Kịch bản chiến tranh Mỹ-Triều và sự tham gia của Nhật Bản:

Bài 1: Tương quan lực lượng, Triều Tiên bất lợi

VOV.VN - Tương quan lực lượng quá chênh lệnh khiến Triều Tiên hoàn toàn bị lép vế trước Mỹ, nhưng Mỹ được cho là khó thắng dễ Triều Tiên.

Quân số Triều Tiên: Đông nhưng không tinh

Quân đội Mỹ lớn mạnh nhất thế giới và không còn gì nghi ngờ gì nếu áp đảo Triều Tiên. Tuy vậy, nếu xung đột quân sự xảy ra, chưa có chứng cớ nào cho thấy Mỹ hoàn toàn có thể áp đảo Triều Tiên một cách nhanh chóng.

Ảnh minh họa: AP

Theo bảng xếp hạng của Tổ chức Sức mạnh quân sự toàn cầu (GFP) với đối tượng 133 quốc gia và khu vực trên thế giới năm 2017, Mỹ là nước có tiềm lực quân sự lớn nhất thế giới, Triều Tiên ở hạng 23. (Bảng xếp hạng dựa trên việc đánh giá 50 tiêu chuẩn liên quan tới quân sự bao gồm: nhân viên, chủng loại vũ khí, tầm quan trọng mang tính địa lý). 

Hiện tại, binh sĩ chính qui của Mỹ có khoảng 1,3 triệu, dự bị khoảng 990.000 người. Binh sĩ chính qui hiện tại của Triều Tiên là 1,1 triệu, dự bị khoảng 5,5 triệu người. Nếu riêng về con số, Triều Tiên đứng thứ 4 trên thế giới về số lượng.

Binh sĩ Mỹ tại Hàn Quốc có khoảng 280.500 người. Và nếu chiến tranh Mỹ-Triều xảy ra, với lực lượng quân đội như vậy, Mỹ sẽ áp đảo Triều Tiên. Hơn thế nữa, điều đáng nói là quân chủ lực Hàn Quốc, với con số 627.500 quân chủ lực và dự bị 5,2 triệu, cộng thêm 45.000 quân Mỹ đóng tại Nhật Bản có thể điều động ngay, Triều Tiên không có lý do nào đối lại với lực lượng của Mỹ-Hàn.

Không lực của Mỹ cũng hoàn toàn áp đảo Triều Tiên với 13.760 máy bay quân dụng, trong khi đó Triều Tiên có chưa đầy 1.000 chiếc. Quân đội Mỹ cũng đang sở hữu 5.884 xe tăng, 41.062 xe chiến đấu, 415 chiến hạm (trong đó có 10 chiếc hàng không mẫu hạm, 2 chiếc đang chế tạo mới). Kinh phí chi cho quốc phòng cao nhất thế giới với 600 tỷ USD.

Trong khi đó, Triều Tiên có 5.025 xe tăng, 4.100 xe chiến đấu, 976 tàu chiến trong đó có 468 tàu tuần tiễu, không có chiếc hàng không mẫu hạm nào. Tuy nhiên, Triều Tiên được xem là nước sở hữu số lượng lớn vũ khí sinh học và hóa học khiến mọi đối phương phải dè chừng.

Quân đội Triều Tiên ở nhiều phương diện được xem là có qui mô lớn, nhưng vũ khí sử dụng lại quá cũ nên binh sĩ Triều Tiên sẽ có thể rơi vào trạng thái “suy dinh dưỡng” về trang bị vũ khí.

Vũ khí hạt nhân: Triều Tiên hoàn toàn lép vế

Mỹ sở hữu 6.800 đầu đạn hạt nhân, đứng thứ 2 thế giới sau Nga. Nhưng trong đó có 1.800 đầu đạn chuẩn bị được sử dụng cho trường hợp chiến tranh xảy ra, 4000 dùng cho tích trữ và 2.800 dự định sẽ loại bỏ. Trong khi đó, theo tình báo Mỹ, Triều Tiên chỉ sở hữu khoảng 25-60 đầu đạn hạt nhân.

Với khoảng cách lớn như hiện tại về tiềm lực quân sự, Mỹ vẫn không thể không lo ngại về khả năng Triều Tiên phóng tên lửa ICBM có trang bị đầu đạn hạt nhân vào lãnh thổ Mỹ. Và trong năm 2018, Triều Tiên có khả năng hoàn thiện loại tên lửa này. Đây là nhận định của chuyên gia nhiều nước, trong đó có cả Mỹ.

Quân đội Mỹ đang sở hữu loại tên lửa đạn đạo tầm xa với cự ly trên 10.000km. Nói một cách toàn diện, vũ khí hạt nhân của Mỹ đang ở một bước tiến rất xa so với Triều Tiên.

Chiến tranh nổ ra, hai bên đều tổn thất nặng nề

Hầu hết các chuyên gia quân sự trên thế giới đều cho rằng, nếu chiến tranh xảy ra thì Mỹ sẽ cầm chắc trong tay thắng lợi. Nhưng cũng có nhiều chuyên gia đồng thời cho rằng sẽ có hàng triệu binh sĩ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ phải hy sinh.

Theo Cục điều tra Quốc hội Mỹ, trong trường hợp chiến tranh hai bên xảy ra, và nếu như cuộc chiến này chỉ sử dụng vũ khí thông thường, ít nhất cũng sẽ có khoảng 300.000 người bị chết. Theo bản báo cáo đặc biệt của trường Đại học Johns Hopkins, trong trường hợp Triều Tiên vì chiến tranh với Mỹ mà công kích Thủ đô Seoul của Hàn Quốc và Tokyo của Nhật Bản, ít nhất sẽ có khoảng 2,1  triệu người ở hai thành phố này bị chết.

Theo Văn phòng Tham mưu tổng hợp Mỹ là Cơ quan tối cao của quân đội Mỹ, thông tin liên quan tới cơ sở bảo quản vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường hầu như không có, do việc phá bỏ hoàn toàn những cơ sở này bằng cách không kích là điều không thể.

Trong trường hợp tấn công bằng lục quân, thì việc động chạm tới Trung Quốc và Nga khi tiếp cận khu vực biên giới Triều Tiên là vô cùng phức tạp. Mặt khác, cả Nga và Trung Quốc đều tránh và không đề cập tới việc thống nhất bán đảo Triều Tiên do chính quyền thân Mỹ đề xướng.

Như vậy, nếu số lượng vũ khí của Triều Tiên nhiều hơn và mạnh hơn, số người chết sẽ nhiều hơn nếu cuộc chiến tranh xảy ra. Thiệt hại không chỉ thuộc về Triều Tiên hay Mỹ, thắng lợi cũng không thuộc về Mỹ hay Triều Tiên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đàm phán Mỹ-Triều Tiên: “cơ hội” hay “cuộc đua làm chủ”?
Đàm phán Mỹ-Triều Tiên: “cơ hội” hay “cuộc đua làm chủ”?

VOV.VN - Những cử chỉ thiện chí của Hàn Quốc và Triều Tiên đã góp phần mở ra cơ hội hiếm hoi cho hòa bình tại Đông Bắc Á.

Đàm phán Mỹ-Triều Tiên: “cơ hội” hay “cuộc đua làm chủ”?

Đàm phán Mỹ-Triều Tiên: “cơ hội” hay “cuộc đua làm chủ”?

VOV.VN - Những cử chỉ thiện chí của Hàn Quốc và Triều Tiên đã góp phần mở ra cơ hội hiếm hoi cho hòa bình tại Đông Bắc Á.

Đàm phán Mỹ-Triều: Ai biết sẽ dẫn tới đâu?
Đàm phán Mỹ-Triều: Ai biết sẽ dẫn tới đâu?

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng đàm phán với Triều Tiên, nhưng ông vẫn hoài nghi liệu nó có thể đi tới đâu.

Đàm phán Mỹ-Triều: Ai biết sẽ dẫn tới đâu?

Đàm phán Mỹ-Triều: Ai biết sẽ dẫn tới đâu?

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng đàm phán với Triều Tiên, nhưng ông vẫn hoài nghi liệu nó có thể đi tới đâu.

Olympic Pyeongchang: Mỹ-Triều gần mặt nhưng xa cách lòng
Olympic Pyeongchang: Mỹ-Triều gần mặt nhưng xa cách lòng

VOV.VN - Hàn Quốc đang phải đau đầu để sắp xếp vị trí ngồi cho các quan chức Mỹ và Triều Tiên trong lễ khai mạc Olympic Pyeongchang 2018.

Olympic Pyeongchang: Mỹ-Triều gần mặt nhưng xa cách lòng

Olympic Pyeongchang: Mỹ-Triều gần mặt nhưng xa cách lòng

VOV.VN - Hàn Quốc đang phải đau đầu để sắp xếp vị trí ngồi cho các quan chức Mỹ và Triều Tiên trong lễ khai mạc Olympic Pyeongchang 2018.

Olympic PyongChang: Khoảng lặng trước bão trong quan hệ Mỹ-Triều?
Olympic PyongChang: Khoảng lặng trước bão trong quan hệ Mỹ-Triều?

VOV.VN - Quan hệ Mỹ-Triều được cho là sẽ tạm lắng dịu trong thời gian diễn ra Olympic PyeongChang trước khi bùng phát thành bão lớn.

Olympic PyongChang: Khoảng lặng trước bão trong quan hệ Mỹ-Triều?

Olympic PyongChang: Khoảng lặng trước bão trong quan hệ Mỹ-Triều?

VOV.VN - Quan hệ Mỹ-Triều được cho là sẽ tạm lắng dịu trong thời gian diễn ra Olympic PyeongChang trước khi bùng phát thành bão lớn.