mỹ và các nước phương Tây cáo buộc Nga can thiệp vào Ukraine, đồng thời
áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào các lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt, tài chính và quốc phòng của Nga, cấm thị thực đối với một số quan chức Nga và Ukraine. Nền kinh tế Nga đang phải hứng chịu nhiều tác động nặng nề do các lệnh trừng phạt. Đáp lại, Moscow cũng ra lệnh
cấm nhập khẩu nông sản, thịt, các sản phẩm từ sữa từ Mỹ và Liên minh châu Âu.
>> Xem thêm: Mỹ, EU có thể leo thang trừng phạt Nga bao lâu?
3. Tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông và Biển Hoa Đông tiếp tục căng thẳng
Tàu Trung Quốc bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981. (Ảnh: Sơn Bách/Vietnam+)
Tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp với các hành động bất ổn của Trung Quốc như
hạ đặt giàn khoan trái phép tại Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, mở rộng các vị trí đang chiếm đóng tại Trường Sa, ban hành và thực thi các luật, quy định nội bộ để thúc đẩy các yêu sách phi pháp tại đây. Hành động của Trung Quốc khiến dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ.
Tranh chấp chủ quyền tại vùng biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với Nhật Bản có xu thế ngày càng quyết liệt hơn khi Trung Quốc thường xuyên điều tàu và máy bay đến khu vực này. Các nước ASEAN đã ra Tuyên bố riêng về tình hình Biển Đông; Hạ viện Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử thông qua một nghị quyết liên quan tới vấn đề Biển Đông và Hoa Đông. Tòa Trọng tài quốc tế thụ lý và đưa ra xét xử vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc liên quan đến chủ quyền ở Biển Đông.
>> Xem thêm: Sau một năm lập ADIZ ở biển Hoa Đong, Trung Quốc chưa nguôi tham vọng
>> Xem thêm: Xây đảo lấn biển, Trung Quốc định "chơi cờ vây" trên Biển Đông
4. Mỹ và Cuba tuyên bố nối lại quan hệ ngoại giao sau 53 năm gián đoạn
Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Cuba (Ảnh chụp từ clip, nguồn Whitehouse.gov)
Ngày 17/12/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro chính thức tuyên bố
nối lại quan hệ sau hơn nửa thế kỷ hai nước cắt đứt quan hệ ngoại giao và cấm vận kinh tế. Những bước đi tiếp theo là Mỹ đang xem xét mở Đại sứ quán ở La Havana, hủy bỏ quy chế “quốc gia bảo trợ khủng bố” mà Mỹ gán cho Cuba, nới lỏng lệnh cấm đi lại, các hạn chế tài chính, mở đường cho doanh nghiệp Mỹ làm ăn tại Cuba.
>> Xem thêm: Các cột mốc chính trong quan hệ Cuba- Mỹ
>> Xem thêm: Bình thường hóa quan hệ Mỹ- Cuba: Bước đột phá lịch sử
5. Cộng đồng quốc tế lo ngại sâu sắc trước sự trỗi dậy của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) cực đoan tại Trung Đông
Viên phi công Jordan bị chiến binh IS lôi lên từ dưới sông (Ảnh đăng trên Twitter của IS, phát tán 29/12/2014)
Năm 2014, thế giới lại phải đối mặt với một
lực lượng khủng bố mới, tàn khốc và man rợ hơn Al Qaeda, đó là lực lượng IS. Không chỉ mạnh về tài chính, IS còn không ngừng gia tăng lực lượng, đánh chiếm mở rộng phạm vi hoạt động trải dài từ Iraq sang Syria, giết người hàng loạt và hành quyết con tin. Mỹ cùng đồng minh đã tiến hành hàng ngàn cuộc không kích, song cho tới nay nỗ lực loại trừ IS chưa đem lại hiệu quả.
>> Xem thêm: Hậu khủng bố 11/9: Mỹ "tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa"
>> Xem thêm: "Bí kíp" giành thế thượng phong của khủng bố Hồi giáo khét tiếng IS
6. Giá dầu thế giới giảm tới 45%
Một cơ sở sản xuất dầu ở Kawwasaki, Nhật Bản (Reuters)
Từ mức hơn 106 USD/thùng vào tháng 6,
giá dầu thế giới đã giảm xuống dao động ở mức xung quanh 60 USD/thùng. Theo nhận định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) việc giá dầu mỏ rơi xuống mức thấp nhất trong gần 5 năm qua sẽ tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế thế giới. IMF dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm nay và 3,8% vào năm tới. Song, IMF cũng lưu ý rằng diễn biến mới trên sẽ là "con dao hai lưỡi" gây tổn thương cho các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ. Giá dầu giảm cũng tác động tới địa chính trị thế giới.
>> Xem thêm: Giá dầu thế giới giảm- yếu tố chính chị hay thị trường?
7. Một số vùng lãnh thổ ở châu Âu đòi độc lập
Lá cờ xứ Catalonia khổng lồ của người biểu tình đòi độc lập (Ảnh Reuters)
Chỉ 2 tháng sau sự kiện hơn 4 triệu cử tri
Scotland bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập, tháng 11/2014, xứ Catalonia ở Tây Ban Nha cũng tiến hành một cuộc
thăm dò dư luận với kết quả ủng hộ độc lập lên tới 80%. Mặc dù không đạt kết quả như mong đợi do số phiếu ủng hộ Scotland độc lập chỉ đạt xấp xỉ 45% và cuộc thăm dò dư luận của xứ Catalonia bị phán quyết là vi hiến, song xu hướng đòi ly khai đã có tác động nhất định tới cục diện chính trị ở mỗi quốc gia, với sự nhượng bộ nhiều hơn của chính quyền trung ương. Rộng hơn, xu hướng này cũng đe dọa trực tiếp đến an ninh và thịnh vượng chung của khu vực.
>> Xem thêm: Trưng cầu dân ý Catalonia- 80% ủng hộ độc lập
8. Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng
Thông tin vụ Chu Vĩnh Khang tràn ngập trên các mặt báo của Trung Quốc ngày 30/7/2014(Ảnh: Reuters)
Chiến dịch
chống tham nhũng của Trung Quốc bước sang năm thứ ba. Thống kê sơ bộ cho thấy, Trung Quốc đã bắt giữ hơn 50 quan chức cấp cao cùng hàng ngàn quan chức cấp thấp. Trong đó có việc bắt và khai trừ khỏi Đảng với ông
Chu Vĩnh Khang, nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc; ông Từ Tài Hậu, nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
>> Xem thêm: Đánh Chu Vĩnh Khang: Sấm động trong đời sống chính trị Trung Quốc
>> Xem thêm: Sau Chu Vĩnh Khang: Trung Quốc chưa ngưng "đả hổ, diệt ruồi"
9. Ngành hàng không và hàng hải thế giới ghi nhận nhiều vụ tai nạn được coi là “thảm họa”
Những học sinh tại một trường quốc tế tại Trung Quôc cầu nguyện cho những hành khách trên máy bay mất tích (Ảnh Reuters)
Sự mất tích đầy bí ẩn của chiếc
máy bay Boeing mang số hiệu MH370 chở 239 hành khách của Hãng Hàng không Malaysia; máy bay mang số hiệu MH17 của Hãng Hàng không Malaysia
bị bắn hạ tại miền Đông Ukraine làm chết 298 hành khách; máy bay của hãng hàng không Algeria chở khoảng 110 người đang trên hành trình từ thủ đô Ouagadougou của Burkina Faso đến thủ đô Algiers, đã bị rơi; ngày 28/12 máy bay của Hãng Hàng không AirAsia mang số hiệu
QZ8501 chở 162 hành khách lại mất tích và nhiều khả năng đã rơi xuống biển; vụ chìm phà Sewol khiến 298 người chết và mất tích tại Hàn Quốc, trong đó đa số là trẻ em... được coi là những thảm họa đầy bi thương của lịch sử hàng không và hàng hải thế giới.
>> Xem thêm: Chiến dịch tìm kiếm máy bay AirAsia
10. Đại dịch Ebola bùng phát chưa từng có trong lịch sử hiện đại
Các nhân viên y tế quốc tế tham gia phòng chống dịch Ebola tại Tây Phi (Ảnh AP)
Khởi phát từ một số nước Tây Phi,
virus Ebola hết sức nguy hiểm đã bùng phát chưa từng có trong lịch sử hiện đại và lan nhanh sang nhiều quốc gia khác. Theo số liệu Tổ chức Y tế thế giới công bố, số người nhiễm Ebola hiện vượt quá con số 18.000, trong số đó, gần 7.000 người đã tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới ngày 8/8 đã ban bố
tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với căn bệnh nguy hiểm này. Bên cạnh việc thử nghiệm vaccine và thuốc chữa, cộng đồng quốc tế đã phải tập trung các nguồn lực để có thể đẩy lùi dịch bệnh.
>> Xem thêm: Quốc tế nỗ lực đẩy mạnh công tác phòng chống Ebola