Con đường nào đưa ông Kim Jong-un tới Bàn Môn Điếm?

VOV.VN - Với nút bấm hạt nhân trong tay và vai trò lãnh đạo tối cao trong nước, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang nuôi hy vọng đưa Triều Tiên bước vào kỷ nguyên mới.

Cuộc gặp thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ diễn ra tại Nhà Hòa Bình ở Làng Đình chiến Panmunjom vào ngày 27/4. Hiện tại, dư luận đang dồn sự chú ý tới cuộc gặp lịch sử này.

Nhà Hòa Bình bên phía Hàn Quốc sẽ nơi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4. Ảnh: Business Insider.

Với nút bấm hạt nhân trong tay và vai trò lãnh đạo tối cao trong nước, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hiện giờ đang vượt ra xa biên giới, tham gia vào một “cuộc chơi ngoại giao”, nhằm đưa Triều Tiên từ một quốc gia hướng nội thành một quốc gia đóng vai trò tích cực trong quan hệ quốc tế. Hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4 sẽ là trung tâm của một loạt hoạt động ngoại giao nhằm mục đích giảm bớt các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên, vực dậy nền kinh tế vốn đang bị tổn thương và nâng cao vị thế của ông Kim Jong-un.

Hội nghị lần này, cùng với cuộc gặp thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un với Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến diễn ra vào tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới cho thấy Triều Tiên sẵn sàng thực hiện các bước đi hướng tới phi hạt nhân hóa và đảm bảo hòa bình cho bán đảo Triều Tiên. Đáng lưu ý là mới chỉ vài tháng trước, Triều Tiên tung ra hàng loạt hành động cho thấy tiến bộ vượt bậc của chương trình vũ khí hạt nhân, đe dọa lãnh thổ Guam của Mỹ và tuyên bố hoàn toàn có thể tấn công vào lãnh thổ Mỹ. Vậy điều gì đã khiến thái độ của ông Kim thay đổi nhanh chóng đến vậy?

Lùi một bước để tiến 3 bước

Việc lãnh đạo Kim Jong-un từ bỏ các động thái gây căng thẳng và bày tỏ thiện chí hòa bình diễn ra trong bối cảnh mối đe dọa ngày càng gia tăng về việc Mỹ sẽ thực hiện hành động quân sự với Triều Tiên.

Lập trường cứng rắn của Mỹ đối với các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, đặc biệt là vụ thử hạt nhân lần thứ 6 diễn ra vào tháng 9/2017, được cho là mạnh nhất từ trước đến nay, có lẽ cũng đã khiến ông Kim Jong-un thay đổi tính toán chiến lược của mình.

Sau vụ thử hạt nhân này, Mỹ đã điều máy bay ném bom chiến lược B-1B và 6 máy bay chiến đấu F-15C tới không phận quốc tế trên vùng biển phía Đông của Triều Tiên để phô trương sức mạnh. Tiếp đến vào tháng 12/2017, Mỹ cũng tiến hành cuộc tập trận lớn nhất đối với các đồng minh mang tên cảnh giác “Vigilant”, gồm 230 máy bay chiến đấu. Không chỉ dừng lại ở đó, Mỹ còn liên tục gửi thông điệp cứng rắn với Triều Tiên bằng cách cải tổ đội ngũ cố vấn an ninh, trong đó đề cử ông Mike Pompeo giữ chức Ngoại trưởng Mỹ thay thế cho ông Rex Tillerson và chỉ định ông John Bolton giữ chức cố vấn an ninh quốc gia.

Hồi năm 2017, các quan chức Mỹ cũng nhiều lần khẳng định: “Tất cả các lựa chọn đều đang đặt trên bàn”, hàm ý sử dụng biện pháp quân sự để đối phó với Triều Tiên. Gần đây nhất ngày 14/4, Mỹ cùng các đồng minh đã tiến hành không kích căn cứ quân sự của Syria với cáo buộc chính phủ Syria đứng sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học. Qua hoạt động này, Mỹ ngầm cảnh báo có thể sử dụng vũ lực trong một cuộc chiến quy mô lớn, mà nước này cho là cần thiết để “bảo vệ hòa bình và các tiêu chuẩn quốc tế”.

Căng thẳng gia tăng đã leo thang đến đỉnh điểm. Có thể Bình Nhưỡng cũng hiểu rằng, mọi thứ đã sắp tiến tới “giới hạn đỏ” và thực hiện thêm một vụ thử hạt nhân hay tên lửa sẽ không đi đến đâu, mặt khác có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Nếu chiến tranh xảy ra ở thời điểm này, Triều Tiên có thể sẽ gây thiệt hại lớn cho Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, nhưng bản thân Bình Nhưỡng cũng sẽ tổn thất rất lớn. Để kéo dài thời gian, Triều Tiên có thể đưa ra những nhượng bộ ở mức trung bình, tạm thời đóng băng các chương trình thử nghiệm hạt nhân, tên lửa và chấp nhận đàm phán.

Hy vọng giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt

Sự thay đổi trong quyết định của Triều Tiên còn được hiểu từ phương diện kinh tế khi quốc gia này đang phải gánh chịu quá nhiều biện pháp trừng phạt cả đa phương lẫn đơn phương.

Chuyên gia William Brown tại Đại học Georgetown, Mỹ cho rằng, Triều Tiên đang ở trong tình trạng chịu tổn thương về mặt kinh tế, đặc biệt là sự suy giảm mạnh mẽ trong thương mại với Trung Quốc. Giá trị xuất khẩu của Triều Tiên giảm 95% so với cùng kỳ năm 2017, chỉ còn 9 triệu USD trong tháng 2/2018. Nhập khẩu đã giảm khoảng 1/3, xuống còn 103 triệu USD bao gồm những mặt hàng không có giá trị lâu dài - không bao gồm máy móc, ngũ cốc, sản phẩm dầu mỏ, hoặc xe cộ. Tổng kim ngạch thương mại nước ngoài của Bình Nhưỡng có lẽ đang ở mức yếu nhất kể từ sau chiến tranh liên Triều.

Park Won-gon, một chuyên gia an ninh tại Đại học Handong nhận định: “Mức sống hàng ngày của người dân Triều Tiên có thể khiến nhà lãnh đạo Kim Jong-un thực sự lo lắng. Do nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào thương mại nên các biện pháp trừng phạt có thể đã tác động rất lớn đến nền kinh tế của Triều Tiên”.

Kinh tế suy yếu buộc nhà lãnh đạo Kim Jong-un phải bỏ qua những tuyên bố “mang tính kích động” của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tiếp cận Seoul và Washington, trực tiếp đến thăm Bắc Kinh, với hy vọng tìm ra cơ hội cải thiện cuộc sống cho người dân.

Một số chuyên gia cho rằng, Triều Tiên có thể đề nghị Hàn Quốc dỡ bỏ một số chế tài, nới lỏng các biện pháp trừng phạt, hoặc mở lại khu công nghiệp Kaesong chung giữa hai nước tại hội nghị thượng đỉnh lần này.

Triều Tiên thực sự tự tin với chương trình hạt nhân

Kim Yeol-su, chuyên gia thuộc Viện Hàn lâm Quân sự Hàn Quốc cho rằng, vị thế của nhà lãnh đạo Kim Jong-un hiện nay đã khác so với thời điểm ông mới lên cầm quyền vào năm 2012 bởi Triều Tiên đã làm chủ công nghệ vũ khí hạt nhân cũng như có khả năng ngăn cản 1 vụ tấn công hạt nhân. 

Các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên thời gian gần đây đã cho thấy sự cải thiện đáng kể về kỹ thuật khi tên lửa bay được ngày càng xa và hiện đã có thể đạt đến tầm bắn 10.400 km. Trong khi vụ thử hạt nhân lần thứ 5 và thứ 6 vào năm 2016 và 2017 cũng đánh dấu những cột mốc quan trọng.

Với “mãnh lực” của hồ sơ hạt nhân trong tay, ông Kim có thể “dương dương tự đắc” rằng các nhà lãnh đạo Mỹ và Hàn Quốc sẽ phải đối xử với ông một cách bình đẳng, chứ không phải trong vai một kẻ yếu.

Việc đàm phán với Tổng thống Moon Jae-in, và sau đó là ông Trump, sẽ được coi như một thắng lợi của ông Kim Jong-un bởi trước đó hai cố lãnh đạo Triều Tiên là Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) và Kim Jong-il đều chưa từng hội đàm với một tổng thống Mỹ nào./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông KimJong-un chia buồn vụ du khách Trung Quốc gặp nạn tại Triều Tiên
Ông KimJong-un chia buồn vụ du khách Trung Quốc gặp nạn tại Triều Tiên

VOV.VN - Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã đến Đại sứ quán Trung Quốc ở Bình Nhưỡng để bày tỏ “sự cảm thông sâu sắc” trước vụ tai nạn xe buýt xảy ra hôm 22/4.

Ông KimJong-un chia buồn vụ du khách Trung Quốc gặp nạn tại Triều Tiên

Ông KimJong-un chia buồn vụ du khách Trung Quốc gặp nạn tại Triều Tiên

VOV.VN - Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã đến Đại sứ quán Trung Quốc ở Bình Nhưỡng để bày tỏ “sự cảm thông sâu sắc” trước vụ tai nạn xe buýt xảy ra hôm 22/4.

36 người thiệt mạng trong vụ tai nạn giao thông thảm khốc ở Triều Tiên
36 người thiệt mạng trong vụ tai nạn giao thông thảm khốc ở Triều Tiên

VOV.VN - Giới chức Trung Quốc xác nhận có 36 người thiệt mạng trong vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng hôm 23/4.

36 người thiệt mạng trong vụ tai nạn giao thông thảm khốc ở Triều Tiên

36 người thiệt mạng trong vụ tai nạn giao thông thảm khốc ở Triều Tiên

VOV.VN - Giới chức Trung Quốc xác nhận có 36 người thiệt mạng trong vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng hôm 23/4.

Mỹ lạc quan về đàm phán phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên
Mỹ lạc quan về đàm phán phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis hôm 23/4 đã bày tỏ lạc quan về các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Mỹ lạc quan về đàm phán phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên

Mỹ lạc quan về đàm phán phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis hôm 23/4 đã bày tỏ lạc quan về các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Hàn Quốc và Triều Tiên dọn đường cho hội nghị thượng đỉnh liên Triều
Hàn Quốc và Triều Tiên dọn đường cho hội nghị thượng đỉnh liên Triều

VOV.VN - Theo một số nguồn tin, Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ tổ chức một số hội nghị trù bị cho hội nghị thượng đỉnh liên Triều dự kiến diễn ra vào ngày 27/4 tới.

Hàn Quốc và Triều Tiên dọn đường cho hội nghị thượng đỉnh liên Triều

Hàn Quốc và Triều Tiên dọn đường cho hội nghị thượng đỉnh liên Triều

VOV.VN - Theo một số nguồn tin, Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ tổ chức một số hội nghị trù bị cho hội nghị thượng đỉnh liên Triều dự kiến diễn ra vào ngày 27/4 tới.