Các kịch bản can thiệp quân sự của Mỹ vào Syria

(VOV) - Giới học giả Mỹ đã phân tích các kịch bản can thiệp quân sự của Mỹ vào Syria và kết luận, chưa đến lúc Mỹ dùng "sức mạnh nóng".

Bằng kết quả nghiên cứu của mình, các chuyên gia thuộc Trung tâm An ninh nước Mỹ mới (CNAS) đã đưa ra lời khuyến nghị, Mỹ không nên sử dụng biện pháp quân sự đối với Syria tại thời điểm này, thay vào đó nên sử dụng các biện pháp tổng hợp (ngoại giao, chính trị, kinh tế…) thỏa hiệp với Nga và Trung Quốc nhằm cô lập và gây sức ép với chính quyền Syria, buộc chính quyền Assad phải rút lui có “trật tự” và chuyển quyền cho Nhóm đối lập.

Theo CNAS, việc sử dụng vũ lực tại Syria là không thực tế và không hiệu quả vì nhiều lý do. Cụ thể các phương án can thiệp và trở ngại khi thực hiện:

Thiết lập vùng cấm bay

Giới chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng có sự tương đồng giữa Syria và Lybia và đề xuất nên thiết lập vùng cấm bay với Syria như đã làm với Lybia.

Một chiến binh FSA bắn trả lực lượng quân chính phủ (ảnh: AP)

Tuy nhiên việc thiết lập vùng cấm bay với Syria ở thời điểm hiện nay có một số vấn đề sau: (1) Syria chưa sử dụng trực thăng hoặc máy bay để trấn áp lực lượng nổi dậy và việc thiết lập vùng cấm bay hiện nay không ngăn trở gì nhiều đối với khả năng của chính quyền Syria trong trấn áp lực lượng đối lập. (2) Để thiết lập vùng cấm bay, trước hết phải loại bỏ hệ thống phòng không, mà các hệ thống phòng không của Syria hầu hết được đặt ở gần các khu dân cư nên sẽ gây ra tổn thất lớn về dân thường. (3) Không phận của Syria nằm giữa Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Iran là khoảng không thuộc loại nhạy cảm nhất thế giới hiện nay. Trong bối cảnh tình hình căng thẳng khu vực, Iran có thể nhầm tưởng các máy bay của lực lượng đồng minh là của Israel và có thể phát động xung đột quân sự ở  khu vực.

Tấn công đường không

Trong phương án này sẽ xảy ra hai khả năng:

Một là, Mỹ và các nước đồng minh tiến hành tấn công đường không chớp nhoáng nhằm thể hiện rõ quyết tâm của mình trong giải quyết vấn đề Syria, buộc chính quyền Assad ngồi vào bàn đàm phán, nâng cao tâm lý cho phe đối lập và kích động đào tẩu từ những người ủng hộ chính quyền hiện tại. Tuy vậy, tính toán này cũng là viển vông. Một cuộc tấn công đường không của Mỹ và phương Tây rất có thể khiến cho dân chúng Syria tập hợp xung quanh chính quyền hơn, ủng hộ chính quyền này hơn và từ đó giúp chính quyền Assad chống lại phe nổi dậy dễ dàng hơn.

Hai là, tiến hành không kích chiến thuật giống như ở Lybia, hỗ trợ lực lượng đối lập tấn công lật đổ chính quyền Assad. Nhưng khả năng này cũng có nhiều bất cập vì:  (1) Để tấn công đường không chiến thuật trước hết phải thiết lập vùng cấm bay và  sẽ vấp phải những trở ngại như đã nêu trên. (2) Không có giới tuyến rõ ràng trong các cuộc xung đột giữa các lực lượng đối lập và chính quyền. Các xung đột này thường diễn ra ở các khu vực đông dân cư, vì vậy tiến hành các biện pháp không kích hỗ trợ lực lượng đối lập chống lại chính quyền sẽ gây ra thương vong lớn với dân thường.

Thiết lập vùng an toàn và hành lang nhân đạo

Một số nhà phân tích, và tổ chức như Hội đồng Quốc gia Syria đề xuất dùng không quân để bảo vệ thường dân và lực lượng đối lập, thiết lập hành lang an toàn giải quyết các vấn đề nhân đạo theo mô hình đã làm tại Benghazi ở Lybia. Tuy nhiên việc thiết lập vùng an toàn là rất khó khăn tại Syria trong thời điểm này, do:

(1) Thiết lập vùng an toàn đòi hỏi khả năng kiểm soát chặt chẽ một khu vực, điều này rất dễ dẫn tới việc phải đưa bộ binh vào trực tiếp bảo vệ vành đai an toàn. Đây là việc phải tính toán rất kỹ trước khi triển khai và Mỹ hoàn toàn không muốn dính líu quân sự trực tiếp vào thêm một xung đột nữa ở Trung Đông.

(2) Tuyên bố thiết lập một vùng an toàn mà không được bảo vệ tốt, thực thi tốt sẽ rất dễ dẫn tới các thảm họa nhân đạo, khi chính quyền Assad tấn công những ai có ý định chạy đến các khu vực an toàn hoặc đào tẩu.

(3) Việc thiết lập một khu vực an toàn có thể dẫn tới dòng người tị nạn lớn và lâu dài, khiến Mỹ và đồng minh có thể phải ở lại lâu dài nếu tình hình khủng hoảng tại Syria chưa kết thúc. Hơn nữa, các lực lượng đối lập tại Syria nhỏ lẻ và mang tính địa phương cao, khó có thể đảm nhiệm việc cung cấp an ninh cho các khu vực này.

Thiết lập lực lượng giám sát quân sự quốc tế

Phiến quân biểu dương lực lượng (ảnh: AP)

Đây là phương án do Liên đoàn Arab đề xuất nhưng với yêu cầu trước hết là các bên ngừng bắn và sau đó thiết lập lực lượng gìn giữ hòa bình hỗn hợp của LHQ và Liên đoàn Arab. Tuy nhiên giải pháp này cũng không khả thi vì: (1) Thiết lập lực lượng gìn giữ hòa bình cần sự hợp tác từ phía chính quyền mà trước hết chính quyền phải ngừng bắn với phe đối lập. Đây là điều không thể có trong thời điểm hiện tại. (2) Đưa lực lượng gìn giữ hòa bình vào mà chưa có sự ngừng bắn giữa hai bên thì không khác gì đưa lực lượng quân sự vào vùng chiến sự, như một cuộc can thiệp quân sự trực tiếp. Giải pháp này chỉ nên được xem xét sau khi quá trình chuyển đổi chính trị ở Syria bắt đầu.

Cung cấp vũ khí cho lực lượng đối lập

Nhiều chuyên gia đề xuất cung cấp vũ khí cho lực lượng đối lập, tạo cân bằng sức mạnh giữa chính quyền và phe đối lập, giúp đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền. Tuy nhiên, phương án này sẽ có những điểm bất lợi sau:

(1) Nếu Mỹ và phương Tây cung cấp vũ khí cho lực lượng đối lập, thì chính quyền Syria hiện tại lập tức sẽ có phản ứng đáp trả mạnh mẽ hơn, chứ không còn kiềm chế do lo ngại có sự can thiệp từ bên ngoài như hiện nay.

(2) Nếu Mỹ và phương Tây cung cấp vũ khí cho lực lượng đối lập, thì Nga và Iran cũng có thể cung cấp vũ khí cho chính quyền Syria. Do đó, phe đối lập vẫn sẽ ở vào thế bất lợi.

(3) Việc cung cấp vũ khí có thể tạo ra sự chia rẽ hơn nữa giữa các phe phái đối lập. Lực lượng đối lập ở Syria vốn đã nổi tiếng về sự chia rẽ, phe nhóm nào nhận được nhiều vũ khí hơn sẽ mạnh hơn và tình trạng tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm sẽ gia tăng.

(4) Cung cấp vũ khí cho lực lượng đối lập sẽ khiến tình hình an ninh tại Syria phức tạp hơn sau khi Chính quyền sụp đổ. Các vũ khí được cung cấp sẽ khó thu hồi, tình trạng bạo lực gia tăng, các phe nhóm cạnh tranh quyền lực sẽ đẫm máu hơn…

Do vậy, từ góc độ Mỹ mà nói, để đạt được mục tiêu sử dụng cộng đồng quốc tế cô lập chính quyền Syria, Mỹ cần tiến hành nhiều hoạt động trên các lĩnh vực: Ngoại giao, kinh tế; thúc đẩy quá trình chuyển đổi chính trị; tiến hành các biện pháp phản tuyên truyền; ủng hộ và khuyến khích sự thống nhất, đoàn kết giữa các nhóm đối lập; và áp dụng luật pháp quốc tế với các lãnh đạo trong chính quyền Syria./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tình cảnh phiến quân ở Aleppo
Tình cảnh phiến quân ở Aleppo

(VOV) - Được phương Tây hậu thuẫn và từng có ưu thế nhất định, phe đối lập Syria giờ phải co cụm ở thành phố này và chịu nhiều khó khăn.

Tình cảnh phiến quân ở Aleppo

Tình cảnh phiến quân ở Aleppo

(VOV) - Được phương Tây hậu thuẫn và từng có ưu thế nhất định, phe đối lập Syria giờ phải co cụm ở thành phố này và chịu nhiều khó khăn.

Quân đối lập Syria mở cuộc tấn công lớn vào sân bay quân sự
Quân đối lập Syria mở cuộc tấn công lớn vào sân bay quân sự

Cuộc tấn công nhằm vào khu vực được quân đội sử dụng để tiến hành những cuộc không kích vào các cứ điểm của lực lượng chống đối.

Quân đối lập Syria mở cuộc tấn công lớn vào sân bay quân sự

Quân đối lập Syria mở cuộc tấn công lớn vào sân bay quân sự

Cuộc tấn công nhằm vào khu vực được quân đội sử dụng để tiến hành những cuộc không kích vào các cứ điểm của lực lượng chống đối.

Sẽ không có giải pháp quân sự cho cuộc khủng hoảng Syria
Sẽ không có giải pháp quân sự cho cuộc khủng hoảng Syria

(VOV) - Ông Brahimi nêu rõ, thỏa thuận Geneva về Syria là nền tảng để giải quyết cuộc khủng hoảng tại quốc gia Trung Đông này.

Sẽ không có giải pháp quân sự cho cuộc khủng hoảng Syria

Sẽ không có giải pháp quân sự cho cuộc khủng hoảng Syria

(VOV) - Ông Brahimi nêu rõ, thỏa thuận Geneva về Syria là nền tảng để giải quyết cuộc khủng hoảng tại quốc gia Trung Đông này.

Hơn 10 vạn người Syria tỵ nạn tại Lebanon
Hơn 10 vạn người Syria tỵ nạn tại Lebanon

(VOV) - Con số trên được dự đoán có thể còn tăng tới 12 vạn người.

Hơn 10 vạn người Syria tỵ nạn tại Lebanon

Hơn 10 vạn người Syria tỵ nạn tại Lebanon

(VOV) - Con số trên được dự đoán có thể còn tăng tới 12 vạn người.

Chính quyền Syria đối diện nhiều sức ép mới
Chính quyền Syria đối diện nhiều sức ép mới

(VOV) - Israel tố Syria xâm nhập khu phi quân sự giữa 2 nước trong khi có nguồn tin Mỹ sẽ đề nghị thành lập nhóm đối lập mới ở Syria.

Chính quyền Syria đối diện nhiều sức ép mới

Chính quyền Syria đối diện nhiều sức ép mới

(VOV) - Israel tố Syria xâm nhập khu phi quân sự giữa 2 nước trong khi có nguồn tin Mỹ sẽ đề nghị thành lập nhóm đối lập mới ở Syria.

Liên đoàn Arab tổ chức họp cấp Bộ trưởng về tình hình Syria
Liên đoàn Arab tổ chức họp cấp Bộ trưởng về tình hình Syria

(VOV) - Cuộc họp vào ngày 12/11, tập trung thảo luận về những diễn biến mới nhất liên quan đến tình hình Syria.

Liên đoàn Arab tổ chức họp cấp Bộ trưởng về tình hình Syria

Liên đoàn Arab tổ chức họp cấp Bộ trưởng về tình hình Syria

(VOV) - Cuộc họp vào ngày 12/11, tập trung thảo luận về những diễn biến mới nhất liên quan đến tình hình Syria.